Đối thoại tại Hồng Kông kết thúc trong bế tắc
6h chiều qua 21-10, tại Học viện Y học Hồng Kông Wong Chuk Hang, cuộc đối thoại đầu tiên giữa chính quyền Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) với Hiệp hội Sinh viên Hồng Kông (HKFS), một trong những nhà tổ chức phong trào “ Chiếm Trung tâm” đã được truyền hình trực tiếp.
Người biểu tình theo dõi cuộc đối thoại qua màn hình lớn
Tham gia cuộc đối thoại kéo dài 2 giờ, chính quyền Hồng Kông cử 5 đại diện, dẫn đầu là Cục trưởng Hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Hiệp hội Sinh viên Hồng Kông cũng có 5 đại diện, trong đó có Tổng Thư ký HKFS Chu Vĩnh Khang. Chủ trì cuộc đối thoại là ông Trịnh Quốc Hán, Hiệu trưởng trường Đại học Lĩnh Nam. Nội dung cuộc đàm phán là trao đổi quan điểm và thảo luận về cải cách Luật Cơ bản của Hồng Kông, trong đó có cách thức chọn ra Trưởng Đặc khu trong cuộc bầu cử năm 2017.
Đây là cuộc đối thoại được người dân tại Đặc khu Hồng Kông rất quan tâm sau cuộc đàm phán “hụt” vào đầu tháng 10. Trong cuộc đối thoại, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nhấn mạnh, đây không phải là một cuộc thi đấu, hy vọng HKFS kêu gọi người biểu tình giải tán. Bà Lâm khẳng định chế độ lựa chọn ứng cử viên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đưa ra là hợp lý, cân nhắc cả tài và đức của ứng viên. Tuy nhiên, Chu Vĩnh Khang – Tổng Thư ký HKFS cho rằng, hàng vạn người dân đã xuống đường biểu tình, bất chấp việc cảnh sát dùng hơi cay và dùi cui trấn áp để có được cuộc đối thoại nêu yêu cầu dân chủ với chính quyền. Chu Vĩnh Khang cho rằng phần lớn người Hồng Kông không hài lòng với quyết định ngày 31-8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, yêu cầu ứng viên tham gia đợt bầu cử lãnh đạo đặc khu năm 2017 phải được một ủy ban của chính quyền Trung ương Trung Quốc kiểm duyệt.
Vào phút cuối của cuộc đối thoại, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tổng kết, cải cách hệ thống bầu cử sẽ được thực hiện vào năm 2022 thay vì năm 2017. Tuy nhiên, bà cũng cho biết việc lựa chọn Trưởng Đặc khu vào năm 2017 còn nhiều khoảng trống để chính quyền Hồng Kông xử lý một số vấn đề cụ thể, trong khuôn khổ quyết định ngày 31-8, đồng thời nhấn mạnh “từ hôm nay, cánh cửa đối thoại giữa chính quyền và người dân luôn mở”.
Theo_An ninh thủ đô
Hồng Kông: Đụng độ giữa người phản đối và ủng hộ biểu tình
Hôm qua 13-10, các vụ ẩu đả đã nổ ra tại khu vực trung tâm Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) bị người biểu tình đòi bầu cử dân chủ chiếm giữ sau khi hàng trăm người gồm cả những kẻ bịt mặt xông vào tháo dỡ rào chắn của người biểu tình.
ảnh minh họa
Kênh truyền hình địa phương iCable cho hay, những người phản đối biểu tình trên là các lái xe taxi, nhân viên ngành giao thông và những người không thuộc bất kỳ tổ chức nào. Họ cố gắng dẹp bỏ một số lều trại của người biểu tình vì cho rằng hành động này làm tê liệt giao thông thành phố suốt 16 ngày qua và ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Khi vụ ẩu đả xảy ra, cảnh sát đã nỗ lực tách các bên xung đột và bắt giữ một số người, đồng thời dùng loa kêu gọi các bên bình tĩnh.
Trước đó, sáng cùng ngày, cảnh sát đã bắt đầu tháo dỡ một số rào chắn riêng lẻ tại quận Admiralty và Mong Kok để các phương tiện giao thông qua lại. Cảnh sát nhấn mạnh đây không phải là hành động giải tán người biểu tình.
Theo_An ninh thủ đô
Người biểu tình Hong Kong ăn lẩu, đánh bóng bàn giữa đường Theo CCTV, để chuẩn bị cho kế hoạch biểu tình lâu dài, những người biểu tình ở Đặc khu Hành chính Hong Kong của Trung Quốc đã quyết định sử dụng những vật dụng gia đình ngay giữa đường. Không chỉ sử dụng giường, bàn bóng bàn, bàn mạt chược để vui chơi và nghỉ ngơi, nhiều người thậm chí còn ăn lẩu...