Đối thủ mới ở Biển Đông của Trung Quốc
Những hành động ngày một hung hăng, lấn tới của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã thúc đẩy Indonesia tăng cường sức mạnh quân sự theo hướng tập trung nhiều hơn vào mối đe doạ bên ngoài.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa
Sau nhiều năm tập trung vào mối đe doạ ly khai ở quần đảo có độ dài đủ kéo từ New York đến Alaska, Indonesia có kế hoạch triển khai một loạt trực thăng tấn công đến quần đảo của họ ở cực nam của Biển Đông đồng thời tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân. Ứng cử viên hàng đầu cho chức Tổng thống Indonesia trong cuộc bầu cử vào tháng 7 tới – ông Joko Widodo có ý định tăng chi tiêu quốc phòng lên 1,5%.
Việc Indonesia chuyển hướng chiến lược diễn ra khi Trung Quốc đang leo thang trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với Philippines và Việt Nam – hai thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan khổng lồ cùng hàng chục tàu thuyền vào vùng biển của Việt Nam sau khi nước này hồi năm 2012 thành công trong việc giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines.
“Trọng tâm của chi tiêu quốc phòng đang hướng tới việc đối phó với các mối đe doạ từ bên ngoài”, ông Tim Huxley – giám đốc điều hành của Việt Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Singapore, cho biết. Theo ông Huxley, “Indonesia có lập trường rằng Biển Đông không nên trở thành ao nhà của Trung Quốc và rằng sự tự do hàng hải nên được duy trì. Điều đó đang ảnh hưởng đến vấn đề ngân sách quốc phòng cũng như hoạt động chi tiêu, mua sắm quân sự của Indonesia”.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây ở thủ đô Jakarta, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin cho biết, quân đội đang đi được 40% con đường để tiến tới xây dựng một lực lượng quân sự có sức mạnh cần thiết tối thiểu vào năm 2029 để có thể bảo vệ lãnh thổ của mình. Indonesia hiện đang bổ sung vào lực lượng của mình thêm nhiều xe tăng, tàu ngầm, trực thăng và chiến đấu cơ. Theo mục tiêu nằm trong chương trình củng cố sức mạnh quân đội đến năm 2029, Indonesia sẽ mua 274 tàu hải quân, 10 đội chiến đấu cơ và 12 tàu ngầm chạy bằng điện- diesel mới.
“Chúng ta là một phần trong việc duy trì sự ổn định và hòa bình trong khu vực. Đồng thời, chúng tôi cũng khẳng định, chúng tôi phải có một sức mạnh nhất định để có thể hậu thuẫn cho sức mạnh của khu vực”, ông Sjamsoeddin đã nói như vậy.
Indonesia đã tìm cách đứng ngoài các cuộc tranh chấp giữa các nước láng giềng với Trung Quốc ở Biển Đông và Indonesia không phải là một bên có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, Indonesia bắt đầu nói rằng, việc Trung Quốc đưa ra yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò đã xâm phạm đến vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Yêu sách đường 9 đoạn là nền tảng cho những đòi hỏi chủ quyền thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa trong cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng 4 mới đây đã nói, ông muốn một lời giải từ Trung Quốc về yêu sách đường 9 đoạn cũng như đề nghị Liên Hợp Quốc giúp đỡ làm rõ vấn đề trên.
Phó Đề đốc Hải quân Fahru Zaini, phó trợ lý Bộ trưởng An ninh Indonesia trong vấn đề học thuyết quốc phòng chiến lược, hồi tháng 3 đã từng nói, bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc bao gồm việc đòi chủ quyền đối với vùng lãnh hải ngoài khơi quần đảo Natuna ở tỉnh Riau của Indonesia. “Cuộc tranh chấp này sẽ có ảnh hưởng lớn đến an ninh vùng lãnh hải ở Natuna”, ông Zaini cho biết.
Indonesia có 17.000 hòn đảo để quản lý, trải dài trên 5.300km từ đông đến tây. Eo biển Malacca mà Indonesia chia sẻ với Malaysia là một tuyến đường hàng hải then chốt có liên quan đến nền kinh tế của các nước như Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Indonesia muốn đóng một vai trò lớn trong khu vực
“Indonesia là quốc gia lớn nhất ở Đông Nam Á và họ muốn đóng một vai trò tương ứng với vị thế của họ. Bạn sẽ không có được điều đó nếu không phát triển một lực lượng quân đội hiện đại, đủ lớn”, ông Richard Bitzinger – chuyên gia cấp cao của Trường Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, nhận định.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi tiêu quân sự của Indonesia đã tăng lên 81,96 nghìn tỉ rupiah (7,7 tỉ USD) trong năm 2013 từ 72,94 nghìn tỉ rupiah năm 2012. Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng 12,2% trong năm nay, lên tới 141 tỉ USD. Trung Quốc đang đặt mục tiêu xây dựng lực lượng hải quân mạnh để tranh giành chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Mặc dù là một quốc gia biển nhưng Indonesia lại hướng tới mục tiêu xây dựng một “lực lượng cân bằng” giữa lục quân, hải quân và không quân, ông Sjamsoeddin cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng 3. Theo ông này, sở dĩ Indonesia làm như vậy vì “mọi cuộc chiến cuối cùng đều kết thúc trên mặt đất”.
