Đời thừa!
Mạnh Tú bỏ bóng đá mở hàng bánh cuốn gia truyền. Thế đã là may bởi ít nhất anh tìm được đường riêng, sớm giũ được áp lực khủng khiếp giữa lựa chọn “theo” hay “bỏ” nghiệp. Đấy là chưa kể rất nhiều cái tên khác thậm chí chẳng được quyền tối thiểu là lựa chọn.
Quán bánh cuốn Nam Định gia truyền của Mạnh Tú dạo này làm ăn khá ra phết. Khách quen vẫn nhớ, khách mới tò mò đến xem quán của “anh cầu thủ giải nghệ” nên hôm nào cũng đắt hàng. Đặc biệt đến mỗi cuối tuần, 2 vợ chồng hầu như không có thời gian để thở. Mệt mỏi vì phải thức khuya dậy sớm, nhưng mỗi khi nhắc đến công việc, mặt Tú “con” lại tươi rói.
Nhìn Tú “con”, trông lại những đồng đội cũ tại K.KH mà cám cảnh. Ngoài 14 cầu thủ may mắn có tên đi Hải Phòng, số còn lại đều đang trong tình cảnh thất nghiệp. Tiền vệ Thanh Hải những ngày qua lặp đi lặp lại nếp sống nhàm chán: Từ sáng đến trưa quanh quẩn ở nhà, đến chiều đi đá bóng phủi cho đỡ nhớ và tối lại nằm lỳ ở nhà. Đại đa số đồng đội anh cũng cùng chung hoàn cảnh. Không phải Hải “nhỏ” không muốn vận động tìm nơi thi đấu, nhưng ngay cả khi hạ chỉ tiêu xuống hạng Nhì thì cơ hội của anh vẫn tậm tịt. Bao năm thinh lặng, năm nay đại diện hạng Nhì là Phú Yên bỗng dưng có giá. Cầu thủ từ V-League và hạng Nhất ùn ùn kéo về xin thử việc đẩy quân số lên rất đông. Biết trình độ Hải “nhỏ”, nhưng khi nghe anh ngỏ lời, lãnh đạo nơi đây đành phải từ chối và khất lại sau tết Nguyên đán. Đơn giản, đội không kham nổi nữa khoản kinh phí phát sinh sau khi có quá nhiều người về đầu quân.
Một khi cởi bỏ nghiệp “quần đùi, áo số”, rất nhiều cầu thủ không có nghề nghiệp ổn định để mưu sinh. Ảnh: Lê Vinh
Tình thế của cầu thủ cũ tại Navibank.SG tản mác hơn, bởi đây vốn dĩ là đội bóng quy tập cầu thủ tứ xứ về. Nhưng tính ra, quân N.SG lại thuộc diện tốt số. Nhờ việc lãnh đạo CLB quyết đoán khai tử sớm nên đa phần cầu thủ nơi đây đều kịp tìm được bến đỗ trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế, kèm theo cơn sốt ép giá cầu thủ lan rộng. Ngoài Khánh Lâm, Quang Hải, Long Giang, Tài Em… duy trì tại XMXT.SG, Cao Thiện, Kiên Trung cũng đang ăn tập tại K.KG, số còn lại đều phân tán ra mỗi kẻ một hướng như Đồng Nai, Bình Định… Nhưng giống cảnh Cao Thiện “lụi” tại Kiên Giang vẫn chưa biết có được ký hợp đồng hay không, điểm chung của mọi người đều là: mờ mịt tương lai.
