Đối thoại về các chính sách bị người dân phản đối
Đó là nội dung chương trình Đối thoại trẻtháng 11- truyền hình trực tiếp trên sóng VTV6 vào lúc 14h00 ngày 25.11.
Thời gian gần đây, có rất nhiều chính sách và văn bản pháp luật khi ban hành đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía người dân. Ví dụ điển hình là Nghị định 71/2012 NĐ/CP, quy định phạt tiền các phương tiện giao thông không “sang tên đổi chủ” đã có hiệu lực thi hành ngày 10.11.2012. Trong ngày đầu tiên áp dụng, nghị định này đã trở thành đề tài rất “ nóng” trên các diễn đàn, các mạng xã hội và có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh nó.
Một loạt những chính sách, văn bản pháp luật khác cũng rơi vào tình trạng tương tự, như: Quy định cấm dừng- đỗ xe ở 262 tuyến phố Hà Nội, quy định thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ kể từ khi giết mổ, rồi quy định xử phạt người đội mũ không phải là mũ bảo hiểm… Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại xảy ra tình trạng trên? Không thể bàn cãi về tính đúng đắn của những điều luật trên nhưng khi đưa chúng vào đời sống thì tại sao lại khó khăn và gây ra nhiều phản ứng mạnh mẽ trong dư luận như vậy? Vấn đề nằm ở phía cơ quan ban hành chính sách hay từ phía người dân?
Tất cả sẽ được đưa ra bàn luận trực tiếp trong chương trình Đối thoại trẻ tháng 11 . Nhân vật đối thoại của chương trình là bạn trẻ Bùi Tiến Đạt (sinh viên khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội) bạn Nguyễn Thị Mai (đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền), cùng các khách mời là đại diện Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và Cục Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt. Họ sẽ trực tiếp đối thoại về chủ đề một cách cởi mở và thẳng thắn.
Khán giả cũng có thể tham gia cuộc đối thoại bằng cách gửi ý kiến, câu hỏi dành cho các khách mời tham gia chương trình bằng cách: Truy cập trang web http://doithoaitre.vtv.vn- mục webchat hoặc điện thoại về đường dây nóng (04) 626603789 khi chương trình đang truyền hình trực tiếp gửi email, địa chỉ: doithoaitre@vtv.vn nhắn tin theo cấu trúc DTT câu hỏi về 8242.
Theo laodong
Quốc hội và hai chữ "giá như"
Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII vừa bế mạc hôm qua (23.11) với kỷ lục về số phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp. Thế nhưng, vẫn còn hai chữ... "giá như".
Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII vừa kết thúc, một kỷ lục mới về quá trình dân chủ hóa các hoạt động nghị trường được thiết lập với cả thảy 12 phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Ít năm trước, tâm sự với Báo Pháp luật TPHCM về chuyện truyền hình trực tiếp các phiên họp của Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão kể lại chuyện nguyên Bộ trưởng Trần Xuân Giá. Dù là người "thiết tha đổi mới", nhưng ông Giá không thích trả lời chất vấn có truyền hình trực tiếp. "Anh Giá nói khá gay gắt, lẽ nào các bộ trưởng chừng này tuổi rồi mà vẫn phải đứng trước ống kính truyền hình trả lời như trả bài vậy...".
Năm 1994, đề án truyền hình trực tiếp một số phiên họp của Quốc hội- dù được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận và Bộ Chính trị tán thành, nhưng vẫn "căng thẳng đến phút chót". Quanh đi quanh lại vẫn là câu chuyện "trước nay chưa từng làm" "sợ lộ bí mật quốc gia" "sợ mất uy tín người trả lời chất vấn". Thậm chí, lời ông Vũ Mão: "Có người còn cho rằng nước ta chỉ một đảng thì không nên đặt nặng vấn đề giám sát". Thậm chí, đích thân Chủ tịch Quốc hội hồi bấy giờ là ông Nông Đức Mạnh và Phó Thủ tướng thường trực Phan Văn Khải ngay trước phiên truyền hình quyết định "ngay trước giờ G".
Quốc hội đã đúng khi công khai trực tiếp cho dân nghe, dân biết những vấn đề của đất nước. Bởi nỗi lo mất thể diện của một bộ trưởng không thể quan trọng hơn quyền được biết của người dân. Bởi đối với dân, thật khó có thể nói điều gì cần phải bí mật.
Vạn sự khởi đầu nan. Năm 2004- tức là sau 10 năm "truyền hình trực tiếp"- Thủ tướng Phan Văn Khải cũng là vị thủ tướng đầu tiên "trả bài" trước Quốc hội, mở ra một thông lệ tuyệt vời về việc công khai nghĩa vụ và trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ trước Quốc hội, trước cử tri, trước nhân dân.
5 năm trước, khi các phiên họp toàn thể tại hội trường thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước được truyền hình trực tiếp, cử tri đã quan tâm theo dõi không kém các phiên trả lời chất vấn.
Và tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII vừa kết thúc, một kỷ lục mới về quá trình dân chủ hóa các hoạt động nghị trường được thiết lập với cả thảy 12 phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp: Trực tiếp phiên thảo luật kinh tế- xã hội trực tiếp Luật Phòng, chống tham nhũng trực tiếp giám sát khiếu tố đất đai trực tiếp Hiến pháp. Và đặc biệt, phiên chất vấn- theo thông lệ- vẫn được truyền hình trực tiếp.
Không cần phải khảo sát, đánh giá cũng có thể thấy, sự công khai tại Quốc hội làm thỏa mãn rất nhiều nhu cầu thông tin. Người dân tự nghe, tự biết, tự đánh giá và đó chính là những "nguyên liệu của lòng tin" tạo nên sự tin tưởng giữa người dân và Quốc hội, cơ quan đại diện cho họ. Những phiên truyền hình trực tiếp đó chính là những tấm gương để Thủ tướng cũng như các vị bộ trưởng điều chỉnh hoạt động điều hành của mình sao cho phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân.
Tất cả những điều đó sẽ thật là tốt đẹp, nếu như không có hai chữ "giá như".
Trả lời phỏng vấn báo chí sau khi Quốc hội bế mạc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, việc "Quốc hội họp kín về biển Đông là điều rất bình thường". Ông cũng nói thêm rằng:" Khi các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, nếu nắm được chắc các nội dung cụ thể về biển Đông thì sẽ trả lời cho cử tri. Bản thân tôi nếu được cử tri hỏi thì tôi sẽ trả lời".
Vấn đề thời sự mà người dân đang quan tâm là những tấm hộ chiếu Trung Quốc in bản đồ hình lưỡi bò mà họ gọi là "hộ chiếu lưỡi bò". Điều mà họ muốn biết là các dân biểu sẽ nghe gì, bàn gì, nói gì về những điều chướng tai gai mắt đó.
Có thể việc họp kín của Quốc hội- không chỉ ở Việt Nam, là bình thường. Nhưng việc người dân không được biết có lẽ lại không phải là bình thường.
Giá như Quốc hội sẽ không còn những phiên họp kín. Giá như "nội giao" được "tin cậy"- thay vì "tế nhị" - như một năm trước đây Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã từng nói.
Theo laodong
Hoàng Sa, Trường Sa mãi là cốt nhục thiêng liêng... Hàng nghìn năm nay, lớp lớp ngư dân miền Trung không rời tay chèo tấm lưới, gắn chặt đời mình trên biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa bởi nơi đây mãi mãi là cốt nhục thiêng liêng, là phần không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam. Hãy ủng hộ ngư dân bám biển bằng tin nhắn Chương trình "Tấm lưới nghĩa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

