Đổi thay cửa ngõ tâm hồn của “hòn ngọc Viễn Đông”
Có lẽ dường như bến Bạch Đằng như một “nàng tiên” vừa được đánh thức khi khoát lên mình chiếc áo “ tàu buýt Sài Gòn”. Điều đó đã làm cho người dân thành phố lẫn du khách quốc tế phấn khởi khi một sản phẩm của ngành giao thông, một dịch vụ của ngành du lịch thành hình.
Bến tàu buýt trên sông Sài Gòn vừa được đưa vào sử dụng, mỗi người khách đến đây, dù cho là du khách quốc tế hay người dân thành phố, hết thảy đều bất ngờ trước sự hiện đại, sang trọng của một công trình nằm ngay cửa ngõ tâm hồn của “hòn ngọc Viễn Đông”.
Trong tà áo dài, công chức trẻ thành phố cũng ra đây cùng chung niềm vui với những con tàu buýt
Hai PCT UBND TPHCM, ông Trần Vĩnh Tuyến (ngoài cùng bên phải) và ông Lê Văn Khoa (ngoài cùng bên trái) tặng hoa cho lãnh đạo bến tàu trong ngày khai trương
Thông tin về những chiếc tàu buýt đi vào hoạt động đã làm cho người dân thật sự háo hức khi trải nghiệm một dịch vụ mới và cảm nhận sự đổi thay của một thành phố hiện đại, năng động, nghĩa tình.
“Bến Bạch Đằng bây giờ thật sự quá đẹp và sang trọng. Qua bao năm rồi, nó vẫn nằm đó, im lìm, tôi thấy hết sức phấn khởi khi bến Bạch Đằng đã thực sự chuyển mình một cách mạnh mẽ. Hôm nay, tôi phải trải nghiệm tuyến tàu buýt này, tôi muốn đi dọc sông Sài Gòn ngắm nhìn bờ sông quận trung tâm này”, ông Nguyễn Lập Thành, một Hoa kiều ở quận 5 chia sẻ.
Bà Đặng Xuyên Ninh (59 tuổi), ngụ quận 10 bày tỏ: “Đi một số nước tôi thấy bờ sông của mình cũng đâu có thua họ, có khi đẹp hơn hẳn. Bến Bạch Đằng bây giờ văn minh, sạch đẹp hơn thể hiện thành phố đang trên đà phát triển”.
Bà Đặng Xuyên Ninh dẫn cháu ra đây tìm hiểu về bến tàu
Nhân viên phòng vé, những con người hiện đại đang tư vấn cho một vị khách cao tuổi, thế hệ của một Sài Gòn cổ kính
“Ngay trung tâm thành phố mà có một bến tàu như vậy không phải nước nào cũng có. Thật tình tôi nghe bến tàu, tôi chỉ nghĩ giống bao bến xe, bến tàu khác, nhưng thực tế ở đây sang trọng”, bà Ninh chia sẻ.
Sống gần bến Bạch Đằng, ông Dương Minh Thông và vợ là bà Trần Thị Ánh Nguyệt cùng ra ga tàu buýt đường sông để tham quan và trải nghiệm dịch vụ và cảm thấy rất thích thú và cho rằng dịch vụ này rất tiện cho người dân thành phố.
Ông Dương Minh Thông và vợ là bà Trần Thị Ánh Nguyệt cùng ra ga tàu buýt đường sông để tìm hiểu thông tin
Video đang HOT
Việc đưa vào phục vụ bến tàu buýt Bạch Đằng thu hút sự quan tâm của nhiều người, không riêng cho một đối tượng khách hàng nào
Họ tìm hiểu rất kỹ về các tuyến, lịch trình…
Là một người sống 10 năm tại Việt Nam, ngày nào ông Les Palfrey (quốc tịch Úc) cũng ra đây chạy bộ, ông cho rằng bến tàu này không thua gì các bến tàu ở Úc, Thái Lan, Singapore… mà ông đã từng tới.
