Đối thủ tuyển Việt Nam tích cực giao hữu trước vòng loại World Cup
Các tuyển Malaysia, Indonesia và cả Thái Lan đều có 2 trận giao hữu trước khi thi đấu chính thức ở vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.
Tuyển Malaysia sẽ đối đầu Bahrain vào ngày 28/5. Sau đó, thầy trò HLV Tan Cheng-hoe tiếp tục giao hữu với một trong 3 đội tuyển Iran, Jordan hoặc Hong Kong (Trung Quốc). Các đối thủ của tuyển Indonesia sẽ là Afganistan và Oman.
Trong khi đó, tuyển Thái Lan lần lượt giao hữu với Oman và Tajikistan. Thời điểm này, HLV Akira Nishino cũng đã lên kế hoạch tập trung đội tuyển quốc gia. Ông triệu tập đến 47 cầu thủ, được chia làm 2 đợt tập trung.
HLV Nishino chuẩn bị kỹ càng cho các trận đấu còn lại ở vòng loại World Cup 2022 cho tuyển Thái Lan. Ảnh: FAT.
Nhiều cái tên tên tuổi như Chanathip Songkrasin, Theerathon Bunmathan, Supachai Jaided, Supachok, Tristan Do… đều góp mặt. Ngoài ra, chiến lược gia người Nhật Bản còn gọi lên Thanawat Sungjitthavorn, tiền vệ đang khoác áo đội trẻ Leicester City.
Tuyển Việt Nam cũng đã có kế hoạch giao hữu tại UAE. Nhiều khả năng thầy trò HLV Park Hang-seo sẽ đối đầu tuyển Ấn Độ, đội bóng đang đứng thứ 4 ở bảng E, vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.
Trước đó, tuyển Việt Nam sẽ tập huấn tại Quy Nhơn (Bình Định). Sân vận động Quy Nhơn vừa được cải tạo và được HLV Park kiểm tra mặt cỏ kỹ càng.
Thời tiết vào tháng 5 của thành phố biển này cũng tương đồng với UAE, nơi thi đấu tập trung của tuyển Việt Nam và các đối thủ ở bảng G. Tại đây, tuyển Việt Nam sẽ có một trận giao hữu với CLB Bình Định.
Bốn loạt trận cuối vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á sẽ diễn ra từ ngày 3/6 đến 15/6. Tuyển Việt Nam sẽ gặp Indonesia ngày 7/6, Malaysia ngày 11/6 và UAE ngày 15/6. Mục tiêu của thầy trò HLV Park là giành vé tới vòng loại thứ ba World Cup 2022.
HLV Quốc Vượng: 'Tiền đạo giỏi không tự nhiên mà có'
Sau trận đấu giữa ĐTQG và U22 Việt Nam, HLV Park Hang Seo thêm một lần nhắc đến câu chuyện "thiếu tiền đạo" khi giãi bày: "Chúng ta thấy ở V-League, tiền đạo ngoại đá hết rồi, tôi đảm bảo nhiều tiền đạo U22 về CLB lại dự bị hết vì cầu thủ ngoại đá chính".
Đã hơn một lần ông Park than thở về vấn đề này trong thời gian qua. Vậy thực trạng, nguyên nhân cùng giải pháp cho câu chuyện này ra sao, chuyên mục "Đối thoại cùng Thể thao&Văn hóa" hôm nay đã nhận được những chia sẻ dưới góc nhìn của HLV Lê Quốc Vượng.
Tiền đạo giỏi, anh ở đâu?!
Đồng ý với quan điểm của HLV Park, HLV Lê Quốc Vượng cho biết: "Những gì ông Park chia sẻ như thế không hề mới, vấn đề đã cũ, tồn tại lâu nay rồi. Không chỉ riêng ông Park, tất cả chúng ta ai cũng biết từ thực tế hiển hiện, căn nguyên để đưa lý giải cũng rõ hết, rồi giải pháp để mọi thứ tốt hơn cũng có.
Tuy nhiên, biết là một chuyện, tìm ra cách thức để ứng biến lại là chuyện khác và đôi khi không đơn giản. Cùng với đó, quan trọng nhất vẫn phải kiên nhẫn với thời gian mới có được kết quả ưng ý chứ muốn nhanh cũng khó để mà nhanh".
