Đổi tiền lẻ kiếm lời có thể bị phạt nặng
Gia đình tôi sống gần ngôi chùa lớn nên dịp Tết định mở dịch vụ đổi tiền lẻ, xin hỏi pháp luật có cấm việc này không, vì thực tế tôi thấy ít nơi kinh doanh việc này? (Ngô Trọng Đức)
Anh minh hoa.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động đổi tiền lẻ để hưởng chênh lệch là hành vi bị cấm.
Bên cạnh đó, ngày 20.10.2016 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản số 4237/BVHTTDL-VHCS đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban, ngành địa phương thực hiện tốt các hoạt động lễ hội năm 2017. Cụ thể:
- Kiên quyết không được để xảy ra tình trạng đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch trong lễ hội, cờ bạc, ăn xin, hoạt động mê tín dị đoan, chen lấn, tranh cướp.
- Dừng những lễ hội có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội.
- Không tổ chức lễ hội vì mục đích thương mại, vi phạm quy định về nếp sống văn minh.
- Không bày bán thịt động vật hoang dã, các đồ chơi có tính bạo lực.
Video đang HOT
- Có phương án quản lý hòm công đức; bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lễ, tiền giọt dầu đặt không đúng nơi quy định; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích. Không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự.
Với những người vi phạm quy định về hoạt động đổi tiền có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17.10.2014, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng với việc đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình – Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội
Theo Phạm Thanh Bình (VNE)
Đổi tiền lẻ dịp Tết: Phí "khủng", ngày càng tinh vi
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng là đến tết Nguyên đán Đinh Dậu, lúc này chủ đề đổi tiền lẻ để mừng tuổi, đi lễ chùa năm mới đã được bàn luận rôm rả. Vì thế, hoạt động trao đổi tiền lẻ đã và đang ở vào thời cao điểm nhất trong năm.
Các loại tiền lẻ mừng tuổi nhận được sự quan tâm nhiều nhất năm nay là tiền mệnh giá từ 5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng. Trong khi đó, loại tiền để đi lễ chùa đầu năm như 200 đồng, 500 đồng và 1.000 đồng có phí đổi rất cao. Các loại tiền mệnh giá 100.000 đồng có khá ít người đổi.
Đổi ngoại tệ kết hợp đổi tiền lẻ xuất hiện dịp cuối năm
Dù không diễn ra nhộn nhạo trên các tuyến phố như trước kia, nhưng hoạt động đổi tiền lẻ vẫn không giảm đi mà đã chuyển sang hoạt động bí mật với nhiều hình thức hơn như: mua bán qua điện thoại, qua mạng và dịch vụ vận chuyển qua xe ô tô.
Liên hệ với số điện thoại 0948.689.xxx được cung cấp trên mạng để đổi tiền lẻ 10.000 số lượng lớn, phóng viên Dân trí gặp người đàn ông xưng tên Trung, chủ shop bán ngoại tệ tại Hà Trung (Hoàn Kiếm). Anh này cho hay: Loại tiền lẻ nào cũng có, mua nhiều sẽ được bán sỉ về tận nhà.
Tiền lẻ nhiều giá trị được tung lên mạng chào bán
"Loại tiền lẻ này đảm bảo 100% là tiền thật do Ngân hàng Nhà nước in. Người mua chỉ cần chuyển khoản trước 10% - 20% phí để làm tin qua ngân hàng, số tiền còn lại sẽ giao sau khi giao hàng và mọi giao dịch sẽ qua các kênh gián tiếp ", người đàn ông tên Mạnh cho hay.
Ngoài hình thức môi giới qua điện thoại, hiện trao đổi tiền lẻ cũng nở rộ trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Google , Linked in... Tại một số trang chuyên đổi, bán tiền lẻ trên Facebook, cọc tiền 100 đến cả nghìn tờ tiền mệnh giá từ 2.000 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng đã được trưng ra với mức phí hấp dẫn.
Ảnh tiền lẻ do các đối tượng đổi tiền lẻ cung cấp
Người tự nhận là quản lý fanpage trên cho hay: Tiền có mệnh giá càng thấp thì phí đổi càng cao đến 40%. Các loại tiền "xưa nay hiếm" và đã khá ít người còn sử dụng để mua bán (dù vẫn còn giá trị) như 100 đồng, 200 đồng hay 500 đồng có phí đổi từ 35 - 40%/tổng giá trị. Theo người này, đây là số tiền khó đổi, chủ yếu để đi lễ chùa. Còn trung bình các loại tiền như 10.000 đồng, 20.000 đồng và 50.000 đồng có phí đổi từ 15% - 25%/cọc khoảng 100 đến 1.000 tờ.
Trên thực tế, qua khảo sát của phóng viên trên phố Hoàng Quốc Việt (Hà Nội), nhiều ngân hàng vẫn thực hiện đổi tiền lẻ theo quy định; song một số nhân viên ngân hàng cho hay, khá ít người dân đến đổi tiền lẻ, bởi họ quen với đổi tiền lẻ qua các kênh khác nhau. Nếu số lượng lớn hơn mới ra ngân hàng.
Loại tiền kỷ niệm 100 đồng do Ngân hàng Nhà nước ban hành không có giá trị giao dịch cũng được tập hợp và rao bán
Tuy nhiên, cũng theo tìm hiểu của phóng viên, thời điểm cuối năm hầu hết các ngân hàng đều khá bận rộn nên họ đưa việc đổi tiền lẻ về cho các phòng, ban và nhân viên của ngân hàng để trực tiếp đổi cho khách hàng có nhu cầu. Chính vì vậy mới nảy sinh chuyện cuối năm, cán bộ, người của ngân hàng thường xuyên được nhờ vả đổi tiền lẻ, đặt đổi tiền lẻ số lượng lớn từng cọc 100 tờ đến 1.000 tờ.
Một loạt các trang fanpage mạng xã hội được lập dịp cuối năm để mục đích trao đổi tiền lẻ
Chị Minh Huế, nhân viên giao dịch quầy của một ngân hàng thương mại trên phố Hoàng Quốc Việt cho hay: Đổi tiền lẻ tại ngân hàng vẫn đáp ứng cho người dân, song thường hết sớm trước ngày 15 âm lịch để ngân hàng tất toán các khoản cuối năm.
Thời điểm cuối năm, các ngân hàng có rất nhiều giao dịch bận rộn nên chỉ cắt cử người ra để đổi tiền chứ không có bộ phận chuyên trách. Thói quen của người dân vẫn là thích đến người thân, quen buôn bán đổi tiền. Còn tại các ngân hàng, khách phải đổi cọc tiền từ 1 cọc hoặc 2 cọc từ 100 - 1000 tờ, nên người dân cũng khá ngại.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
"Chợ đen" đổi tiền mới: Giá "cắt cổ" vẫn hút khách Càng sát Tết, dịch vụ đổi tiền lẻ mới càng nhộn nhịp, nhiều nơi đưa ra mức chênh lệch "cắt cổ" lên tới 20-40%, thậm chí với những mệnh giá khan hiếm như 2.000 hoặc 5.000 đồng, người đổi phải chịu phí lên tới 50%... Nhu cầu đổi tiền mới, tiền lẻ trong dân luôn tăng rất cao vào mỗi dịp Tết nhưng...