Đội tiêm kích MiG-15 Triều Tiên từng khiến Mỹ khiếp sợ
Một lần, 30 tiêm kích MiG-15 Triều Tiên lao vút qua phi đội 100 máy bay Mỹ, bắn hạ một phần ba máy bay ném bom B-29, khiến người Mỹ khiếp sợ.
Tiêm kích MiG-15 của Liên Xô.
Liên Xô đã cung cấp cho Triều Tiên và Trung Quốc hàng trăm máy bay tiêm kích MiG-15. Những máy bay này tham chiến vào ngày 1.11.1950 và liên tiếp bắn rơi máy bay phe đồng minh.
MiG-15 dễ dàng đạt tốc độ vượt trội, di chuyển linh hoạt và có hỏa lực mạnh hơn bất cứ máy bay Mỹ và Anh nào khác, kể cả F-86 Saber của Mỹ. Với khẩu pháo 37mm gắn phía trước, tiêm kích này có thể giáng đòn mạnh mẽ vào đối phương, đặc biệt là khi được điều khiển bởi phi công điêu luyện của Liên Xô, được bí mật cử sang hỗ trợ Triều Tiên.
Chỉ riêng một ngày năm 1951, nhóm 30 tiêm kích MiG-15 lao vút qua hàng ngũ 100 máy bay Mỹ, xé nát đội hình oanh tạc cơ B-29. Một phần ba số máy bay ném bom Mỹ bị bắn rụng trong khi Triều Tiên không mất một chiếc nào.
Kinh hãi trước tổn thất lớn như vậy, chỉ huy Mỹ đã phải ra lệnh ngừng toàn bộ nhiệm vụ tác chiến trên không. MiG-15 chính là chiếc tiêm kích làm thay đổi cán cân sức mạnh trong Chiến tranh Triều Tiên.
Để tìm cách bắn rơi phi cơ MiG-15, các chỉ huy Mỹ đã đặt ra nhiệm vụ phải thu được ít nhất một chiếc còn hoạt động được. Nhưng nhiệm vụ đó không hề dễ dàng.
Chiến dịch Moolah
Năm 1952, các lực lượng Mỹ đã lập ra chiến lược lôi kéo các phi công bất mãn lái chiếc MiG-15, dù đó là phi công Trung Quốc, Triều Tiên hay Liên Xô.
Truyền đơn Mỹ thả xuống Triều Tiên để thu hút phi công đào tẩu.
Để có được máy bay MiG-15 còn nguyên vẹn, Mỹ sẵn sàng trả 50.000 USD tiền mặt cho các phi công đào thoát cùng với quyền tị nạn chính trị tại bất cứ quốc gia phương Tây nào do họ chọn. Phi công đào tẩu đầu tiên còn nhận thêm 100.000 USD.
Chiến dịch Moolah nếu thành công không chỉ mang lại cho quân đội Mỹ khí tài quân sự có giá trị của Liên Xô mà còn thể hiện chiến thắng địa chính trị quan trọng.
Từ tháng 4.1953, Lầu Năm Góc mở cuộc chiến truyền thông mạnh mẽ. Các chương trình phát thanh từ Nhật Bản nói về các khoản tiền thưởng hậu hĩnh. Các máy bay B-29 thả truyền đơn đến khu vực căn cứ không quân Trung Quốc và Triều Tiên dọc theo sông Áp Lục. Hơn một triệu truyền đơn được thả trong tháng 4 và tháng 5.
Video đang HOT
Kết quả thu được hết sức thất vọng. Cho đến khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc ngày 27.7.1953, không có phi công nào đào tẩu. Mặc dù ở châu Âu, một phi công Ba Lan đã bỏ trốn khỏi châu Âu với chiếc MiG-15.
Bất ngờ thành công?
Chiếc MiG-15 phi công Triều Tiên No Kum-Sok bàn giao cho không quân Mỹ.
Trên thực tế, chiến dịch Moolah không hoàn toàn thất bại. Trong các ngày sau các đợt rải truyền đơn và phát thanh tuyên truyền, phi công phe đồng minh phương Tây nhận thấy có sự sụt giảm đột ngột hoạt động của tiêm kích MiG.
Bên cạnh đó, các máy bay MiG trong giai đoạn tháng 5.1953 cũng dễ dàng bị phe đồng minh bắn hạ. Dường như phi công lão luyện của Liên Xô – được cho là bắn hạ gần 2.000 máy bay Liên Hợp Quốc từ năm 1950 đã không còn cất cánh hỗ trợ Triều Tiên.
