Đổi tiền lẻ dịp giáp Tết: Chợ đen giá “cắt cổ”
Bất chấp quy định về việc xử phạt hành vi đổi tiền lẻ nhưng tại một số địa điểm trên địa bàn Hà Nội, dịch vụ kinh doanh đổi tiền lẻ vẫn lén lút hoạt động. Điều đáng nói, tỷ lệ tiền chênh lệch tăng chóng mặt từng ngày.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, tại cổng Phủ Tây Hồ, nơi có lượng người đi lễ rất lớn hàng tháng, việc đổi tiền lẻ vẫn diễn ra công khai như thế này. Bên cạnh đó, lợi dụng thông tin cơ quan hữu quan không in tiền lẻ dịp tết nên các chủ quầy đổi tiền mặc sức đẩy giá chênh lệch các loại tiền mệnh giá thấp lên cao chót vót…
Theo quan sát của phóng viên, con đường nhỏ rẽ vào cổng phủ Tây Hồ có khá nhiều quầy đổi tiền lẻ công khai với đủ loại mệnh giá từ 1.000 – 20.000 đồng, có cả loại đã qua sử dụng, có loại thậm chí còn nguyên cả seri.
Dịch vụ tiền lẻ công khai tại Phủ Tây Hồ
Đặc biệt, khách muốn đổi bao nhiêu, các chủ hàng ở đây cũng đáp ứng đủ theo từng mệnh giá, miễn là phải đặt trước. Mức phí trao đổi khá đắt đỏ, với tiền mệnh giá 500 đồng có mức phí chênh lệch 40%, tức đổi 100 nghìn tiền 500 đồng sẽ phải trả 140.000 đồng; tiền mệnh giá 5000 đồng trở xuống phí chênh lệch ở mức 20-30%, tức phải trả từ 120 – 130 nghìn đồng nếu đổi 100 nghìn đồng.
Không chỉ thế, với ngoại tệ như đồng USD có sêri “độc” và đẹp cũng được đổi với giá cao gấp nhiều lần giá trị thật.
Không kém phần sôi động, thị trường đổi tiền lẻ trên mạng cũng đang vào vụ làm ăn. Số điện thoại, địa chỉ đổi tiền lẻ được một số trang web đăng tải công khai. Thậm chí còn khẳng định tiền mới 100% và nếu đổi số lượng lớn sẽ được miễn phí vận chuyển.
Video đang HOT
Rõ ràng việc cấm đổi tiền lẻ để thay đổi ý thức về việc đi lễ chùa là một việc làm đúng đắn. Tuy nhiên, liệu việc cấm hay xử phạt này có làm được triệt để hay không lại là chuyện khác.
Xuân Ngọc
Theo Dantri
Vẫn công khai đổi tiền lẻ ở các đình, chùa
Dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nghị định về việc xử phạt hành vi đổi tiền lẻ nhưng nhiều chủ kinh doanh vẫn công khai thực hiện đổi cho khách để ăn tiền chênh.
Vừa qua, ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức họp báo về việc đáp ứng nhu cầu tiền mặt và đảm bảo hoạt động ATM trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96 về việc xử phạt đối với hoạt động không được phép, trong đó có đưa hoạt động đổi tiền lẻ vào quy định.
"Theo đó, đối với hoạt động đổi tiền lẻ là không được phép hoạt động, do vậy nếu bị phát hiện sẽ bị phạt từ 20 - 40 triệu đồng. Đây là điểm mới trong năm nay", ông Tú cho biết.
Vẫn la liệt các quầy đổi tiền lẻ ở đình La Khê
Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên trong những ngày gần đây, tại một số địa điểm trên địa bàn Hà Nội như khu di tích Đình - Chùa - Bia Bà La Khê (ở làng La Khê, quận Hà Đông), cổng chùa Hà (quận Cầu giấy)... việc đổi tiền lẻ vẫn diễn ra tràn lan và công khai.
