Đổi thay ở “bản đẻ”
Không như một số bản xa của Mường Lát, người Mông ở Pha Đén hoàn toàn có quyền tự hào bởi trong bản đã có nhiều người làm cán bộ.
Đơn cử như ông Lầu Minh Pó, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát cũng là người con của bản này. Lớp kế cận thì có anh Lầu Mai Dơ, Bí thư Đảng ủy xã Nhi Sơn (Mường Lát).
Từ trên bản Pha Đén nhìn xuống, cảnh vật như thu vào tầm mắt.
Trong mâm cơm ấm cúng của người vùng cao đón khách, Ngân Văn Bình đang công tác tại Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện Mường Lát hồ hởi hỏi tôi: Anh lên vùng biên nhiều, đã bao giờ anh đặt chân lên “bản đẻ” chưa?. Tôi ngạc nhiên bởi đây là lần đầu được nghe đến danh xưng này. “Bản đẻ là bản nào vậy?
Tại sao lại gọi là bản đẻ? Đường lên đó có xa không?” – tôi hỏi Bình. Bình từ tốn: “Bản đẻ” là biệt danh của bản Pha Đén, xã Pù Nhi (Mường Lát) chừng 7 – 10 năm trở về trước. Lý do vì hồi đó tỷ lệ sinh ở bản này rất cao, trung bình mỗi gia đình đẻ khoảng 5 đứa con trở lên.
Mãi sau, trình độ dân trí nâng cao thì họ mới hạn chế đẻ, cuộc sống vì thế có nhiều đổi thay, phát triển. Đây là bản của dân tộc Mông, anh có hứng thú em sẽ dẫn lên tìm hiểu. Câu giải thích cùng với lời đề nghị đầy tính gợi mở của Bình khiến tôi không khỏi vui mừng, vội vàng giao phó “trách nhiệm”: “Nhất định anh phải lên bằng được bản Pha Đén. Bình chịu khó làm “hướng dẫn viên du lịch” cho anh nhé!”.
Quãng đường từ trung tâm xã Pù Nhi lên đến bản Pha Đén dài chừng 8km, đã được bê tông hóa, đi hết khoảng 15 phút. Bình chở tôi trên chiếc mô tô dream đời cũ – “con chiến mã” đã cùng cậu rong ruổi khắp các bản, làng của huyện Mường Lát. “Có con đường đổ bê tông này là may lắm rồi. Hơi dốc chút nhưng xe mô tô đã lên được đến tận bản. Trước năm 2015, khi vẫn còn con đường đất, cứ hễ trời mưa là lầy lội, trơn trượt, muốn lên bản Pha Đén là cả một vấn đề nan giải” – Bình nói.
Khi chúng tôi còn cách bản khoảng 5 phút đi xe, Bình chủ động dừng xe trên một con dốc cao, đoạn hướng ánh nhìn của tôi xuống phía dưới thung lũng, rồi bảo: Pha Đén là bản cao nhất ở xã Pù Nhi, với độ cao gần 1.500m so với mặt nước biển, đây cũng là bản Mông cao nhất ở huyện biên viễn Mường Lát, đồng thời cũng là bản cao nhất của tỉnh, chính vì thế Pha Đén được ví như “nóc nhà” của xứ Thanh.
Anh có thể đứng ở vị trí này chụp lấy vài bức ảnh phía dưới làm kỷ niệm. View đẹp, anh ạ!. Tôi mỉm cười, hỏi vặn lại Bình về ý nghĩa của cái tên “Pha Đén”. Không hổ danh “thổ địa” vùng biên, Bình ôn tồn trả lời: “Pha” nghĩa là núi, “Đén” là ở trên trán cao, có nghĩa là cao, muốn nhìn thấy thì phải ngước mắt nhìn lên. Bản người Mông này luôn có mây mù quanh năm bao phủ. Khí hậu Pha Đén bốn mùa mát mẻ. Cái tên của mảnh đất “ngày đến sớm, đêm về muộn” này cũng xuất phát từ thực tế ấy.
Tiếp thu được nhiều kiến thức từ phía người bạn đồng hành, tôi tự tin đặt chân vào bản Pha Đén. Trưởng bản Lâu Văn Đua đã đứng đợi chúng tôi từ khi nào, ông nở nụ cười sảng khoái để chào đón những vị khách vãng lai. Rồi ông chỉ tay về phía những mái nhà lợp tôn đang thấp thoáng sau những đồi lúa nương, đẹp tựa như một bức tranh, rồi hồ hởi giới thiệu: Bản Pha Đén hiện có 83 hộ người Mông, với 408 nhân khẩu, phân bố dọc theo con đường mòn dài 4,7km.