Video đang HOT
Không muốn cũng phải đổi nghề
Thanh Hải đang chán ngán tại Nha Trang và định bụng tìm đường ra khác, không liên quan đến trái bóng. Anh đang liên hệ với một người bạn từng tập năng khiếu chung và đàn anh Ngọc Quý góp vốn vào Nam làm ăn. Khởi đầu sẽ là một nhà hàng nhỏ bán hải sản. Ở Sài Gòn, làm giàu nhanh vốn nhỏ không gì bằng mở quán hải sản. Cứ nghêu sò ốc hến, thêm vào một chút càng ghẹ rang muối… chất lượng kha khá là sống được. Có một điểm thuận lợi, trong thành phần “hội đồng quản trị” của nhóm Hải “nhỏ” có một người ăn học đàng hoàng và đang làm đầu bếp cho một nhà hàng tại quận 1. Cả nhóm đang tìm mặt bằng thích hợp, với tiêu chí gần sân bóng và dễ kiếm cho anh em cầu thủ. Nếu kịp, sau tết Nguyên đán sẽ triển khai luôn.
Hậu vệ Đức Nghĩa sau khi rời N.SG cũng giống Hải “nhỏ” đang ở nhà chăm con và việc giải nghệ là hầu như bắt buộc. Cựu tuyển thủ U20 QG này đang tranh thủ nghỉ ngơi cho thư thả đầu óc. Cũng may, anh thuộc diện sống tốt được nhiều người thương nên tìm đầu ra không phải là việc khó. Cũng tên Nghĩa, cũng từ N.SG ra là tiền vệ Văn Nghĩa cũng đã chính thức giải nghệ. Thoát ly hẳn khỏi bóng đá, Nghĩa đang cùng gia đình chuyển theo hướng thầu xây dựng tại quê nhà Đồng Tháp.
Cũng thất nghiệp (có thể nói như thế) nhưng hoàn cảnh của thủ môn Thế Anh có vẻ thong dong nhất trong giới cầu thủ. Vốn dĩ là kẻ khôn ngoan và có tầm nhìn, từ vài năm trước cựu tuyển thủ ĐTVN đã sớm chuẩn bị cho ngày rút khỏi bóng đá nên anh đã sớm tạo dựng được nền tảng kinh tế khá vững với chuỗi sân bóng cỏ nhân tạo và cả dãy nhà trọ cho thuê. Chỉ tiếc, người biết căn cơ và lo xa như thủ môn đẹp trai này không nhiều. Nói đâu xa, dù vẫn còn sung mãn nhưng thủ thành Tô Đức Cường những ngày này cũng chỉ biết ở nhà đá phủi chờ có đội liên hệ.
Theo TTVH
Cầu thủ Việt bán đồ đạc, nợ nần chồng chất
Bán đồ đạc quý giá, nợ nần chồng chất, nhiều cầu thủ Việt đang rơi vào cảnh bi đát.
Có lẽ từ lâu, Công Vinh ít khi nghĩ tới thời điểm anh phải lo công ăn việc làm. Ảnh: Hoàng Hà.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống bóng đá Việt Nam. Hàng loạt ông bầu rút chạy, để lại những đội bóng tan hoang và đứng trước nguy cơ giải thể. Trong bối cảnh đó, cầu thủ chính là những người "lĩnh đủ", khi bị nợ lương thưởng và đáng lo ngại hơn là lâm vào cảnh thất nghiệp.
Cũng chẳng phải là nỗi lo nữa mà đã thành sự thật. Cỡ Công Vinh giờ chẳng đội bóng nào muốn mua. Hơn chục tỷ đồng để đền bù hợp đồng cho cầu thủ này, là con số quá lớn lúc này. Đó là chưa kể màn trình diễn đáng thất vọng tại AFF Cup, cùng với việc bị nghi ngờ nằm trong nhóm "danh sách đen", khiến hình ảnh và thương hiệu của Công Vinh không còn nhiều giá trị như trước. Tất nhiên sau nhiều năm thi đấu, Công Vinh chẳng sợ rơi vào cảnh khó khăn nếu thất nghiệp. Thậm chí tiền đạo này còn có ý định đi học Đại học rồi sau đó tính tiếp.
