Đổi tên Hội Thú y tỉnh Nam Định
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong nhiệm kì qua, nhưng Hội Thú y tỉnh Nam Định vẫn thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra…
18 Ủy viên vào Ban Chấp hành Hội Thú y tỉnh Nam Định nhiệm kì 2020 – 2025. Ảnh: Mai Chiến.
Hội Thú y tỉnh Nam Định được thành lập ngày 17/7/1993. Trải qua 27 năm hoạt động, Hội đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nâng cao đời sống hội viên.
Phát biểu tại Đại hội Hội Thú y tỉnh Nam Định lần thứ V, nhiệm kì 2020 – 2025 diễn ra vào sáng ngày 26/12 tại Nam Định, ông Mai Văn Quang – Phó Chủ tịch Hội Thú y Nam Định chia sẻ: Trong nhiệm kỳ 2013 – 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm hỗ trợ giúp đỡ về mọi mặt của cấp ủy, chính quyền các cấp…
Hội Thú y Nam Định đã vượt qua khó khăn thách thức, tổ chức thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đề ra, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Ghi nhận những thành tích trong nhiệm kì qua, năm 2017, Hội Thú y Nam Định vinh dự được Bộ NN-PTNT tặng Bằng khen về việc thực hiện phong trào ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Video đang HOT
Lãnh đạo Hội Thú y Việt Nam (phải) tặng hoa chúc mừng Hội Thú y Nam Định. Ảnh: Mai Chiến.
Với chủ đề “Đoàn kết, Trí tuệ, Trách nhiệm”, Đại hội đã kiện toàn lại bộ máy; bầu chức danh Ban lãnh đạo Hội; thảo luận đổi tên và góp ý điều lệ Hội.
Bằng hình thức biểu quyết dơ tay, các đại biểu đã đồng ý 18 Ủy viên vào Ban Chấp hành Hội Thú y tỉnh Nam Định nhiệm kì 2020 – 2025, do ông Ninh Văn Hiểu – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nam Định giữ chức vụ Chủ tịch Hội Thú y Nam Định khóa V.
Được sự nhất trí của Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú y Việt Nam và các đại biểu tham dự, Hội Thú y tỉnh Nam Định đã quyết định đổi tên thành Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Nam Định với 11 Chi hội cấp huyện, thành phố.
Tại Đại hội, ông Đào Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đánh giá cao những kết quả mà Hội Thú y tỉnh Nam Định đã đạt được trong nhiệm kì qua.
“Với sự cố gắng của Ban lãnh đạo Hội, các hội viên, nhiệm kì qua Hội Thú y Nam Định đã hoạt động rất hiệu quả, thường xuyên. Mặc dù, không còn hệ thống thú y cơ sở nhưng Hội đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tái đàn lợn… nhằm ổn đinh ngành chăn nuôi của tỉnh”, ông Trúc bộc bạch.
Hà Nội: Dịch bệnh động vật ổn định, không có diễn biến phức tạp
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn TP Hà Nội cơ bản ổn định đối với bệnh tai xanh và bệnh lở mồm long móng.
Dịch tả lợn Châu Phi chỉ xảy ra lác đác và đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội xử lý, khoanh vùng dập dịch kịp thời.
Dịch tả lợn Châu Phi chỉ xảy ra nhỏ lẻ. Cụ thể, ngày 01/01/2020 đến 26/01/2020, dịch xảy ra tại 13 hộ chăn nuôi của 06 huyện (Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Trì, Đan Phượng, Mê Linh, Sơn Tây), buộc hủy 71 con, trọng lượng 5.589 kg, ngày 25/02/2020 dịch bệnh qua 30 ngày và không có phát sinh.
Ngày 01/4/2020 đến 17/4/2020, dịch tái phát tại 01 hộ chăn nuôi thuộc xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa làm chết và tiêu hủy 03 con, trọng lượng 367 kg, ngày 17/5/2020 dịch bệnh qua 30 và không có phát sinh.
Ngày 01/9/2020 đến ngày 10/11/2020, dịch tái phát tại 26 hộ/20 thôn/15 xã/06 huyện (Chương Mỹ, Đông Anh, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai và Phúc Thọ). Số lợn tiêu hủy là 385 con, trọng lượng 22.775,2kg.
Lũy kế trên địa bàn Hà Nội từ ngày 01/01 đến 10/11/2020, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 40 hộ, số lợn tiêu hủy là 459 con, trọng lượng 28.731,2 kg. Các ổ dịch vẫn tiếp tục được theo dõi, giám sát và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Đối với dịch cúm gia cầm, từ ngày 03/02/2020 đến ngày 06/5/2020, đã xảy ra 07 ổ dịch cúm gia cầm tuyp A/H5N6/08 thôn/07 xã/03 huyện (Chương Mỹ, Mê Linh và Ứng Hòa)/14 hộ chăn nuôi, tổng số gia cầm tiêu hủy là 35.091 con.
Đối với bệnh dại, xảy ra 01 trường hợp người chết do chó dại cắn tại quận Cầu Giấy. Hiện nay toàn thành phố không có ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm nào xảy ra.
Đối với các bệnh thông thường xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ ốm, chết thấp, tỷ lệ chữa khỏi cao. Cụ thể, đàn trâu, bò chủ yếu mắc bệnh tụ huyết trùng, ngoại khoa, sản khoa, tiêu chảy, viêm phổi. Tỷ lệ ốm/tổng đàn 4,96%, tỷ lệ chết/ốm 0,31%.
Đàn lợn chủ yếu mắc các bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy, ngoại khoa. Tỷ lệ ốm/tổng đàn 6,55%, tỷ lệ chết/ốm 7,17%.
Đàn gia cầm chủ yếu mắc các bệnh Newcatle, tụ huyết trùng, dịch tả vịt, Gumboro. Tỷ lệ ốm/tổng đàn 1,38%, tỷ lệ chết/ốm chiếm 9,88%.
Về công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường phòng, chống dịch, trong năm 2020 toàn thành phố đã triển khai 5 đợt đại trà, 01 đợt theo phát động của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 02 đợt phun diệt ruồi, côn trùng.
Ngoài ra còn cấp hóa chất để xử lý ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm, cụ thể tổng số hóa chất Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cấp và sử dụng là 310.099 (lít,kg), diện tích phun vệ sinh, khử trùng tiêu độc là gần 500.000 m2.
UBND các quận, huyện và thị xã cũng hỗ trợ trên 1.500 tấn vôi và trên 2 tỷ đồng.
Nhiều giải pháp chống rét cho vật nuôi Các địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài. Tại Hà Nội: Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã yêu...