Ông Les Palfrey (quốc tịch Úc) đang được nhân viên nhà ga hướng dẫn. Ông là người sống ở Việt nam đã 10 năm. Ngày nào ông Les Palfrey cũng ra đây để tập thể dục
Ông chụp lại khá kỹ
Nhiều người dân bằng tuổi với ông Les Palfrey, thuộc thế hệ trước cũng tìm ra đây, chọn một góc để cảm nhận sự đổi thay của thành phố
Tuyến buýt đường sông đầu tiên ở TPHCM có lộ trình dài gần 11 km từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến bến phà Linh Đông (quận Thủ Đức) đi qua các quận 1, 2, Bình Thạnh và Thủ Đức. Bến số 1 Bạch Đằng (quận 1) nằm ngay trước công viên Công trường Mê Linh và bên tuyến đường Tôn Đức Thắng
Bến Bạch Đằng được xây dựng trên nền mặt bằng nhà chờ tàu du lịch hoạt động nhiều năm trước nay đã hoàn thành cầu tàu, thi công các hạng mục còn lại. H13: Điểm đến quan trọng này đã có bãi giữ xe sẵn, bến xe buýt bên cạnh rất thuận tiện
Hình ảnh hiện đại của một thành phố năng động Điểm đến quan trọng này đã có bãi giữ xe sẵn, bến xe buýt bên cạnh rất thuận tiện
Điểm đến quan trọng này đã có bãi giữ xe sẵn, bến xe buýt bên cạnh rất thuận tiện
Theo chiều dài lịch sử, có lúc nơi đây như một “tàn tích”, với nỗ lực hết mình của TPHCM, bến Bạch Đằng đã có một diện mạo mới
Trong mười ngày trải nghiệm dịch vụ miễn phí, người dân thành phố sẽ cảm nhận được sự đổi thay của một thành phố năng động, hiện đại và nghĩa tình, sự tái sinh của một Sài Gòn 300 năm, trên bến dưới thuyền.
Phạm Nguyễn
Theo Dantri
Bên trong tàu buýt đường sông đầu tiên ở Sài Gòn
Sáng 21/8, tàu buýt đường sông đầu tiên tại TP HCM đã vận hành kỹ thuật sau nhiều tháng chuẩn bị.
Tàu dài 18 m, công suất 660 mã lực, được thiết kế màu vàng - trắng, với sức chứa tối đa 80 hành khách. Đây là một trong năm tàu được đóng cho tuyến buýt sông này (gồm bốn tàu hoạt động và một tàu dự bị).
Hai hàng ghế nhựa được bố trí trong phòng khách. Hai bên hông tàu có lịch trình 12 bến. Đèn tín hiệu sẽ nhấp nháy khi tới bến.
Dưới ghế ngồi được trang bị áo phao để phòng trường hợp xảy ra sự cố.
"Các trang thiết bị trong khoang lái đều hiện đại nên việc vận hành tàu khá thuận tiện", thuyền trưởng Trịnh Công Sơn, người có 8 năm kinh nghiệm lái tàu, nói. Cũng theo ông Sơn, trên tàu có 5 nhân viên phục vụ hành khách và điều hành tàu.
Các cửa kính được thiết kế rộng, giúp hành khách có thể ngắm cảnh hai bên bờ sông trong lúc di chuyển.
Quầy bar được bố trí phía cuối tàu. "Tại quầy bar sẽ trưng bày các loại đồ ăn, thức uống để phục vụ du khách", anh Nghĩa, nhân viên trên tàu nói.
Các cửa trên tàu là cửa lùa để giúp hành khách sử dụng thuận tiện khi ra vào, vừa tiết kiệm diện tích.
Hệ thống chuông báo cháy.
Trên mái tàu đặt hai bè cứu hộ lớn để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra sự cố.
Hệ thống đèn pha, đèn hành trình phục vụ cho việc di chuyển của tàu buýt. Toàn bộ phương tiện trên tàu đều có số đăng kiểm của Bộ Giao thông Vận tải và Cục Đăng kiểm.
Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư dự án) cho biết tuyến buýt sông sẽ chạy thử nghiệm trong thời gian một tháng. "Dự kiến tháng 10, tàu sẽ phục vụ khách. Theo tính toán, với khoảng cách gần 11 km, thời gian di chuyển là 30 phút mỗi chuyến. Giá vé mỗi lượt đi là 15.000 đồng một người", ông Toản nói.
Lộ trình của tàu buýt đường sông từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến bến phà Linh Đông (quận Thủ Đức) đi qua các quận 1, 2, Bình Thạnh và Thủ Đức. Tàu chở khách theo lộ trình và giờ cố định, đồng thời đón khách ở 7 trạm dừng như xe buýt đường bộ.
Ngoài tuyến buýt đường sông số 1, đơn vị đầu tư đang nghiên cứu xây dựng tuyến số 2 từ Bạch Đằng đi Lò Gốm với chiều dài 10,3 km.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Người Sài Gòn thất vọng vì chưa được đi buýt đường sông Hôm nay (25/11), tuyến buýt đường sông đầu tiên của TPHCM (Bạch Đằng - Linh Đông) chính thức vận hành. Nhiều gia đình mặc trời nắng nóng vẫn lặn lội đường xa, đưa con cháu đến bến tàu Bạch Đằng (quận 1) chờ được đi thử buýt sông song họ đành thất vọng quay về khi nhân viên thông báo: "Hôm nay chỉ...