Phía Mỹ kết luận rằng, Liên Xô đã rút phi đội MiG-15 vì lo ngại mất máy bay và phi công dày dạn kinh nghiệm.
Khoản tiền 100.000 USD
Nếu chiến dịch Moolah không hoàn toàn thất bại, vậy khoản tiền thưởng 100.000 USD về tay ai? Sáng ngày 21.9.1953, gần hai tháng sau khi hiệp ước đình chiến trên bán đảo Triều Tiên được ký kết, một tiêm kích MiG-15 bất ngờ hạ cánh xuống căn cứ không quân Kimpo, gần Seoul (Hàn Quốc). Thật bất ngờ, phi công có tên No Kum-Sok nói mình không hề biết đến khoản tiền thưởng trong chiến dịch Moolah.
Phi công Triều Tiên đào tẩu không hề biết gì về chiến dịch Moolah.
Sau khi được giải thích, anh ta khẳng định phi công Triều Tiên sẽ không đào tẩu vì không hiểu rõ trị giá của đồng tiền Mỹ. Phi công trẻ này sau đó vẫn nhận được 100.000 USD.
Chiếc MiG-15 của No được đem về Okinawa (Nhật Bản) để phi công Mỹ kiểm tra và bay thử nghiệm. Mỹ từng cố gắng trả chiếc MiG-15 lại cho Triều Tiên nhưng không thành công. Hiện máy bay này vẫn đang được trưng bày tại bảo tàng Không quân Quốc gia Mỹ.
Trở lại câu chuyện về chàng phi công trẻ Triều Tiên, sau khi được cấp quốc tịch Mỹ, No Kum-Sok chuyển đến sống ở Mỹ, lấy bằng kỹ sư tại Đại học Delaware. Kết thúc sự nghiệp trong ngành công nghiệp vũ trụ Mỹ, No trở thành giáo sư và viết một cuốn sách kể lại hành trình đào tẩu của mình. Cuốn sách xuất bản năm 1996. No Kum-Sok vẫn còn sống đến ngày nay ở tuổi 84.
Sau này, Mỹ tiếp tục sử dụng chiến thuật này nhằm tịch thu phương tiện quân sự của đối phương. Năm 1966, Mỹ khởi động chiến dịch Fast Buck với lời hứa trả 35.000 USD cho chiếc MiG-21 và trực thăng Mil Mi-6 trong Chiến tranh Việt Nam.
Cũng trong năm 1966, chiến dịch Diamond đã thành công trong việc tịch thu 1 chiếc MiG-21 của phi công Iraq đào tẩu. Nhờ vậy mà năm 1967, trong trận chiến trên không tại cao nguyên Golan, không quân Israel bắn rơi 6 máy bay MiG-21 của Syria mà không thiệt hại bất cứ phi cơ nào.
Theo Đăng Nguyễn – Military History Now (Dân Việt)
Chiến đấu cơ Su-35 Nga "sợ" tiêm kích nào của Mỹ?
Chiến đấu cơ Su-35 Nga được đánh giá là mẫu máy bay chiến đấu đáng gờm mà các chiến đấu cơ F-15, F-16 hay thậm chí là F-35 Mỹ không thể sánh bằng.
Chiến đấu cơ Su-35 của Nga.
Theo phân tích của tác giả Dave Majumbar trên National Interest, bất chấp các biện pháp trừng phạt và những khó khăn về kinh tế, Nga vẫn tiếp tục cho ra đời những hệ thống chiến đấu hiện đại mới như xe tăng, tàu ngầm vũ khí hạt nhân, chiến đấu cơ.
Trong đó, Su-35 là ví dụ điển hình của việc Nga đã hiện đại hóa lực lượng vũ trang thành công như thế nào.
F-35
Trong kịch bản một nhóm 4 chiến đấu cơ F-35 đối đầu với phi đội Su-35 tương xứng, F-35 nhiều khả năng sẽ phải đổi hướng, gọi tiêm kích F-22 Raptor đến hỗ trợ.
Trong tình huống khẩn cấp, F-35 có thể tạo ra trận không chiến ngang ngửa ới Su-35 Nga nếu công biết cách tận dụng ưu thế. Đó là khả năng tàng hình, sử dụng radar tìm và diệt máy bay đối phương ở ngoài tầm quan sát bằng mắt thường. Bởi giao chiến ở cự ly gần là điểm yếu với F-35.
Không chiến không phải là thế mạnh của F-35.
F-35 ban đầu được không được chú trọng nhiệm vụ không chiến, do đó chiến đấu cơ này ít cơ động và không nhanh đạt tốc độ tối đa bằng F-22 Raptor.
