Đối thủ phát triển vũ khí ồ ạt, Mỹ lo xảy ra chiến tranh hạt nhân
Mỹ cho rằng ngày càng có khả năng xảy ra xung đột hạt nhân với các đối thủ chính vì các nước này đang tích trữ vũ khí hạt nhân ngày càng nhiều.
Xe chở hệ thống tên lửa hạt nhân liên lục địa của Nga. Ảnh: Reuters
Theo tờ Dailymail, báo cáo năm 2020 về các hoạt động hạt nhân mới được Lầu Năm Góc tiết lộ gần đây đã đề cập cụ thể tới các quốc gia: Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran.
Báo cáo cho biết Mỹ đã có gắng đàm phán để giảm năng lực vũ khí hạt nhân của các nước từ năm 2010, nhưng không có quốc gia nào thuộc nhóm “kẻ thù tiềm tàng” của Mỹ giảm vai trò vũ khí hạt nhân trong chiến lược an ninh quốc gia hoặc giảm số lượng vũ khí hạt nhân. Trái lại, các quốc gia này còn hành động theo hướng ngược lại.
Do đó, báo cáo cho rằng xung đột tiềm tàng trong khu vực ngày càng có khả năng xảy ra, liên quan tới các nước là kẻ thù của Mỹ và có vũ khí hạt nhân.
Tên lửa hạt nhân chiến lược liên lục địa Dongfeng-41 của Trung Quốc. Ảnh: Dailymail
Báo cáo nhận định Nga và Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng nhất với Mỹ vì các nước này đã có công nghệ và vũ khí.
Video đang HOT
Năm 2019, Nga và Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung ký từ năm 1987. Hiệp ước này yêu cầu Mỹ và Liên Xô loại bỏ mọi loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và tên lửa hạt nhân có tầm từ 500 tới 5.500km.
Tên lửa đạn đạo hạt nhân phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Năm 2021, hai quốc gia đã gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới (START mới) thêm 5 năm. Hiệp ước này tăng cường an ninh quốc gia Mỹ thông qua đặt ra giới hạn có thể kiểm chứng về mọi vũ khí hạt nhân liên lục địa mà Nga triển khai.
Nga, vốn coi Mỹ và NATO là mối đe dọa chính với tham vọng địa chính trị, đã hiện đại hóa năng lực vũ khí, đang sử dụng bệ phóng và đầu đạn hạt nhân mới, cũng như phát triển 3 hệ thống vũ khí hạt nhân liên lục địa mới. Các hệ thống vũ khí này gồm máy bay công nghệ cao, tên lửa hành trình phóng từ mặt đất và ngư lôi tự động.
Trong khi đó, Trung Quốc đã tăng số lượng và năng lực vũ khí hạt nhân, trong đó có tên lửa phóng từ tàu ngầm tân tiến nhất. Trung Quốc cũng đang phát triển máy bay ném bom, giúp nước này có thể khai hỏa từ trên bộ, trên biển và trên không.
Triều Tiên liên tục tăng tốc theo đuổi vũ khí hạt nhân và tăng đáng kể các vụ thử tên lửa, gần đây nhất là thử tên lửa liên lục địa.
Iran phóng tên lửa đạn đạo chống tàu chiến trong diễn tập. Ảnh: Dailymail
Về phần mình, Iran có công nghệ và năng lực phát triển vũ khí hạt nhân trong vòng một năm nếu muốn. Báo cáo cho rằng chiến lược và hoạt động của Iran làm bất ổn các nước trong khu vực, đặt ra câu hỏi về cam kết lâu dài của Iran về từ bỏ năng lực vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, báo cáo năm 2020 cho rằng chương trình vũ khí hạt nhân của Mỹ mang tính răn đe và chỉ được sử dụng trong trường hợp cực đoan nhằm bảo vệ đất nước hoặc đồng minh trước các cuộc tấn công nhằm vào dân thường hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng.
