Đổi thay diện mạo nông thôn Mèo Vạc
Đến Mèo Vạc hôm nay, dễ dàng nhận thấy giữa đại ngàn đá tai mèo, là những con đường bê-tông trải dọc quanh ngõ xóm và cả những con đường mới được mở chạy dọc theo triền núi như một nét chấm phá trong bức tranh Nông thôn mới (NTM) nơi đây.
Bằng những cách làm sáng tạo, cùng với nội lực sức dân được phát huy đang từng ngày khoác lên trên miền đá nghèo “tấm áo mới”. Song hành cùng sự đổi thay diện mạo nông thôn, cuộc sống người dân đang ngày một ấm no.
Bà con nhân dân thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà góp sức đổ bê-tông đường nội thôn.
Sau một chặng đường hơn 6 năm xây dựng NTM, mảnh đất biên cương Mèo Vạc đang dần khởi sắc khi bộ mặt nông thôn có sự đổi thay rõ rệt. Những con đường đất lầy lội được bê-tông hóa; nếu như trước đây chỉ có thể đi bộ vượt núi thì nay xe máy có thể chở ngô về tận nhà, ngõ xóm sạch sẽ, chuồng trại được di dời ra xa nhà ở, nhà tắm, nhà vệ sinh được xây dựng; người dân chung tay bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự…
Điều đó cho thấy, ý thức cùng chung tay xây dựng NTM đã “thấm” vào nếp sống, nếp nghĩ của đồng bào nơi đây. Để có kết quả đó, BCĐ xây dựng NTM của huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng NTM; trong đó, chỉ rõ việc người dân cần làm, phải làm và tổ chức lấy ý kiến của nhân dân trước khi triển khai thực hiện.
Do nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của người dân nên công tác di dời chuồng trại gia súc ra xa nhà ở; tổ chức hiến đất, ngày công lao động; nâng cấp mở mới các tuyến đường trục thôn, liên thôn triển khai hiệu quả. Nếu ai đã từng đến với Mèo Vạc chắc hẳn đã đi qua cung đường dọc theo các xã Sủng Máng, Sủng Trà, Tả Lủng về thị trấn Mèo Vạc. Không khó để nhận thấy những ngôi nhà trình tường, nhà cấp 4 được bao quanh bởi con đường bê-tông chạy dài trên nền đá xám. Được biết, bên cạnh việc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mèo Vạc đã tập trung nguồn vốn hỗ trợ các gia đình phát triển chăn nuôi để từng bước thoát nghèo.
Video đang HOT
Đồng chí Hầu Minh Lợi, Bí thư Huyện ủy Mèo Vạc cho biết: “Để chương trình xây dựng NTM thực sự đi vào cuộc sống, BCĐ huyện thường xuyên xuống cơ sở kiểm tra tiến độ thực hiện; kiểm tra kết quả sử dụng, luân chuyển Quỹ phát triển thôn và thực hiện các mô hình phát triển sản xuất; phối hợp với BCĐ các xã tuyên truyền, vận động nhân dân ăn ở hợp vệ sinh, di dời chuồng trại ra xa nhà, quét dọn đường làng, ngõ xóm, đảm bảo môi trường nông thôn xanh – sạch – đẹp và tích cực tăng gia phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập”.
Năm 2016, huyện đã thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và cải thiện môi trường nông thôn. Để chủ động trong việc triển khai, huyện đã phân bổ nguồn vốn chương trình xây dựng NTM theo đăng ký đề xuất danh mục, đầu điểm công trình; xây dựng kế hoạch xây dựng xã Pả Vi cơ bản đạt chuẩn vào năm 2019; xây dựng nghị quyết BCH Đảng bộ huyện về chương trình xây dựng NTM, giai đoạn 2016-2020; chỉ đạo các xã tổ chức phát động phong trào chung sức xây dựng NTM; triển khai thực hiện Làng văn hoá du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi; Làng văn hoá du lịch cộng đồng thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà…
Do có xuất phát điểm nền kinh tế thấp nên trong quá trình xây dựng NTM, Mèo Vạc luôn chú trọng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Trong năm 2016, hỗ trợ trên 200 đôi chim bồ câu giống cho người dân tại thôn Há chế, xã Tả Lủng; hỗ trợ 2.000 cây ổi giống Đài Loan cho 3 hộ tại thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà; hỗ trợ 8 con bò cái sinh sản cho người dân ở thị trấn Mèo Vạc; hỗ trợ lãi suất cho 50 hộ tham gia mô hình bò vỗ béo; hỗ trợ 50 con dê giống cho 2 hộ tại xã Thượng Phùng; hỗ trợ giống cỏ Yến mạch, Tam giác mạch và giống rau; hỗ trợ giống ngô, phân bón cho cho các hộ thâm canh tăng năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, rà soát, thẩm định và giải ngân cho các hộ vay vốn theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh…
Chương trình xây dựng NTM đã và đang giúp cho mảnh đất biên cương Mèo Vạc “thay da đổi thịt”. Đó là nền tảng vững chắc giúp địa phương sớm “cán đích” các chỉ tiêu phát triển KT – XH và giúp người dân có cuộc sống ngày một ấm no.