Do khó khăn về giao thông nên kinh tế đồng bào nơi đây chủ yếu là tự cấp, tự túc. Cây trồng chủ lực là lúa nương, ngô với 45 ha lúa nương và 40 ha ngô. Trước năm 2010, số hộ nghèo của bản lên tới 90%, thu nhập đầu người dưới 5 triệu đồng/người/năm. Từ khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt mấy năm trở lại đây, bà con được cán bộ cấp giống ngô lai, được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, được bộ đội tuyên truyền phải chăn nuôi nhiều bò, chăm sóc rừng nên đời sống bà con ngày càng khá giả, nhà nào cũng mua được xe máy, tivi. Tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm xuống dưới 50%, 100% trẻ em được đến trường đúng độ tuổi…
Video đang HOT
Tôi ghi chép đầy đủ những thông tin của trưởng bản cung cấp, rồi đề nghị anh dẫn đi thăm một vòng quanh bản. Trời đổ bóng sang chiều. Một tốp thanh niên đang tụ tập trước cửa hàng tạp hóa ngay giữa bản, họ đưa ánh mắt thân nhìn tôi. Gương mặt sáng sủa, vóc người cao ráo, quần áo hợp mốt…
khác xa hình ảnh những ông bố trẻ gầy gò, đầu tóc bù xù, quần áo lấm lem, địu con đi liu xiu mà tôi đã từng thấy ở vùng cao. Xa xa, đám trẻ chân trần dẫm đều trên đất, gương mặt đẫm mồ hôi đang chạy theo trái bóng ở khu đất nhỏ chừng 30m2 trước nhà trưởng bản. Một bãi cỏ rộng ở trung tâm bản được tận dụng để làm sân bóng chuyền. Ngoài thời gian lao động, giờ đây những người đàn ông Mông không còn mải mê đi tìm thú vui từ men rưụ nữa, thay vào đó là thả hồn vào những đường bóng, dù động tác còn ngượng, dù thiếu thốn nhưng ở đó đã có sự đổi mới từ bên trong suy nghĩ.
Mải chạy theo xúc cảm yêu thương về mảnh đất bình yên này, tôi bỗng giật mình bởi tiếng lục lạc của đàn trâu đang tiến đến từ phía sau. Đứng sát vào đường, anh Đua ghé tai tôi thủ thỉ: “Đàn trâu đó là của hộ gia đình anh Lâu Văn Thi – người đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế của bản”.
Nhìn người đàn ông với vóc dáng nhỏ thó, thân hình mảnh khảnh, phong thái thiếu tự tin, tôi không dám nghĩ anh đang là chủ nhân của một loạt tài sản mang lại giá trị kinh tế: Hai ao thả cá mỗi ao rộng 500m2, đàn trâu 15 con, hàng trăm con gia cầm. Mỗi năm từ việc trồng trọt, chăn nuôi, nếu được thời tiết ủng hộ thì số tiền 200 triệu đồng thu nhập đối với gia đình anh không phải là quá khó.
Trước khi rời bản, tôi có ghé thăm Trường Mầm non xã Pù Nhi khu Pha Đén. Đó là dãy nhà cấp 4 với 2 phòng học, lợp prô-xi măng đang sập sệ xuống cấp, với tổng cộng 30 học sinh. Bên trong lớp học, cô giáo Hà Thị Lượng – người đã dành trọn tuổi thanh xuân để “cõng chữ” lên bản đang dạy cho các bé vẽ tranh về chủ đề gia đình. Từng trang giấy nhỏ dẫu đã hoen ố vì ẩm ướt vẫn được các bạn nhỏ tận dụng để gửi gắm trí tưởng tượng của mình vào trong đó. Cầu vồng bảy sắc, chiếc xích đu sau nhà, mẹ ngồi kết tóc dưới sân,…
bấy nhiêu hình ảnh dung dị đều được các bé gửi gắm qua từng nét vẽ dẫu nguệch ngoạch, vụng về nhưng đong đầy sự trong trẻo, yêu thương. Cô Lượng cùng tôi nhẹ nhàng trao nhau từng bức tranh để ngắm, đến bức cuối cùng, bất giác cô đưa ánh mắt đầy hy vọng nhìn tôi, nói: “Hơn 10 năm từ cái lần đầu tiên tôi đặt chân lên với bản Pha Đén, vùng đất này đã, đang đổi thay từng ngày. Khó khăn thì vẫn còn đó nhưng tôi cảm nhận rõ niềm hy vọng ở tương lai từ những đứa trẻ của tôi. Chúng không còn phải đến trường với cái bụng đói, thái độ nhút nhát hay ánh mắt đầy tự ti nữa, mà thay vào đó, tụi nhỏ đã mở lòng, biết yêu thương và dạn dĩ hơn!”.
Bài và ảnh: Nguyễn Trường
Theo baothanhhoa.vn
Xin cho con được phẫu thuật chuyển giới!
Tôi gần như khóc khi nghe giọng vợ run run trong điện thoại: "Anh ơi, Minh Hà đòi chuyển giới".
