Đối thoại Shangri-La 2024: Chiến lược hội tụ mới của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, sáng 1/6, các phiên họp toàn thể của Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 đã bắt đầu bằng bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin về đối tác chiến lược của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Ông Lloyd Austin cũng tham gia phiên hỏi đáp ngay sau bài phát biểu.
Bộ trưởng Lloyd Austin khẳng định Mỹ vẫn ưu tiên hiện diện tại châu Á. Ảnh: Lê Dương/TTXVN tại Singapore
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin, đây là lần thứ 4 ông đến Singapore với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng và là chuyến thăm thứ 10 tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng với tư cách đó. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nêu bật những tiến triển đạt được trong việc tăng cường an ninh, ổn định và tương lai của khu vực. Ông Austin khẳng định cam kết của Mỹ đối với sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu hợp tác trong việc giải quyết các thách thức an ninh và đầu tư vào các năng lực thúc đẩy an ninh và ổn định lâu dài.
Đáng chú ý, ông Austin nêu bật chiến lược hội tụ mới của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo đó tập hợp các quốc gia xung quanh các nguyên tắc và giá trị chung để đối phó với các mối đe dọa và thách thức, từ biến đổi khí hậu đến bóng ma của bệnh dịch, từ mối nguy hiểm hạt nhân đến chủ nghĩa khủng bố và bất ổn ở Trung Đông… Ông nhấn mạnh đến đạo luật CHIPS và coi đó là định nghĩa về một kỷ nguyên an ninh mới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Theo ông Austin, mô hình “trung tâm và nan hoa” cho an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương giờ đây sẽ được thay thế bằng “sự hội tụ mới” của “tập hợp các sáng kiến và thể chế chồng chéo và bổ sung cho nhau, được thúc đẩy bởi một tầm nhìn chung và ý thức chung về nghĩa vụ chung”.
Video đang HOT
Bài phát biểu của Bộ trưởng Lloyd Austin thu hút sự quan tâm tại diễn đàn. Ảnh: Lê Dương/Pv TTXVN tại Singapore
Ông Austin cũng nhấn mạnh nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và luật pháp quốc tế, cởi mở, minh bạch và trách nhiệm giải trình, phẩm giá bình đẳng cho mọi người và giải quyết hòa bình các tranh chấp thông qua đối thoại.
Sau phiên họp về Mỹ, các đại biểu đã tiếp tục bàn về quản lý khủng hoảng và hợp tác an ninh trong khu vực, được nghe những quan điểm đến từ lãnh đạo các nước Timor Leste, Pháp, Hàn Quốc, Campuchia, Australia, Liên minh châu Âu.
Những kỳ vọng từ cuộc gặp hiếm hoi giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Trung?
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc dự kiến có cuộc đàm phán trực tiếp tại Singapore vào cuối tuần này, mang lại hy vọng về các cuộc đối thoại quốc phòng tiếp theo nhằm ngăn chặn các tranh chấp vượt khỏi tầm kiểm soát.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (trái) sẽ gặp người đồng cấp Trung Quốc Đổng Quân khi họ tham dự Đối thoại Shangri-La từ ngày 31/5 đến 2/6. Ảnh: EPA-EFE.
Theo hãng tin AFP, cuộc gặp dự kiến giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Đổng Quân tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La tổ chức tại Singapore sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa bộ trưởng quốc phòng của hai nước sau 18 tháng.
Đối thoại Shangri-La là sự kiện quy tụ thường niên của các bộ trưởng quốc phòng từ khắp nơi trên thế giới, trong những năm gần đây đã trở thành "sân khấu" để phản ánh quan hệ Mỹ-Trung.
Sự kiện, khai mạc vào ngày 31/5, diễn ra một tuần sau khi Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận quân sự quanh khu vực Đài Loan (Trung Quốc). Bắc Kinh cũng tức giận trước mối quan hệ quốc phòng ngày càng sâu sắc của Washington ở châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là với Philippines.
Cuối năm 2022, phản ứng trước chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc đó là bà Nancy Pelosi, Trung Quốc đã quyết định ngừng đối thoại quân sự với Mỹ.
Trong một nổ lực hàn gắn, sau hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 11 năm ngoái, hai nước đã nhất trí khởi động lại các cuộc đàm phán quân sự cấp cao. Hồi tháng 4, Bộ trưởng Austin và người đồng cấp Đổng Quân đã có cuộc điện đàm.
Cuộc gặp tới giữa hai nhân vật cấp cao trên ở Singapore được đánh giá là cuộc gặp quan trọng nhất về vấn đề quốc phòng kể từ hội nghị thượng đỉnh năm ngoái. Trước đó, tại Đối thoại Shangri-La năm 2023, hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Trung Quốc chỉ đơn giản trao nhau cái bắt tay trước bữa tối của sự kiện và không có thêm bất kỳ cuộc trò chuyện nào.
Mustafa Izzuddin, nhà phân tích các vấn đề quốc tế cấp cao của công ty tư vấn Solaris Strategies Singapore, nhận định với AFP: "Hy vọng cuộc gặp giữa hai bộ trưởng sẽ là khởi đầu cho việc nối lại quan hệ một cách thận trọng nhằm thiết lập lại các đường dây liên lạc cởi mở giữa các lực lượng quân sự".
Tại hội nghị thượng đỉnh năm ngoái, Tổng thống Mỹ Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí thiết lập một kênh liên lạc giữa Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ và các chỉ huy của Trung Quốc chịu trách nhiệm về các hoạt động quân sự gần Đài Loan, Nhật Bản và Biển Đông. Nhà phân tích Izzuddin mô tả những lần trao đổi như vậy là cần thiết.
Bộ trưởng Quốc phòng hai nước sẽ có bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, trong đó họ sẽ đề cập đến thách thức an ninh của quốc gia mình. Trong khi Washington ngày càng lo ngại về khả năng quân sự đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc thì Bắc Kinh công khai phản đối trước việc Mỹ thường xuyên triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu ở eo biển Đài Loan và Biển Đông.
Mỹ công bố gói viện trợ vũ khí mới cho Ukraine Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 26/4 đã công bố gói viện trợ vũ khí mới cho Ukraine trị giá 6 tỷ USD. Hệ thống rocket pháo binh cơ động cao (HIMARS) M142 của Mỹ được giới thiệu tại triển lãm hàng không Dubai 2021. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời họp báo, ông Austin nhấn mạnh: "Đây là gói hỗ trợ lớn...