Đối thoại Mỹ-Trung: Đừng thêm dầu vào lửa tại Biển Đông
Đối thoại Chiến lược và Kinh tế MỹTrung (S&ED) tập trung thảo luận một loạt vấn đề hai bên đang bất đồng hoặc có tiếng nói chung.
S&ED được tổ chức tại thủ đô Washington trong hai ngày 23 và 24/6 (giờ địa phương). Dẫn đầu phái đoàn nước chủ nhà tại S&ED là Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Bộ Tài chính Jacob Lew. Đoàn Trung Quốc cực kỳ hùng hậu với sự tham gia của hơn 400 quan chức, được dẫn đầu bởi Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì.
Mỹ thông báo những quan ngại về tranh chấp biển và an ninh mạng tại Đối thoại chiến lược Mỹ – Trung
Phát biểu tại phiên khai mạc S&ED, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden hối thúc Trung Quốc trở thành một thành viên có trách nhiệm trong hệ thống quốc tế. Ông Biden nêu rõ Mỹ và Trung Quốc có nhiều bất đồng sâu sắc nhưng quan hệ song phương là “quá quan trọng” và thế giới phụ thuộc vào sự thành công chung của hai nước.
“Chúng ta cần trung thực và thẳng thắn về việc quan hệ hai nước hiện ở đâu và những gì đặt ra phía trước cho mối quan hệ sẽ định hình thế kỷ 21 này. Hai nước còn bất đồng trong nhiều vấn đề quan trọng nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta ngừng hợp tác với nhau”.
Phó Tổng thống Biden cũng đưa ra cảnh báo mạnh mẽ với Trung Quốc khi nhấn mạnh rằng các quốc gia có trách nhiệm cần tuân thủ luật pháp quốc tế và phối hợp với nhau để đảm bảo các tuyến hàng hải quốc tế luôn được khai thông đối với hoạt động thương mại. Theo ông Biden, 80% hàng hóa thế giới được vận chuyển qua đường biển và việc mở cửa cũng như bảo vệ các tuyến hàng hải đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết do sự liên kết của toàn thế giới.
Video đang HOT
Phó Tổng thống Mỹ nêu rõ những quốc gia từ bỏ biện pháp ngoại giao để quay sang sử dụng vũ lực hoặc hăm dọa để giải quyết các tranh chấp sẽ chỉ gây ra những bất ổn.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm căng thẳng chứ không phải “thêm dầu vào lửa” tại Biển Đông và Hoa Đông, đồng thời nêu rõ Trung Quốc và Mỹ cần nghiêm chỉnh thực hiện những cam kết đã đưa ra trong mọi lĩnh vực.
“Chúng ta không thể cam kết một đằng rồi sau đó lại làm một nẻo. Chúng ta phải tôn trọng những cam kết mà mình đưa ra, và thế giới đang dõi theo Trung Quốc và Mỹ thực hiện những cam kết đó.”
Về phần mình, Trung Quốc cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ xây dựng với Mỹ khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông bày tỏ:
“Mỹ và Trung Quốc cần duy trì quan hệ song phương theo đúng quỹ đạo, miễn là chúng ta chia sẻ một quan điểm tổng thể, tôn trọng và chấp nhận các lợi ích cốt lõi của nhau, cam kết thực hiện cách tiếp cận mang tính xây dựng để giảm hiểu lầm và toan tính sai.”
Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương cũng khẳng định rằng dù hai bên còn bất đồng nhưng đối thoại luôn được ưu tiên hơn đối đầu.
Phải trừng phạt Trung Quốc vì các vụ tấn công mạng?
Bên cạnh vấn đề Biển Đông, an ninh mạng cũng là vấn đề vô cùng quan trọng được đề cập trong S&ED.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jacob Lew cho biết Washington “quan ngại sâu sắc” về các vụ tấn công mạng do chính phủ các nước “tài trợ” nhằm đánh cắp bí mật thương mại của các công ty và doanh nghiệp. Đáp lại, ông Dương Khiết Trì khẳng định Trung Quốc sẽ làm việc với các nước khác về những vấn đề an ninh mạng.
Dù không nêu đích danh nước nào nhưng ai cũng biết ông Lew muốn ám chỉ Trung Quốc sau khi xảy ra vụ tấn công nghiêm trọng nhằm vào hệ thống mạng máy tính của Văn phòng Quản lý Nhân sự Mỹ (OPM). Báo NLĐ dẫn thông tin trên đài CNN hôm 22/6 cho biết, các quan chức Mỹ cáo buộc tin tặc Trung Quốc xâm phạm dữ liệu của ít nhất 18 triệu người đã và đang làm việc cho chính phủ liên bang trong vụ tấn công này, cao hơn con số 4,2 triệu người mà OPM công khai thừa nhận trước đó.
Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio, ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, vừa viết thư thúc giục Tổng thống Barack Obama áp đặt các biện pháp trừng phạt Trung Quốc vì “đứng sau những vụ tấn công mạng nhằm vào Mỹ”. Bắc Kinh đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc trên, đồng thời tố ngược Mỹ mới là nước tích cực nhất trong hoạt động do thám trên mạng nhằm vào các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ yêu cầu Trung Quốc: Biển Đông phải được "để ngỏ và bảo vệ'
Trong đối thoại Mỹ-Trung, Phó Tổng thống Mỹ cảnh báo Trung Quốc rằng mọi tuyến đường biển quốc tế phải được "để ngỏ và bảo vệ" nhằm đảm bảo các tuyến giao thương trọng yếu.
Tin tức từ Reuters ngày 23/6 cho hay, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Mỹ và Trung Quốc cần phải "trung thực và thẳng thắn" trong quan hệ song phương trong tương lai đồng thời Bắc Kinh phải đảm bảo sự tự do lưu thông trên các tuyến đường biển quốc tế.
Tàu chiến TQ thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập răn đe, ra oai trên khu vực Biển Đông
Vòng đối thoại Mỹ-Trung năm 2015 bắt đầu ngày 22/6 tại Washington bao gồm ba phần: Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung (S&ED) lần thứ bảy; Tham vấn về giao lưu nhân dân-nhân dân (CPE) lần thứ sáu và Đối thoại an ninh chiến lược (SDD) lần thứ năm.
Chủ trì vòng đối thoại lần này về phía Mỹ có Phó Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew. Trong khi đó, dẫn đầu đoàn Trung Quốc là Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì.
Theo Tân Hoa xã, tại cuộc Đối thoại An ninh Chiến lược (SDD) lần thứ 5 diễn ra ngày 22/6, Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí hợp tác tăng cường lòng tin chiến lược giữa hai nước, đồng thời duy trì đối thoại và liên lạc về các vấn đề liên quan đến an ninh.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Đối thoại Mỹ-Trung: Mỹ quan ngại về tranh chấp biển và an ninh mạng Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình căng thẳng tại các vùng biển ở Đông Á cũng như các vụ tấn công mạng, tại Đối thoại Mỹ Trung lần thứ 7. Tuy nhiên, cả Mỹ và Trung Quốc đều khẳng định sẽ không để những bất đồng về an ninh ảnh hưởng tới quan hệ chung giữa hai nước....