Con tôi cắt tóc ngắn, đòi mặc quần áo Tomboy. Ảnh minh họa
Minh Hà là con gái lớn của tôi. Đã 10 năm nay bố con tôi không thực sự trò chuyện cùng nhau. Những hình ảnh cũ chạy ngang qua đầu tôi như một thước phim. Con bé 13 tuổi với mái tóc bờm xờm vì tự dùng kéo cắt. "Tại sao con cắt tóc. Ai cho phép con?", tôi giận điếng người khi thấy con mất mái tóc dài.
Đó là lần đầu tiên tôi đánh con. Cái tát đó đã chia cắt mối quan hệ của chúng tôi. Từ đó cháu tránh né nói chuyện và tôi ghim nỗi giận trong lòng, đồng thời với suy nghĩ con không có quyền giận bố.
Con tôi từ bé đã tự chọn quần áo để mặc, tính cách như con trai, rất hiếu động, bướng bỉnh. Tới tuổi 14, 15, cháu chống đối chúng tôi mạnh mẽ. Sợ mẹ cháu chiều con khiến con hư, tôi đóng vai ông bố nghiêm khắc, kỷ luật. Nhiều khi tôi muốn tháo bỏ cái mặt nạ đó mà tham gia vào những trò ngô nghê của bọn trẻ. Mỗi khi thấy ba mẹ con vui vẻ trò chuyện, tôi cảm giác mình như người thừa.
Cha mẹ tôi mất sớm, tôi nếm trải đủ những thiệt thòi của đứa trẻ mồ côi và đã nỗ lực để vươn lên. Do đó, tôi luôn tâm niệm phải lo cho con thật đủ đầy chuyện học hành, ăn mặc. Vợ tôi hay nói tôi là quá khắt khe, thậm chí độc tài, chẳng chịu lắng nghe con, tôi cũng bỏ ngoài tai. Đơn giản vì tôi thấy mình là trụ cột gia đình, đương nhiên phải kiên quyết. Dù vậy, gắng gồng mình làm người cha nghiêm khắc khiến tôi mệt nhoài và cô độc.
Sau lần cắt tóc ngắn và bị đòn, Minh Hà không còn nói chuyện với tôi. Con dần ăn mặc quần áo Tomboy như con trai, rồi nhất định đòi chuyển trường vì trường cấp III bắt nữ sinh mặc váy. Cháu thu mình, ít bạn bè, ít nói, dù kết quả học hành vẫn tốt. Tôi không can thiệp nhiều, vì sợ những sang chấn sẽ làm cháu phản ứng mà bỏ học.
Tốt nghiệp cấp III, cháu theo đuổi việc học nhạc chứ không học tiếp. Nhưng việc học cũng chưa có thành quả vì cháu cứ học ít lâu lại nảy sinh các mâu thuẫn về giao tiếp.
Theo lời kể của vợ, một buổi tối, cháu vào phòng và nói ngắn gọn là cháu có nhu cầu chuyển giới. Cháu đã suy nghĩ nhiều năm nay, đã tìm đủ các tài liệu. Cháu nói chỉ có như vậy cuộc đời cháu có ý nghĩa.
Vợ tôi khóc lên khóc xuống, khi biết tin, tôi cũng rơi nước mắt. Tôi xót xa cho con và tự trách giận mình. Con gái tôi đã phải vật lộn, giằng xé cam go để đưa ra quyết định quan trọng đến vậy mà không có cha mẹ bên cạnh. Sắp tới, sẽ còn bao nhiêu khó khăn, đớn đau nữa khi cháu quyết định trở thành đàn ông?
Quả thật, chúng tôi đã nuôi con mà không hỏi là cháu muốn gì, cháu có giải pháp gì cho các khó khăn của cháu. Tôi thường xuyên lấy việc bọn trẻ nhà tôi đã sung sướng thế nào khi có bố mẹ yêu thương và che chở, chẳng bù với thân phận mồ côi từ bé của tôi.
Giờ khi tôi hiểu ra trẻ con cần phải cảm nhận được sự yêu thương và cảm giác an toàn để có thể chia sẻ, để phát triển chứ không phải chỉ qua những lời nói. Tiếc là khi tôi nhận ra thì con gái mình đã 23 tuổi. Cháu đã ra khỏi vòng tay của vợ chồng tôi.
Giá như 10 năm qua tôi có thể kề cận bên con, định hướng và trở thành chỗ dựa cho cháu, rất có thể con tôi đã có thể là một người sống thoải mái, tự tin, phát huy tốt năng khiếu âm nhạc của cháu và có kỹ năng giao tiếp tốt hơn.Tôi dành nhiều ngày để đọc và tìm hiểu về cộng đồng LGBT, về chuyển giới, về các nguy cơ, về các bất lợi.