Những cầu thủ khôn ngoan như Công Vinh, luôn biết cách lo đường xa, để dành cho mình một cửa hậu phòng thân. Hầu như cầu thủ có chí hướng làm ăn, đều có nghề tay trái, bên cạnh nghiệp quần đùi áo số. Thành Lương có hẳn một quán café lớn ở Hà Nội, nên nếu có thất nghiệp vẫn đảm bảo thu nhập nuôi vợ con. Nhiều cầu thủ khác cũng mở cửa hàng quần áo, hàng ăn, sân cỏ nhân tạo hay thậm chí là cả kinh doanh bất động sản.
Tuy nhiên, giới cầu thủ không phải ai cũng có khả năng kinh doanh. Đa số đều đi lên từ nghiệp quần đùi áo số nên chỉ trông chờ vào mỗi tiền lót tay, lương, thưởng. Giờ thì những khoản tiền đó đang bị nợ hay cắt giảm hàng loạt, ngay lập tức những cầu thủ này rơi vào cảnh kinh tế khó khăn.
Ít ai ngờ một tuyển thủ quốc gia như Quang Hải sau khi trở về nước từ AFF Cup, đã phải bán cả xe máy để có tiền nuôi gia đình. Vợ Quang Hải vừa sinh em bé, nên mọi cố gắng tài chính cứ như muối bỏ bể. Trước đó, Quang Hải từng than vãn anh phải nợ nần nhiều đồng đội, sau khi lãnh đạo CLB Navibank Sài Gòn nợ lương hơn 3 tháng. Giờ thì tình hình còn bi đát hơn khi Navibank Sài Gòn giải tán, trong khi tương lai tại Sài Gòn Xuân Thành cũng rất mịt mờ sau quyết định "bỏ của chạy người" của bầu Thụy. Cầu thủ vốn có thói quen ăn chơi bạt mạng khi có tiền, nên có biến cố, không thể xoay sở được. Không chơi bời thâu đêm suốt sáng như những cầu thủ khác, nhưng thú chơi gà của Quang Hải, cũng rất tốn kém.
Không chỉ có Quang Hải, những ngôi sao ở Sài Gòn Xuân Thành như Tài Em, cũng đang có nguy cơ rơi vào cảnh thất nghiệp. Hiện tại, Tài Em vẫn chờ xem số phận đội bóng sẽ được quyết định như nào sau khi bầu Thụy rút lui.
Ở SLNA, Văn Quyến sau khi nhận 60 triệu tiền đền bù hợp đồng, cho đến giờ vẫn chưa biết làm gì. Mùa giải 2013 sắp khởi tranh, nhưng gần như không CLB nào mua Văn Quyến. Còn ở Thanh Hóa, cỡ Leandro mới đây cũng bị bầu Đệ nói lời chia tay, dù hai bên đã ký hợp đồng trước đó. Trong bối cảnh khó khăn, các CLB luôn phải thắt chặt chi tiêu và một trong những cách làm hiệu quả nhất lúc này là thanh lý hợp đồng với những ngôi sao.
Ngược ra đất Bắc, mấy chục con người ở Ninh Bình đang rất hoang mang không biết đội bóng có giải thể hay không, sau khi bầu Trường tuyên bố bỏ bóng đá. Mới đây, trung vệ Như Thành được CLB bật đèn xanh tìm kiếm đội bóng mới, dù cầu thủ này vẫn nợ bầu Trường một tỷ đồng. Càng giảm bớt được gánh nặng tiền lương, thưởng, các CLB càng có cơ hội trụ lại ở V-League. Thế nhưng, khi mà các CLB đang làm mọi cách để duy trì hoạt động, thì không ít cầu thủ đã trở thành kẻ thất nghiệp.
Theo Ngoisao
Tuyển thủ Tài Em cưa đổ cô kiến trúc sư nhờ tên độc Tài Em từng đòi bố mẹ đổi tên vì cho rằng nó quá quê, nhưng anh không thể ngờ được rằng chính nhờ cái tên độc đáo này mà anh "cưa" được cô kiến trúc sư tài năng. Tài Em được nhiều người hâm mộ nhớ tới không chỉ bởi có chuyên môn tốt, từng nhiều năm khoác áo ĐTQG mà còn bởi...