Indonesia không phải là một nước tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang khi chỉ sử dụng chưa đầy 1% GDP cho quốc phòng so với 3% đến 4% trong số các nước ASEAN. Nếu các nước trong khu vực có xe tặng hạng nặng thì Indonesia cũng nên có loại vũ khí đó, ông Sjamsoeddin, 61 tuổi, cho biết đồng thời thêm rằng, một số thiết bị quân sự của họ còn có tuổi đời cao hơn cả ông.
Với việc Trung Quốc đang ngày càng lấn tới ở khu vực phía nam ở Biển Đông, “Lực lượng Vũ trang Indonesia đang củng cố sự hiện diện quân sự ở quần đảo Natuna và hoạt động này bao gồm việc chuẩn bị các cơ sở để các chiến đấu cơ có thể đóng tại quần đảo Natuna”, ông Ian Storey – một chuyên gia cấp cao của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho hay.
Rõ ràng, sau thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này chỉ tập trung vào các mối đe dọa trong nước, Indonesia đang hướng tới việc đối phó với mối đe dọa từ bên ngoài.
Việc Indonesia có thể đi bao xa để đẩy lùi Trung Quốc phụ thuộc vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở nước này Hiện tại, chưa có ứng cử viên nào nói rõ về mục tiêu trong chính sách đối ngoại sắp tới của họ. Ứng cử viên Widodo cam kết sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên mức chiếm 1,5% GDP trong thời gian 5 năm.
Theo_VnMedia
Việt Nam khẳng định luôn theo đuổi hòa bình ở Shangri-La 13
T ại đối thoại Shangri-La lần thứ 13 Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, Việt Nam hết sức kiềm chế và quyết tâm bảo vệ chủ quyền bằng hòa bình.
Chiều ngày 30/5, tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 tại Singapore, trong các cuộc tiếp xúc song phương với đoàn Việt Nam, trưởng đoàn các nước New Zealand, Singapore và Nga đều bày tỏ sự quan tâm tới tình hình căng thẳng ở Biển Đông từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh gặp song phương với Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung - Anh: TTXVN
Tại các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng New Zealand Jonathan Coleman và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng đều bày tỏ sự quan tâm về những diễn biến nguy hiểm hiện nay tại Biển Đông, đang đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thông báo với những người đồng cấp hai nước nói trên rằng, kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Việt Nam đã tích cực liên hệ đối thoại với phía Trung Quốc ở nhiều cấp với mong muốn hai bên kiềm chế, giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình.
Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, Việt Nam hết sức kiềm chế và quyết tâm bảo vệ chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình.
Trong cuộc gặp Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho biết, Nga luôn tin tưởng và coi trọng quan hệ với Việt Nam. Nga cũng theo dõi rất sát sao tình hình khu vực nên nắm rõ vấn đề đang diễn ra trên Biển Đông.
"Vì vậy, chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Chúng tôi phản đối những hành động có thể gây mất ổn định trong khu vực", ông Anatôly Antonov nói.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, Việt Nam luôn coi Nga là người bạn tin cậy, đồng thời bày tỏ mong muốn Nga cùng cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
Tại cuộc gặp Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, khẳng định Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc.
Quan hệ quốc phòng hai nước thời gian qua phát triển tốt đẹp với điểm sáng là hợp tác biên phòng Việt-Trung.
Quân đội hai nước đã tổ chức thành công Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới vào tháng Ba và Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam cũng mới sang thăm tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc vào đầu tháng Năm.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đại cục Việt-Trung, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: "Chúng tôi nghĩ rằng không có gì không giải quyết được, miễn là hai nước cùng thực tâm cố gắng xử lý những vấn đề còn tồn tại bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế".
Theo Vietbao
Khi Trung Quốc bị thách thức chưa từng có Thủ tướng Shinzo Abe hôm qua (30/5) đã thể hiện sự thách thức chưa từng có đối với Trung Quốc khi tuyên bố thúc đẩy tiến trình để Nhật Bản có thể đóng một vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực đồng thời khẳng định chắc nịch rằng Tokyo sẽ "giúp đỡ, hậu thuẫn ở mức cao nhất" cho các nước...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

Eurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung Á

Hàn Quốc: Đồng won chạm mức cao nhất trong hơn 6 tháng

Iran thu hồi bản Kinh Koran viết tay và tiền xu cổ bị đánh cắp tại bảo tàng

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

Tân Giáo hoàng muốn tổ chức hòa đàm Nga - Ukraine tại Vatican
Có thể bạn quan tâm

Né Covid-19 ở Thái Lan, Chu Thanh Huyền cổ vũ Quang Hải từ xa vẫn sang chảnh hết nấc, nhà đẹp, món ngon phát mê!
Sao thể thao
06:59:24 22/05/2025
Cha cõng con trai bị tai nạn tổn thương cơ thể 90% đến tòa tìm công lý
Tin nổi bật
06:59:04 22/05/2025
Thả 2 con rắn trong chung cư vì chó nhà hàng xóm sủa quá ồn
Netizen
06:55:13 22/05/2025
Bắt nam thanh niên "nổ" có bạn gái làm luật sư để lừa đảo
Pháp luật
06:51:13 22/05/2025
Làm 2 món nộm ngon từ loại hoa dân dã lại thanh mát, giúp giải độc, giảm cân, đẹp dáng
Ẩm thực
06:49:47 22/05/2025
Sống trong nhà chồng 4 tầng và 3 thế hệ, tôi ngột ngạt đến mức khó thở
Góc tâm tình
06:43:20 22/05/2025
Full màn thuyết trình của Ý Nhi ở Miss World: "Bắn" tiếng Anh đỉnh nhưng tại sao vẫn bị nói là "khá nông"?
Sao việt
06:12:01 22/05/2025
Nam ca sĩ sở hữu biệt phủ 4000m2 nói thẳng: "Gia đình không phải nơi tính toán lời lỗ"
Tv show
06:04:03 22/05/2025
Cú twist không ngờ trong vụ nữ diễn viên gen Z nghi bại lộ file ghi âm nói xấu rúng động showbiz
Sao châu á
05:59:39 22/05/2025
5 phim lãng mạn Hàn tuyệt hay gần đây nhưng ít người biết đến: Không xem thì quá đáng tiếc!
Phim châu á
05:56:20 22/05/2025