Tóm lại, nếu F-35 buộc phải tham gia một trận chiến trên không với Su-35 Nga thì yếu tố duy nhất có thể cứu sống được phi công khỏi bị bắn rơi là kỹ năng và kinh nghiệm chiến đấu.
F-15
Tiêm kích F-15 là đối thủ đáng gờm nhất có thể đụng độ với các chiến đấu cơ Su-35 Flanker-E.
Su-35 có thể tăng tốc ở trần bay đến ngưỡng siêu thanh mà F-15C không thể bắt kịp. Chiến đấu cơ Nga cũng di chuyển hết sức linh hoạt ở tốc độ thấp. Ở khoảng cách gần, máy bay nào giành chiến thắng còn phụ thuộc vào năng lực phi công và cả may mắn.
Ở tầm xa, F-15C hay phiên bản F-15E có lợi thế hơn Su-35 bởi radar mảng pha quét điện tử chủ động. Su-35 có lợi thế ở khả năng vô hiệu hóa radar gắn trên tên lửa điều khiển AIM-120 AMRAAM của máy bay Mỹ. Tên lửa đối không hiện đại của Su-35 có thể khiến hệ thống điện tử cũ của F-15 có thể bất lực. Lầu Năm Góc nhận ra điều đó và dự định đầu tư 7,6 tỷ USD để hiện đại hóa hệ thống điện tử trên F-15.
F-15 là một trong những mẫu chiến đấu cơ thành công nhất của Mỹ.
Tác giả Majumbar cho rằng, chiến đấu cơ F-15 sẽ không gặp phải bất cứ khó khăn nào khi đối đầu với các phi công nước ngoài điều khiển Su-35. Bởi để tối ưu khả năng tác chiến trên máy bay Nga là điều không hề đơn giản với phi công nước ngoài.
Trừ khi xung đột nổ ra trực diện giữa Mỹ và Nga, quân đội Mỹ có thể tiếp tục sử dụng chiến đấu cơ F-15 trong vòng ít nhất hai thập kỷ nữa.
F-16
Còn nếu so sánh với F-16 của Mỹ thì chiến đấu cơ Nga vượt trội vì F-16 được lắp đặt hệ thống radar ít tân tiến hơn. F-16 cũng không thể phóng loạt tên lửa AIM-120 ở tốc độ và tầm cao như chiến đấu cơ F-15.
Không quân Mỹ có kế hoạch nâng cấp 300 chiếc F-16 với hệ thống tác chiến điện tử CAPES bao gồm cả hệ thống radar quét mảng pha điện tử AESA đi kèm với hệ thống tác chiến trên không mới. Tuy nhiên, chương trình đã bị hủy bỏ vì cắt giảm ngân sách.
F-16 chiến thắng trong cuộc chiến giả định trên không với chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 nhưng vẫn không thể sánh bằng Su-35 Nga.
Không quân Mỹ không có ý định sử dụng F-16 cho mục đích không chiến và do đó, ngay cả khi được trang bị AESA, chiến đấu cơ F-16 chưa chắc đã cân bằng sức mạnh so với Su-35 Nga.
Có thể nói, Su-35 và và các chiến đấu cơ dòng Flanker của Nga là các máy bay có năng lực chiến đấu vượt trội. Các chiến đấu cơ thế hệ 4 của Mỹ không còn chiếm ưu thế lớn về công nghệ như trong những năm qua.
Với đội ngũ phi công được đào tạo bài bản và được hỗ trợ bởi các đơn vị mặt đất hay các máy bay trinh sát, Su-35 Nga thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ loại chiến đấu cơ nào của phương Tây, ngoại trừ tiêm kích F-22 Raptor.
Lầu Năm Góc cần phải tăng cường đầu tư vào các thế hệ chiến đấu cơ mới để thay thế phi đội cũ càng sớm càng tốt, tác giả Majumbar kết luận.
Theo Đăng Nguyễn - NI (Dân Việt)
Mỹ chế tạo tiêm kích bảo vệ sát thủ tàng hình B-21 Loại tiêm kích tầm xa mới được kỳ vọng hộ tống "Kẻ tập kích" thực hiện các nhiệm vụ sâu trong lãnh thổ địch một cách an toàn. Hình minh họa khả năng diệt máy bay địch sâu trong vùng phòng không đối phương của tiêm kích PCA. Ảnh: BreakingDefense Không quân Mỹ mới đây tiết lộ kế hoạch chế tạo một loại...