"Câu chuyện thiếu tiền đạo (hay cụ thể hơn là không có chân sút giỏi, hiệu suất ghi bàn cao) không chỉ bây giờ mới được đặt ra dưới thời HLV Park Hang Seo mà đã có lâu rồi. Chúng ta đã phải từng đối mặt với vấn đề nan giải này suốt nhiều năm qua, ảnh hưởng nặng nhất từ thời điểm bóng đá nước nhà chuyển sang chuyên nghiệp.
Dễ thấy, khi cơ chế hoạt động chuyển sang mô hình chuyên nghiệp cũng đồng nghĩa với việc các đội bóng được phép sử dụng ngoại binh thì mọi việc bắt đầu tác động để dẫn đến chuyện khan hiếm tiền đạo giỏi".
HLV Lê Quốc Vượng cho rằng đó là một trong những căn nguyên, còn tổng thể vẫn phải được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau: "Không phải vì thế mà chúng ta đổ lỗi hoàn toàn cho thực trạng này nếu như khẳng định việc tiền đạo nước ngoài quá nhiều ở V-League là nguyên nhân lớn nhất.
Hẳn nhiên, khi các chân sút ngoại gần như có suất ra sân đá chính thì cơ hội cho cầu thủ nội chơi ở vị trí tấn công hẹp dần đi, nhưng nhìn toàn cục đâu phải ngẫu nhiên các tiền đạo ngoại được trọng dụng như thế.
Tiến Linh là một trong những tiền đạo nội hiếm hoi thường xuyên được đá chính ở V-League. Ảnh: Hoàng Linh
Vậy nên, điều quan trọng ở chỗ, không phải cứ lý giải như thế là xong mà nằm ở chỗ phải làm sao và làm thế nào để câu chuyện ngày một khác đi".
"Bóng đá mỗi giai đoạn phát triển mỗi khác, khác về cách thức sử dụng con người cũng như xây dựng lối chơi, áp dụng chiến thuật ở mỗi đội bóng, mỗi nhà cầm quân. Đã có thời các đội bóng ở ta cứ việc đá "khoán" cho Tây là xong chứ không có mảng miếng gì.
Có nghĩa là khi đã có được cặp tiền đạo thể hình tốt, thể lực sung mãn, tốc độ, va chạm và tì đè thì các đội bóng cứ việc phất dài lên phía trên cho những tiền đạo này "tự làm tự ăn" rồi xong.
Cũng chính từ việc không đa dạng, không nhiều sắc màu trong cách đá, trong chiến thuật thì các cầu thủ còn lại trên sân (nhất là những người đá tấn công) không biết mình phải làm gì. Nghĩa là nếu được ra sân thì họ cũng không có (hay không thể) đóng góp, không kết nối và thừa thãi trong lối chơi đó".
HLV Lê Quốc Vượng chia sẻ: "Thậm chí, có nhiều bạn cầu thủ chơi ở vị trí tiền đạo đã phải ngán ngẩm khi không chỉ không được ra sân mà nếu có ra sân cũng không biết phải làm gì. Mình biết có nhiều bạn cầu thủ khi ăn tập ở các lứa U13, 15 hay 17 bắt đầu với vai trò tiền đạo nhưng khi lên đến U19, U21 chẳng hạn họ sẽ thui chột và không thể phát huy năng lực vì nhiều lý do.
Lý do đó có thể từ việc phẩm chất của họ chỉ đến đó hay không có được cơ hội tốt nhất để thể hiện, và còn một căn nguyên rất lớn nữa là các bạn này xin không chơi vị trí tấn công nữa mà chuyển sang vị trí tiền vệ hoặc hàng thủ, chẳng hạn để có cơ hội được thi đấu nhiều hơn".
Khi ông Park xin "cơ chế đặc biệt" cho tiền đạo nội
"VFF và VPF nên xây dựng cơ chế nào đó cho cầu thủ U21 vào sân thi đấu V-League. Tất nhiên tôi nói ý kiến này, nhiều đội sẽ phản đối nhưng làm sao để cầu thủ trẻ có cơ hội thi đấu, để tiền đạo được ra sân thì VPF và VFF phải nghiên cứu".
