Đổi thay ở một vùng đất khó khăn
Từng là một vùng đất hoang vu, cằn cỏi, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều trở ngại, đời sống người dân bấp bênh, nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, người dân ấp Tà Lọt (xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) đã tiếp cận được các mô hình sản xuất mới và đẩy mạnh ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó, bức tranh kinh tế dần được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng nâng cao.
Những cơn mưa đầu mùa trong những ngày cuối tháng 4 đã xua tan đi cái nóng oi bức đến khó chịu của vùng đất Tà Lọt. Men theo con đường quanh co dọc theo chân núi, không khó để bắt gặp những ngôi nhà tường khang trang, kiên cố; những vườn xoài xanh um hay những điểm tập kết nông sản nằm rải rác trên các tuyến đường. Đây là kết quả sau thời gian nỗ lực vượt khó của người dân nơi đây.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Ngô Văn Đấu, một trong những người đến đây định cư từ rất sớm. Rót ly trà mời khách, ông Đấu trầm ngâm cho biết, trước đây khi nhắc đến vùng đất Tà Lọt này, ai cũng nghĩ tới một vùng đất nghèo khó, đường sá đi lại hết sức khó khăn, canh tác nông nghiệp không thuận lợi, sản xuất manh mún nhỏ lẻ, mang nặng tính tự cung tự cấp; đời sống người dân thiếu thốn đủ bề… Đó quả thật là những năm tháng khó quên đối với người dân nơi đây, nhất là đối với ông Đấu. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ đồng bộ của Đảng, nhà nước với nhiều chủ trương, chính sách cùng sự quyết tâm, nỗ lực vượt khó của người dân đã dần tạo nên sự chuyển biến tích cực, cuộc sống được cải thiện, so với trước…
Những vườn xoài trĩu quả
Đặc biệt, quá trình đó phải kể đến sự thay đổi về tư duy trong sản xuất nông nghiệp, bà con ở đây đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tế và áp dụng tốt những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp. Nhờ vậy, việc sản xuất gặp nhiều thuận lợi, năng suất cây trồng mỗi năm một tăng, kinh tế người dân tiến triển tốt. “Những tán cây rừng ngày nào nay đã được thay bằng các loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, như: mãng cầu, xoài, bưởi…
Hiện nay, đa số người dân ở vùng đất Tà Lọt canh tác chủ yếu là cây xoài với các giống xoài đã khẳng định được giá trị và mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Hòa Lộc, xoài tượng da xanh, thanh ca… Thu nhập bình quân từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/năm tùy theo diện tích đất canh tác” – ông Đấu chia sẻ.
Để gia tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản, nông dân còn được tuyên truyền, vận động tham gia các mô hình liên kết sản xuất, trong đó phải kể đến Tổ Hợp tác trồng xoài An Sơn Bảy Núi. Thông qua việc liên kết đã tạo điều kiện cho nông dân tham gia các buổi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, từng bước nâng cao trình độ tay nghề trong sản xuất, được hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho nông sản… nhờ vậy mà đời sống người dân ngày càng đi lên.
Video đang HOT
Anh Chiến (một người nông dân ở ấp Tà Lọt) chia sẻ: “Tham gia canh tác xoài theo hướng VietGAP, các thành viên thời gian đầu gặp một số khó khăn, như: chưa quen với các quy trình canh tác, phương pháp sản xuất mới… Nhưng nhờ sự hỗ trợ của cán bộ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật canh tác, các thành viên trong tổ dần nắm bắt được quy trình sản xuất, việc canh tác trở nên thuận lợi hơn, trình độ sản xuất được nâng cao, nhận thức của bà con về môi trường cải thiện đáng kể”.
Ngoài ra, để đa dạng chủng loại hàng hóa nông sản, nông dân còn trồng thêm các loại rau màu khác trong mùa mưa để nâng cao thu nhập cho gia đình. Nhờ kinh tế gia đình được cải thiện, người dân đã tham gia đóng góp kinh phí xây dựng những con đường chạy dọc theo chân núi Cấm để phục vụ việc đi lại, từ đó sản xuất của bà con thuận lợi hơn.