Vợ chồng tôi đưa cháu đi gặp chuyên gia để tư vấn. Càng biết nhiều, càng hiểu nhiều thì càng thương con gái mình hơn. Trong suốt những tháng ngày qua cháu đã phải quẫy đạp để được là chính mình, âm thầm vượt lên các rào cản xã hội và sự kỳ thị mà không có sự chia sẻ của cha mẹ.
Việc con tôi quyết định chuyển giới là một điều không dễ chấp nhận đối với vợ chồng tôi. Nhưng đó là lựa chọn của cháu, chúng tôi có thể làm gì hơn là ủng hộ con thay vì tiếp tục đặt thêm gánh nặng kỳ thị lên vai con?
Cha mẹ độc đoán thường có con cái thiếu tự tin, hay lo lắng, sợ hãi. Hình minh họa
C ha mẹ "nhào nặn" ra nhân cách con cái
Diana Baumrin, giáo sư tâm lý học lâm sàng và tâm lý học phát triển người Mỹ cho rằng có bốn kiểu cha mẹ điển hình và có tác động lên sự hình thành nhân cách của trẻ, bao gồm:
- Độc đoán (Authoritarian parenting): Được hiểu đơn giản là "nghe theo hoặc ra đường". Cha mẹ thường không xem xét cảm xúc của con, không cho trẻ thương lượng, tham gia vào việc đưa ra quyết định mà chỉ muốn con tuân thủ các nguyên tắc do mình đặt ra. Kiểu cha mẹ độc tài chủ yếu sử dụng hình phạt (thay vì thưởng và khuyến khích) để nuôi dạy trẻ. Thông thường, hình phạt được đưa ra khi giận giữ.
Con cái của những cha mẹ độc đoán sẽ hay sợ hãi, bất an, thiếu thân thiện, hay tức giận và lớn lên thường thất bại. Do sợ cha mẹ, chúng thường nói dối để tránh bị phạt. Khi lấp gia đình, chính những đứa trẻ này lại trở thành kiểu cha mẹ độc đoán.
- Uy quyền nhưng thấu hiếu (Authoritative parenting): Phong cách cha mẹ lành mạnh không khắc nghiệt hay hung hăng trừng phạt. Họ có xu hướng đàm phán với con, dành nhiều thời gian dạy con cái xây dựng mối quan hệ và kỹ năng thích ứng. Họ yêu thương con cái. Sẵn sàng giải thích cho con các lý do. Luôn ưu tiên sử dụng các chiến lược kỷ luật tích cực để tạo lập thói quen, xử sự tốt thông qua khen ngợi, phát thưởng.
Con cái của cha mẹ kiểu này lớn lên có khả năng điều chỉnh hành vi tốt, độc lập, có trách nhiệm và có khả năng thấu cảm, có nền tảng cho sức khỏe tinh thần. Nhờ vậy, chúng thường có được cuộc sống hạnh phúc và thành công, có khả năng ra quyết định, thoải mái bày tỏ ý kiến.
- Nuông chiều (Permissive parenting): Cha mẹ thường không thiết lập ranh giới cho trẻ, thường cho mọi thứ chúng muốn. Hay nuông chiều và dễ tha thứ cho trẻ. Cha mẹ có xu hướng cần con cái phải công nhận họ là cha mẹ, và do đó vô tình trao cho trẻ quyền lực đối với cha mẹ.
Con cái được nuông chiều thường gặp nhiều khó khăn trong học tập, ít tuân thủ quy tắc, thường có vấn đề về lòng tự trọng. Nhóm được nuông chiều thường trở nên hư hỏng, sống theo cách chúng muốn và khi không đạt được điều đó, chúng nổi giận như khi còn là trẻ nhỏ.
- Không để tâm (Neglectful, Uninvolved parenting): Cha mẹ nhóm này thường ít hỏi con cái về các hoạt động trong ngày như việc ở trường, làm bài tập ở nhà, ít dành thời gian cho con, ít biết con đang ở đâu, với ai? Cha mẹ không để tâm thường là những người quá tập trung vào công việc, không có thời gian để "làm cha mẹ", thiếu kiến thức, bị cuốn vào thế giới của riêng họ. Trẻ lớn lên thường không có ý niệm về việc mình là ai hay làm thế nào để ứng đối với sự phức tạp của cuộc sống. Con cái thường thiếu lòng tự trọng và sự tự tin, hay sống bất cần.
Theo phunusuckhoe.vn
Học cách buông bỏ những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống để luôn lạc quan, yêu đời Suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến bạn lâm vào tình trạng không lối thoát, khiến bạn căng thẳng và có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống. Học cách bỏ qua mọi thứ: Hãy ngừng lo lắng về những gì bạn định làm trong tương lai hoặc những gì đã xảy ra trong quá khứ. Việc suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến bạn...