Dailymail nhận định báo cáo năm 2020 đã giảm bớt tông so với báo cáo năm 2019 và không đề cập tới việc dùng vũ khí hạt nhân để thắng thế trong xung đột.
Mỹ - Nga không nên bỏ lỡ cơ hội để bình thường hóa quan hệ
Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov hôm 6/7 cho biết hiện vẫn có cơ hội để bình thường hóa quan hệ Nga - Mỹ và hai nước không nên bỏ lỡ việc này.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: Tass
Thứ trưởng Sergei Ryabkov lưu ý rằng Moscow sẵn sàng nỗ lực để đạt được mục tiêu bình thường hóa mối quan hệ với Washington trong thời gian sắp tới.
"Cơ hội để bình thường hóa quan hệ song phương đã có từ trước thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga vào tháng 6 vừa qua và sẽ không thể chấp nhận được nếu hai bên bỏ lỡ cơ hội vào thời điểm hiện tại", Thứ trưởng Ryabkov nhấn mạnh trong bài trả lời phỏng vấn với tạp chí Mezhdunarodnaya Zhizn, xuất bản hôm 6/7.
Ông Ryabkov cho biết thêm, Nga bắt đầu thực hiện các thỏa thuận đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden ở Geneva.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng lưu ý rằng Moscow không loại trừ khả năng tổ chức một cuộc đối thoại với Mỹ về hệ thống vũ khí mới nhất của Nga, nếu sự kiện trên đề cập đến việc đàm phán vũ khí siêu thanh của Mỹ và các vấn đề khác.
Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ trở nên căng thẳng trong những năm gần đây, dẫn đến việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) và Hiệp ước Bầu trời mở.
Tuy nhiên, quan hệ Nga - Mỹ đã nhận được những kỳ vọng mới sau hội nghị thượng đỉnh ngày 16/6 tại Geneva, khi hai Tổng thống Putin và Biden đồng ý khởi động các cuộc tham vấn về ổn định chiến lược và giảm nguy cơ xung đột giữa hai cường quốc hạt nhân thế giới.
Trong một diễn biến liên quan, hãng tin Sputnik dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 5/7 cho biết bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ để tiếp cận với Nga bằng "vị thế và sức mạnh" đều sẽ thất bại, cũng như mọi động thái gây hấn sẽ vấp phải phản ứng gay gắt từ Moscow.
"Mỹ cần một cách tiếp cận trung thực hơn nếu thực sự muốn một mối quan hệ ổn định và có thể đoán trước được với Nga" - Ngoại trưởng Lavrov trả lời khi được hỏi về tương lai quan hệ Nga - Mỹ sau hội nghị thượng đỉnh ở Geneva, Thụy Sĩ hồi tháng 6 vừa qua.
Cũng theo Ngoại trưởng Lavrov, chính quyền Moscow rất vui khi hai quốc gia có thể chia sẻ lập trường và cùng nhau bày tỏ ý định bình thường hóa quan hệ tại Geneva.
Ông Lavrov nói thêm rằng phía Nga hài lòng với kết quả của cuộc hội đàm, vì cả hai bên đều nêu rõ lập trường của mình và "thể hiện mong muốn hiểu nhau rõ hơn".
Theo Ngoại trưởng Nga, dù không đạt được bất kỳ thỏa thuận lớn nào, song đây vẫn có thể được coi là một bước tiến đối với việc "khôi phục lại bình thường" trong quan hệ giữa hai nước, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Con gấu suýt khơi mào chiến tranh hạt nhân năm 1962 Một con gấu đen xâm nhập căn cứ không quân chứa vũ khí hạt nhân Mỹ, khiến hệ thống báo động sẵn sàng chiến tranh hạt nhân kích hoạt. Tháng 10/1962, căng thẳng Moskva - Washington nhanh chóng leo thang khi Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba nhằm đáp trả việc Mỹ đặt tên lửa hạt nhân ở Thổ...