Khi kinh tế phát triển tạo đà cho sự phát triển đời sống tinh thần của người dân. Những năm gần đây, khi màn đêm buông xuống, nơi đây không còn cảnh yên ắng, tĩnh mịch. Thay vào đó là ánh sáng từ những ngôi nhà khang trang, kiên cố. Ông Thạch Viên (một người dân sinh sống ở đây) cho biết, trước đây, người dân chủ yếu sử dụng bình ắc-quy để thắp sáng mỗi đêm, không thể xem ti-vi hay sử dụng các phương tiện truyền thông khác.
“Vài năm gần đây, nhiều hộ dân đã bắt đầu được sử dụng điện lưới và điện năng lượng mặt trời. Tuy quy mô đầu tư có khác nhau, nhưng gần như nhà nào cũng có đủ năng lượng để phục vụ sinh hoạt và sản xuất” – ông Thạch Viên chia sẻ.
Được sử dụng điện lưới quốc gia, người dân ở ấp Tà Lọt ai cũng vui mừng, phấn khởi, nhiều nhà đã mua sắm ti-vi, tủ lạnh, nồi cơm điện… phục vụ cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Các em nhỏ có đèn điện thắp sáng để học vào buổi tối.
Ông Sơn Nương (một người dân địa phương) cho biết, điện không chỉ đem lại nguồn thắp sáng mà còn giúp chúng tôi nắm bắt được thông tin, những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, biết được những tiến bộ khoa học – kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất; thấy được những mô hình hay, cách làm hiệu quả của các địa phương khác để làm theo. Nhờ vậy mà đời sống người dân ở đây thêm ấm no, sung túc.
Đà Lạt thời xưa nhìn từ trên cao
Không phải cảnh tượng chen chúc bởi những tòa nhà cao tầng, Đà Lạt của quá khứ là một vùng đất thoáng đãng, thưa thớt dân cư.
Thời xe ngựa được dùng làm phương tiện di chuyển chủ yếu, Đà Lạt là một vùng đất với những sườn đồi thoai thoải, con đường đất rộng rãi và từng ngôi nhà mái ngói nhỏ, thấp thoáng dưới thung lũng.
Đà Lạt dần phát triển, số lượng dân cư đông đúc hơn. Những khu nhà bê tông, các tòa cao tầng bắt đầu mọc lên giữa sườn đồi, đất canh tác. Giữa trung tâm thành phố, khu vực bên hồ Hồ Xuân Hương còn thưa thớt nhà ở.
Thành phố Đà Lạt nổi bật với những con đường rộng rãi, thẳng tắp và nối liền nhau. Khu vực trung tâm giai đoạn này còn thoáng đãng và ít nhà cửa. Nằm giữa lòng thành phố, Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, điểm tham quan nổi tiếng của Đà Lạt.
Chợ Đà Lạt nhìn từ trên cao trong bộ ảnh xưa là một trong những tòa nhà lớn ở Đà Lạt khi mới khánh thành. Khu chợ được xây dựng trên diện tích rộng với mặt tiền nổi bật cùng vòng xoay lớn và con đường thẳng tắp dẫn ra hồ Xuân Hương.
Được xây dựng từ năm 1929, chợ Đà Lạt nằm trong khu trung tâm Hòa Bình, là khu vực giao thương nhộn nhịp, sầm uất của địa phương. Cây cầu đi bộ, điểm check-in nổi tiếng của giới trẻ, nằm trong hạng mục được xây dựng thêm vào năm 1958.
Trung tâm giao thương chính của thành phố tập trung rất nhiều mặt hàng buôn bán khác nhau, từ quần áo, mũ nón đến thực phẩm rau củ, quả...
Vào khoảng những năm 1960, đường phố Đà Lạt đặc trưng với nhà, biệt thự thiết kế theo kiến trúc phương Tây. Những ngôi nhà nằm san sát dọc theo con đường quanh co trên đồi thông.
Bức ảnh thác Cam Ly được chụp từ máy bay vào năm 1969. Nằm cách chợ Đà Lạt khoảng 2 km, thác Cam Ly nổi tiếng với những câu chuyện huyền thoại, thu hút nhiều du khách ghé thăm.
Anh Tú
Bảo vệ rừng qua thời kỳ nguy hiểm Trước khi bắt đầu mùa mưa (khoảng giữa tháng 5-2020) vùng Bảy Núi - An Giang đang phải trải qua mùa khô khắc nghiệt nhất trong hàng chục năm qua. Nhiệt độ tăng cao, lượng nước thiếu trong khi hơn 7.000ha rừng đang trong vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm. Tăng cường lực lượng...