Đối thoại Shangri-La: Thủ tướng Nhật sẽ tuyên chiến với Trung Quốc?
Hôm 29/5, hãng AFP dẫn lại tin từ tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản cho hay, tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ cho thấy Nhật Bản sẽ trở thành đối trọng, ngăn cản sự bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Đối thoại Shangri-La 2014, diễn đàn an ninh quan trọng và có uy tín nhất ở Châu Á, sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến ngày 1/6 với sự tham gia của các đại biểu, quan chức đến từ nhiều cường quốc như Mỹ, Nhật, Trung Quốc và các nước liên quan của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Theo Sankei Shimbun, một trong 5 tờ báo quốc gia của Nhật Bản, tại Đối thoại Shangri-La, ông Abe sẽ tuyên bố Tokyo và đồng minh Mỹ sẵn sàng cùng nhau tăng cường hợp tác an ninh với các nước thành viên ASEAN.
Sankei Shimbun cho rằng, không có nghi ngờ gì về việc ông Abe coi Trung Quốc là nước đã làm leo thang rất nhiều những căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông.
Theo Giáo sư Koichi Nakano, chuyên gia nghiên cứu khoa học chính trị tại Trường Đại học Sophia Tokyo, ông Abe “có thể sẽ tuyên bố Nhật Bản có mục tiêu đảm nhận những vai trò tích cực hơn ở châu Á bằng cách sử dụng nền tảng đồng minh Mỹ – Nhật”.
Video đang HOT
Thủ tướng Abe đã tuyên bố sẽ hỗ trợ cho Philippines và Việt Nam cả về vật chất và tinh thần, đồng thời với kế hoạch viện trợ tàu tuần duyên cho cả hai nước.
Ngoài ra, theo tờ Guardian của Anh, hôm 15/5, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã kêu gọi sửa đổi lại hiến pháp hòa bình để cho phép quân đội Nhật Bản tham gia vào các cuộc xung đột ở nước ngoài.
Theo các chuyên gia, ông Abe hi vọng nhiều quốc gia khác trong khu vực nhận thấy sự giúp đỡ nói trên là dấu hiệu thể hiện sự sẵn sàng hợp tác của Nhật.
Còn theo hãng tin Kyodo (Nhật Bản), tại Đối thoại Shangri-La, ông Abe sẽ thúc giục Trung Quốc tôn trọng luật pháp trong bối cảnh các nước trong khu vực đều đã nhận thấy rằng nước này đang ngày càng trở lên hung hăng.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga cho hay ông Abe sẽ kêu gọi tiến hành “các cuộc thảo luận mang tính xây dựng” nhằm làm giảm căng thẳng mà Trung Quốc đang khơi mào với một số nước ASEAN cũng như với Nhật Bản.
Yoshihide Suga cho rằng tại Đối thoại Shangri-La, ông Abe sẽ nói: “Đối với tình hình căng thẳng leo thang tại Biển Đông và Hoa Đông, chúng tôi hi vọng rằng các cuộc thảo luận mang tính xây dựng sẽ diễn ra để hướng tới ổn định và hòa bình trong khu vực”.
Theo AFP, kể từ khi lên nắm quyền hồi cuối năm 2012, ông Abe đã rất tích cực thể hiện thái độ ủng hộ các nước ASEAN. Ông đã đi thăm cả 10 nước thành viên ít nhất một lần.
Trong khi đó, ông chưa từng đến Trung Quốc và cũng chưa từng gặp ông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ nhật báo Sankei Shimbun của Nhật Bản. Đây là tờ báo có số lượng phát hành lớn thứ 6 tại Nhật Bản và được coi là một trong 5 tờ báo quốc gia.
Theo Infonet
Mỹ - Nhật dựa vào phản ứng của Trung Quốc để gia tăng sức mạnh quân sự?
Một đám đông người biểu tình đã tập trung gần phủ thủ tướng Nhật Bản vào tối thứ 4 (23/4), nhằm biểu tình chống lại chuyến thăm của tổng thống Obama và cuộc họp giữa hai nước Mỹ - Nhật sẽ diễn ra vào thứ 5 (24/4).
Những người biểu tình đã lớn giọng về những vấn đề nhạy cảm hiện nay như chuyến viếng thăm đền Yasukuni, nỗ lực thay đổi hiến pháp của chính phủ, nới lỏng lệng cấm phát triển quân đội của Nhật và xây dựng một vài căn cứ quân sự mới ở Okinawa.
Tổng thống Obama đã đến Tokyo vào tối 23/4 ở sẽ ở lại Nhật trong 3 ngày tiếp theo
Người biểu tình đã giơ cao những biển hiệu có nội dung phản đối ông Shinzo Abe, phản đối chiến tranh và phản đối cả đền Yasukuni.
Những người biểu tình đã chỉ ra rằng Mỹ và Nhật đang sử dụng "sự đe doạ từ Trung Quốc" là cái cớ đề mở rộng sức mạnh quân sự. Họ cho biết nếu hai bên Mỹ - Nhật quyết định tăng cường hợp tác quân sự và Nhật Bản có thể tự xây dựng quân đội của mình, hoà bình và ổn định ở châu Á cũng như cả thế giới sẽ bị ảnh hưởng.
"Chính phủ của ông Abe đã thực hiện một loạt những hành động và tuyên bố có thể làm bất ổn khu vực đông Á, và giờ họ vẫn hi vọng có thể nới lỏng được lệnh cấm xây dựng quân đội và tăng cường sức mạnh ở căn cứ quân sự Okinawa. Chuyện này thật nực cười", một người dân trả lời phỏng vấn.
Bà Nomura, một người dân có quan điểm phản đối căn cứ quân sự Mỹ ở thành phố Nago, Okinawa cho biết: "Okinawa không nên trở thành căn cứ quân sự một lần nữa. Quân đội Mỹ và lực lượng an ninh Nhật Bản nên tránh xa nơi này ra".
Tổng thống Obama đã đến Tokyo vào tối thứ 4 (23/4), và sẽ ở lại Nhật trong 3 ngày. Ông Obama sẽ có cuộc họp bàn chính thức với thủ tướng Shinzo Abe vào thứ 5 (25/4). Những nước còn lại trong chuyến thăm của tổng thống Obama còn có Hàn Quốc, Malaysia và Philippines.
Theo ANTD
Đền Yasukuni tiếp tục gây sóng gió trong quan hệ Nhật - Trung, Hàn Hôm 21-4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gửi một món đồ lễ đến ngôi đền Yasukuni, nhân dịp lễ hội mùa xuân được tổ chức thường niên, động thái này làm dấy lên những phản ứng gay gắt từ Hàn Quốc và Trung Quốc, vốn xem nơi này là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt trong quá khứ của Nhật...