Các chủ kinh doanh đổi tiền lẻ để ăn tiền chênh
Trong vai một người đi đổi tiền lẻ để đặt lễ, ghé vào một cửa hàng ở khu di tích đình La Khê. Khi thử hỏi đổi tiền lẻ, chủ hàng tên H. ban đầu tỏ ra rất dè chừng. Tuy nhiên, sau một hồi hỏi han, bà H. không ngần ngại chỉ ra từng loại giá mời chào để đổi tiền lẻ.
Theo quan sát, trong tủ đựng tiền của bà H. có rất loại mệnh giá tiền khác nhau như loại 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng...những loại tiền này rất mới phần lớn chưa sử dụng. Khi hỏi giá cả, bà H. cho biết nếu muốn đổi số tiền theo seri (tức loại tiền mới chưa sử dụng) thì 10 ăn 8 (tức là người đổi mất 20% tổng giá trị tiền đổi). Còn nếu đổi tiền đã qua tay (đã qua sử dụng) thì 10 ăn 9 (tức là người đổi mất 10% tổng giá trị tiền đổi). Thử đổi với số tiền 200.000 đồng thì bà H. không đồng ý. Chủ đổi tiền lẻ này cho biết chỉ đổi từ 1 triệu trở lên, ít quá không đổi.
Nhiều chủ kinh doanh "dấm dúi" thực hiện việc đổi tiền lẻ
Ngay bên cạnh đó, một cửa hàng đổi lẻ khác, chủ hàng tên T. không ngần ngại khi xẻ cọc tiền ra để đổi cho khách với số tiền 400.000 đồng. Một điều đặc biệt ở cửa hàng của chủ hàng T. đó là hộp đựng tiền của người này có vài tờ tiền giả, chủ hàng T. cho hay rằng, sau khi có thông tin đổi tiền lẻ bị phạt tiền thì những cửa hàng ở đây đều cảnh giác và tìm cách để đối phó.
"Để tiền giả như vậy là tượng trưng và để khách hàng biết đây là chỗ đổi tiền, tránh khi công an vào họ bắt và lấy hết. Nếu lấy thì chỉ vài đồng tiền mệnh giá nhỏ chẳng đáng là bao", chủ hàng T. nói.
Trái ngược với đình La Khê, trước cổng chùa Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) mặc dù tình trạng đổi tiền lẽ vẫn diễn ra nhưng không công khai. Mỗi khi thấy khách hàng có ý định đổi tiền, chủ các cửa hàng bán đồ thờ, đồ lễ vẫn mời chào "đổi tiền lẻ không em".
Theo báo cáo của NHNN, khảo sát thực tế trong mùa lễ hội 2014 cho thấy, việc sử dụng tiền mệnh giá nhỏ tại khu vực đền, chùa, khu di tích, lễ hội đã có những chuyển biến tích cực.
Hiện tượng đặt tiền lễ tại các bàn thờ, ném tiền, thả tiền... đã giảm so với các năm trước, hoạt động đổi tiền hưởng chênh lệch phần nào đã được chấn chỉnh. Việc hạn chế phát hành tiền mới mệnh giá nhỏ ra lưu thông đã khiến cho tỷ lệ tiền mệnh giá nhỏ quay về hệ thống ngân hàng sau dịp lễ hội thấp hơn nhiều so với các năm trước, góp phần giảm tình trạng quá tải tại các kho tiền của ngân hàng, tạo thuận lợi cho công tác bảo quản, kiểm đếm và chọn lựa tiền cũng như đảm bảo các yêu cầu về an toàn kho quỹ.
Lê Tú
Theo Dantri
Công khai đổi tiền lẻ ăn tiền chênh trên Facebook Không chỉ diễn ra tại khu vực đình chùa, nhiều cá nhân đang công khai việc đổi tiền lẻ trên các trang mạng xã hội để ăn tiền chênh. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96 về việc xử phạt đối với hoạt động không được phép, trong đó có hoạt động đổi tiền lẻ. Theo đó, đối với hoạt động đổi...