Theo Kim Tiến (Báo Hà Giang)
Xây dựng nông thôn mới là mệnh lệnh trái tim
"Xây dựng nông thôn mới cần phải quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa, đó là mệnh lệnh trái tim" - ông Tất Thành Cang - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM nhấn mạnh tại hội nghị sơ kết tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2016, ngày 2.3.
Nhiều tiêu chí chưa hoàn thành
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở NNPTNT cho biết: "Thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, năm 2016, GRDP của ngành nông lâm ngư nghiệp đạt 8.588 tỷ đồng, tăng 5,81% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên 1ha đất canh tác năm 2016 đạt 410 triệu đồng/ha".
Lễ ký kết hỗ trợ, phối hợp chung sức xây dựng nông thôn mới. Ảnh: N.V
"Quyết liệt XDNTM không có nghĩa là chạy theo thành tích. Bí thư huyện phải chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính vì chỉ người đứng đầu mới huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhất là với các tiêu chí khó như phát triển kinh tế tập thể. Trước ngày 30.4, Bí thư 5 huyện phải báo cáo trước Thành ủy về những nhiệm vụ này". Ông Tất Thành Cang
Thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn tại 56 xã xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tính chung đạt 41,477 triệu/người/năm. Hơn 7.200 hộ đã vượt chuẩn nghèo thành phố, kéo giảm 1,81% tỷ lệ hộ nghèo.
Thế nhưng, đánh giá theo bộ tiêu chí nâng chất NTM, kết thúc giai đoạn 2010 - 2015, huyện Bình Chánh vẫn chưa về đích khi còn 2 xã chưa đạt chuẩn. Một trong những vấn đề nổi cộm mà không chỉ riêng ở địa phương này là vấn đề ô nhiễm môi trường, chồng chéo phân cấp quản lý giao thông hay năng lực trong thực hiện các thiết chế văn hóa, giáo dục.
Ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi nhưng việc thực hiện việc XDNTM ở nhiều địa phương vẫn còn rất chậm. "Sau giai đoạn 2015 - 2016, nhiều lúc chúng ta buông lơi khi đã có 54/56 xã đạt chuẩn NTM. Chương trình mục tiêu quốc gia phải được thực hiện liên tục và quyết liệt hơn nữa trong năm 2017. Trong đó chú trọng các nội dung cụ thể cũng như gắn liền trách nhiệm từng xã, huyện vào chủ trương của thành phố".
Triển khai quyết liệt và mạnh mẽ hơn
Theo đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí theo đặc thù vùng nông thôn TP.HCM, đến nay, Ban chỉ đạo chương trình XDNTM các huyện và UBND các xã đã hoàn thành khảo sát, xây dựng, lấy ý kiến nhân dân. Nội dung cụ thể, dự kiến sẽ trình Ban chỉ đạo thành phố vào tháng 3.2017 để tiến hành thẩm định.
Trước đó, các sở liên ngành tiến hành kiểm tra tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó nhiều tiêu chí được chỉ đạo không sử dụng vốn ngân sách mà huy động nguồn lực, vận động cộng đồng doanh nghiệp tham gia theo phong trào "Cả thành phố chung sức XDNTM".
Ông Tất Thành Cang - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM đánh giá năm 2016 thành phố đã đạt 12/14 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra. Mục tiêu 100% cư dân thành phố sử dụng nước sạch đã về đích. "Nhưng vấn đề khó nhất vẫn là tổ chức sản xuất ở nông thôn khi năng suất nhiều ngành nghề còn quá thấp như làm muối ở Cần Giờ hay trồng lúa 1 vụ ở các huyện Bình Chánh, Củ Chi" - ông Cang nhận định.
Thứ đến là thực hiện triển khai mô hình HTX tiên tiến, hiện đại vì thành phố có nhiều mô hình kinh tế tập thể sản xuất, kinh doanh tốt nhưng con số này còn quá ít. Việc thay đổi tập quán canh tác, phát triển hạ tầng nông thôn còn nhiều việc phải làm...
Trên cơ sở xác định sản phẩm chủ lực, phát triển chuỗi cung ứng, lãnh đạo sở ngành, địa phương phải chủ động và và cùng bàn với nông dân để tiến tới sản xuất theo nông nghiệp đô thị, úng dụng công nghệ cao. "Chúng ta đã nói rất nhiều về mục tiêu rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, nâng cao chất lượng đời sống nông dân, nông thôn nhưng những thành quả năm 2016 không thể khỏa lấp hết các tồn tại cần khắc phục. XDNTM cần phải quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa, đó là mệnh lệnh trái tim" - ông Cang nhấn mạnh.
Cũng tại hội nghị, chương trình hỗ trợ, phối hợp chung sức với 5 huyện ngoại thành XDNTM gắn liền giảm nghèo bền vững giữa đã được ký kết. Trong đó, 5 huyện đạt chuẩn NTM sẽ nhận sự hỗ trợ từ các tổng công ty, các cấp ủy Đảng của thành phố và 19 quận còn lại.
Theo Danviet
"Cần câu cơm" hiệu quả của dân nghèo vùng cao Nhờ sử dụng vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) hiệu quả, hàng ngàn hộ dân vùng cao huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã có điều kiện mua thêm trâu bò, phát triển kinh tế trang trại, gia trại, nâng cao thu nhập. Có bò, trâu nhờ vốn vay ưu đãi Anh Nguyễn Anh Tuấn ở thôn Hợp...