Đội thủy phi cơ đầu tiên của Hải quân Việt Nam sẵn sàng
8 phi công của Hải quân Việt Nam vừa hoàn thành khóa huấn luyện về thủy phi cơ hiện đại Twin Otter tại Canada, sẵn sàng đưa loại máy bay đa năng này vào phục vụ hoạt động bảo vệ vùng biển Việt Nam.
DHC-6 Twin Otter Series 400 của Không quân Hải quân Việt Nam. Ảnh: Vikingair
Các phi công của Việt Nam tham gia khóa đào tạo đầu tiên về loại thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 của Canada từ tháng 11/2011, sau khi Bộ Quốc phòng Việt Nam ký hợp đồng mua 6 chiếc thủy phi cơ loại này hồi tháng 5/2010.
Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 do công ty hàng không Viking sản xuất, được thiết kế để phục vụ cho các hoạt động trên biển gồm giám sát, vận chuyển, tiếp tế và cứu nạn. Các chiếc phi cơ này được bàn giao từ năm 2012-2014 và sẽ trở thành lực lượng không quân đầu tiên của Hải quân Việt Nam.
Video đang HOT
Khóa huấn luyện các phi công kéo dài 20 tháng, gồm các nội dung thực hành bay và huấn luyện về kỹ thuật. Phần thực hành bay được các phi công tập luyện trên chính những máy bay mới, với 500 giờ bay và 350 lượt di chuyển trên đường băng, hoạt động trên đất mềm và trên mặt nước.
Phần bảo trì được hướng dẫn cho các kỹ thuật viên và sau khóa đào tạo, các phi công của Viking vẫn tiếp tục hỗ trợ cho phía Việt Nam trong quá trình vận hành và nâng cấp.
“Khóa huấn huyện với chiếc Twin Otter này yêu cầu các học viên thực hiện hơn 2.100 cú tiếp nước trên mặt hồ và tiếp đất trên bờ biển gồ ghề của tỉnh bang British Columbia. Những kinh nghiệm trên của các phi công sẽ đảm bảo cho hoạt động tuần tra trên biển của Việt Nam được tiến hành thuận lợi”, tờ CBC của Canada dẫn lời ông Michael Coughlin, giám đốc điều hành đơn vị đào tạo, công ty Pacific Sky Aviation, nói.
30 phi công khác của Việt Nam đang tiếp tục được đào tạo ở tỉnh bang British Columbia và nhiều học viên khác sẽ tham dự các khóa học trong thời gian tới, Pacific Sky Aviation cho hay.
Twin Otter Series 400 được sử dụng ở 16 quốc gia trên thế giới, được đánh giá cao về độ bền và khả năng hạ cánh trên đường băng ngắn. DHC-6 được trang bị radar và sẽ phát huy tốt khả năng tác chiến khi được phối hợp với các tàu ngầm. Series 400 được công nhận là máy bay phản lực cánh quạt thế hệ mới có doanh số bán chạy nhất thế giới.
Theo VNE
"Ngỗng trời" của Hải quân Việt Nam cất cánh trên mặt nước
Sau một thời gian thử nghiệm nhà máy và được lắp đặt hệ thống hỗ trợ cất/hạ cánh trên mặt nước, thủy phi cơ Twin Otter thứ hai của Hải quân Việt Nam tiếp tục trải qua giai đoạn thử nghiệm quan trọng.
Theo các phương tiện truyền thông Canada, sau giai đoạn thử nghiệm bay kiểm tra cơ bản tại nhà máy và trải qua quá trình tích hợp hệ thống phao hỗ trợ cất/hạ cánh trên mặt nước. Vào đầu tháng 5 vừa qua, chiếc thủy phi cơ DCH-6 Twin Otter series 400 thứ hai của Hải quân Việt Nam đã bắt đầu quá trình thử nghiệm khả năng "lưỡng cư" cất và hạ cánh trên mặt nước lẫn đường băng trên cạn.
Trước đó, Công ty Viking Air của Canada đã tổ chức lễ bàn giao chiếc thủy phi cơ lưỡng dụng DHC-6 Series 400 đầu tiên cho Hải quân Việt Nam ở sân bay quốc tế Victoria. Cả hai chiếc thủy phi cơ Twin Otter đầu tiên đều đã được sơn và đánh số hiệu theo yêu cầu của Hải quân Việt Nam. Chiếc Twin Otter thứ nhất mang số hiệu MSN 867 và chiếc thứ hai là MSN 872.
Tất cả các thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter series 400 của Hải quân Việt Nam đều được sơn cờ đỏ sao vàng (cờ tổ quốc) ở vây lái phía đuôi và quân hiệu kết hợp mỏ neo đặc trưng của lực lượng hải quân ở phía mũi máy bay.
Chiếc thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter series 400 thứ hai của HQVN đã được lắp đặt hệ thống phao hỗ trợ cất/hạ cánh trên mặt nước.
Thủy phi cơ DCH-6 Twin Otter series 400 thứ hai cho Hải quân Việt Nam bắt đầu tiến hành bay thử nghiệm nhà máy từ đầu tháng 1/2013 vừa qua để làm bước đệm chuẩn bị cho các giai đoạn thử nghiệm tiếp theo, trước khi bàn giao cho khách hàng.
Theo các phương tiện truyền thông nước ngoài, Việt Nam mua thủy phi cơ Twin Otter để phục vụ cho các cuộc tuần tra của hải quân Việt Nam. Các phi cơ được trang bị radar và sẽ hỗ trợ cho hạm đội 6 tàu ngầm hạng Kilo do Nga chế tạo mà Việt Nam đã đặt mua hồi tháng 12/2009.
Ngoài khả năng giám sát, trinh sát biển, thủy phi cơ Twin Otter còn đảm nhận nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, tham gia chuyên chở các quan chức cấp cao của Đảng và quân đội trong các chuyến thăm đảo nhờ khả năng "độc nhất vô nhị" của nó là có thể cất cánh và hạ cánh dễ dàng trên mặt nước.
Với tiến độ thử nghiệm như hiện nay, việc tiếp nhận những chiếc thủy phi cơ với biệt danh "Ngỗng trời" này sẽ giúp Hải quân Việt Nam không những được tăng cường khả năng tuần tra, giám sát các vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế trên Biển Đông mà còn mở ra một trang sử mới - khai sinh ra lực lượng không quân hải quân đầu tiên của Hải quân Việt Nam.
Theo vietbao
Sập cầu cao tốc nối Mỹ và Canada Một cây cầu cao tốc nối Mỹ và Canada đã bị sập tại bang Washington, cách biên giới Canada khoảng 65km, khiến các phương tiện bị rơi xuống dòng sông phía bên dưới. Vụ tai nạn xảy ra hôm 24/5, khi một phần cây cầu 4 làn đường bắc qua sông Skagit bất ngờ bị sập. Một số chiếc ô tô đi ngang...