Đó là đề xuất vừa được HLV Park Hang Seo đưa ra như một trong số các giải pháp cho việc giải quyết bài toán thiếu tiền đạo giỏi. HLV Lê Quốc Vượng cho rằng đó có thể là một "thông điệp" được ông Park gửi thẳng đến các CLB ở V-League cũng như VFF, VPF vào lúc này và cũng không phải lần đầu tiên ông nhắc về thông điệp như thế.
HLV Lê Quốc Vượng phát biểu: "Sau những thành công của các đội tuyển trong thời gian dựa trên nhiều nguồn lực quý giá, đã đến lúc ông Park biết bóng đá nước nhà đang có gì, thiếu gì và cần điều gì để phát huy, tìm tòi và bổ trợ làm vốn cho giai đoạn tiếp theo".
"Như tôi đã nói ở trên, mỗi giai đoạn hay mỗi thời điểm khác nhau sẽ có những phương thức xây dựng khác nhau để ứng biến và hòa hợp với xu thế phát triển đó", HLV Lê Quốc Vượng đưa ra góc nhìn rồi đánh giá: "Từ đó, có thể thấy rằng, sau giai đoạn đá "khoán" cho ngoại binh hay sử dụng tối đa nguồn lực ngoại binh (từ việc nhập tịch cho cầu thủ nước ngoài) thì dần dần mọi thứ cũng đã biến chuyển khác đi tích cực hơn.
Nói thế để thấy rằng nhận ra thực trạng thì dễ, biết được nguyên nhân cũng đơn giản nhưng áp dụng các giải pháp để giải quyết hay muốn làm khác đi cần thời gian, lộ trình và cả cơ chế nữa chứ không thể nói là làm ngay".
"Có thể những chia sẻ của ông Park là hợp lý, những đề xuất để có được "cơ chế đặc biệt" là có cơ sở và tốt cho ĐTQG. Hay nói cách khác, nếu nhìn vào lợi ích chung cho các đội tuyển là câu chuyện phù hợp thì toàn diện vấn đề sẽ không phải vừa vặn nhất nếu đặt trên bình diện về phía các đội bóng nữa.
Nhìn tổng thể khi đưa ra quan điểm như thế, ông Park có cái lý của mình nhưng với các đội bóng thì họ cũng có đủ căn cứ để đảm bảo được lợi ích hay nói cách khác phù hợp với tình cảnh của đội bóng".
HLV Lê Quốc Vượng đã có góc nhìn của mình về thông điệp mà ông Park đưa ra như một tính gợi mở: "Không phải các HLV đang làm nghề ở mỗi CLB không nhận ra được thực trạng thiếu tiền đạo, nếu không muốn nói họ cũng đau đáu với vấn đề nan giải này để tìm ra giải pháp khắc phục.
Đơn giản là nếu có được nguồn lực tốt thì hẳn nhiên CLB hưởng lợi đầu tiên rồi sau đó cầu thủ sẽ có cơ hội lên tuyển. Bản thân những HLV ở các đội bóng cũng muốn được trao cơ hội cho các cầu trẻ hay tiền đạo nội ra sân, nhưng không phải cứ muốn là được.
Bởi vì ở đó ngoài chuyện lợi ích, thành tích hay hoàn cảnh riêng biệt khác nhau trong cung cách sử dụng con người, thì chất lượng các cầu thủ trẻ và chân sút nội chưa thể hoặc không thể đáp ứng nhu cầu làm sao cho ra sân".
"Tóm lại, câu chuyện bóng đá nước nhà thiếu tiền đạo giỏi là vấn đề đã cũ với cả bộn bề những thực trạng, nguyên nhân cùng giải pháp như thế lâu nay rồi. Còn để có được mọi thứ tiến triển tích cực hơn thì cần thời gian, sự kết nối cùng tư duy mới và may mắn nữa, chứ không phải bỗng dưng mà có", HLV Lê Quốc Vượng khép lại câu chuyện với nhìn nhận như vậy.
Thầy Park 'chốt sổ' tuyển Việt Nam và U22 Việt Nam: Thành hay bại? Thầy Park có đúng 2 trận đấu được coi chính thức với tuyển Việt Nam và U22 Việt Nam để luận sự thành bại là chưa đủ, nhưng với những gì diễn ra khó mà không lo. 1. Nếu mọi chuyện đi đúng kế hoạch, rất khó có thể luận sự thành bại của HLV Park Hang Seo bởi năm nay thuyền trưởng...