59 người chóng mặt, buồn nôn phải vào viện sau khi ăn cỗ cưới

Mặt đất nứt nẻ, bùn màu vàng phun trào ở Phú Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tiến tới miễn viện phí cho tất cả người dân"

Cứu người nhảy sông, phát hiện thêm thi thể dưới cầu ở TPHCM

Lễ diễu binh, diễu hành 30/4 tại TPHCM sẽ áp dụng công nghệ thực tế ảo

TPHCM khuyến cáo người dân mở cửa kính khi pháo lễ 30/4 bắn đạn thật

Việt Nam trao gần 30 tấn hàng cứu trợ cho Myanmar

2 thanh niên đuối nước giữa lòng hồ

Lần đầu đấu giá biển số xe máy: Biển 29AC-555.55 trúng giá 317,5 triệu đồng

Sự thật clip bé trai bán hàng rong bị cô gái tát liên tục

4 ô tô đâm nhau trên đèo Bảo Lộc, hóa chất tràn mặt đường

12 thuyền viên rơi xuống biển sau va chạm tàu, 4 người tử vong
Có thể bạn quan tâm

Mâu thuẫn đất đai, chàng rể đâm 4 anh em bên vợ thương vong
Pháp luật
23:33:18 08/04/2025
Chuyên gia nhận định về cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung
Thế giới
23:28:56 08/04/2025
Hoa hậu Thùy Tiên và loạt nghệ sĩ Việt từng bị nhãn hàng 'phong sát' vì bê bối
Sao việt
23:19:45 08/04/2025
Kay Trần, Thanh Duy đóng phim kinh dị
Phim việt
23:16:17 08/04/2025
Hơn 345 nghìn lượt xem 1 streamer nổi tiếng: "Diss HIEUTHUHAI như này là quá nice rồi"
Nhạc việt
23:05:20 08/04/2025
Chê con dâu không xứng, 1 tuần sau mẹ chồng đến tận nhà thông gia xin lỗi
Góc tâm tình
22:56:01 08/04/2025
"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz Hàn sinh con trai đầu lòng cho người tình hơn tuổi
Sao châu á
22:53:02 08/04/2025
Tranh cãi cảnh "nóng" ở phim Địa đạo: Chân thực hay thi vị hóa chiến tranh?
Hậu trường phim
22:40:21 08/04/2025
Uống hết 7749 sạp dừa Bến Tre, đang hí hửng mong con da trắng nõn nà, mẹ bỉm xém xỉu khi thấy cảnh này
Netizen
22:31:23 08/04/2025
Tiết lộ về kiệt tác phim Việt được thực hiện với kinh phí chưa tới 300.000 đồng
Tv show
22:29:22 08/04/2025