Đôi tay cầu nguyện
Vào thế kỷ 15, tại một làng nhỏ nọ, có một gia đình có tới 18 người con. Cha của họ phải làm việc tới 20 tiếng đồng hồ mỗi ngày mà cả gia đình chỉ đủ để đắp đổi qua ngày. Thế nhưng, hai người con lớn trong nhà vẫn có nhiều mơ ước. Cả hai đều muốn học vẽ vì họ có năng khiếu từ nhỏ.
Sau không biết bao nhiêu buổi nói chuyện suốt đêm trên chiếc giường đông chật anh em, hai người con lớn có một quyết định. Họ sẽ tung một đồng xu. Người thua sẽ làm thợ mỏ, dùng toàn bộ thu nhập để chu cấp cho người thắng đi học. Còn người thắng, sau 4 năm học, sẽ chu cấp tài chính cho người còn lại đi học, dù bằng cách bán tranh hay phải đi làm thợ mỏ.
Đồng xu được tung lên, Albrecht Durer thắng cuộc và được đi học. Albert thua, và đi tới vùng mỏ đầy nguy hiểm, và trong suốt 4 năm, làm lụng để nuôi người anh em của mình ăn học.
Gần như ngay lập tức, những tác phẩm của Albrecht được rất nhiều người nhắc đến, bởi chúng thậm chí còn đẹp hơn cả tác phẩm của các bậc thầy trong trường. Và cho đến khi tốt nghiệp thì Albrecht đã bán được khá nhiều tranh và dành dụm được một khoản tiền.
Khi anh trở về, trong bữa ăn sum họp, Albrecht đứng dậy để cảm ơn người anh trai đã hy sinh 4 năm giúp mình hoàn thành được ước mơ. Và Albrecht nói:
- Anh Albert, bây giờ đã đến lượt anh. Anh hãy tới Nuremberg để theo đuổi ước mơ của mình. Em sẽ lo toàn bộ chi phí và chăm sóc gia đình.
Albert mỉm cười, rồi bật khóc:
Video đang HOT
- Không, anh không thể tới Nuremberg được. Đã quá muộn rồi. Bây giờ, sau 4 năm làm việc trong hầm mỏ, không còn ngón tay nào của anh là lành lặn. Thậm chí bây giờ anh còn bị thấp khớp ở tay phải nặng tới mức không thể nâng nổi một chiếc ly, nói gì đến việc cầm cọ vẽ. Cảm ơn em, nhưng bây giờ đã quá muộn rồi…
Hơn 450 năm đã qua. Cho tới bây giờ, hàng trăm bức chân dung, tranh màu nước, tranh than chì, tranh khắc gỗ và khắc đồng… của Albrecht Durer đã được treo ở những Viện bảo tàng lớn nhất thế giới. Nhưng có một điều kỳ lạ: có thể bạn, cũng như nhiều người, đều chỉ quen thuộc với một tác phẩm của Albrecht Durer. Đó là một ngày, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn anh trai Albert, Albrecht Durer đã thực hiện một tác phẩm cẩn thận nhất trong đời: vẽ lại đôi bàn tay của anh trai mình, với lòng bàn tay hướng vào nhau và những ngón tay gầy guộc hướng lên trời. Ông chỉ gọi bức tranh của mình đơn giản là “Đôi tay”, nhưng cả thế giới đều đặt tên cho kiệt tác đó là “Đôi tay cầu nguyện”.
Nếu có lúc nào bạn nhìn vào bức tranh cảm động đó, hãy nhìn lại lần thứ hai. Nó sẽ nói với bạn rằng, không có ai, chắc chắn không có ai, có thể thành công một mình bao giờ!
Theo Guu
Ngụ ngôn từ đất cho mùa Giáng sinh
Điêu khắc gia Đoàn Xuân Hùng vừa phát hành cuốn sách Đất và ngụ ngôn Kinh thánh (NXB Đồng Nai, quý 4/2015), giới thiệu những tác phẩm điêu khắc gốm lý thú, sinh động, có thể nói là món quà dịp Giáng sinh ý nghĩa.
Lấy cảm hứng trực tiếp, hoặc bén rễ sâu từ các dụ ngôn trong Tân ước, nhưng điêu khắc gia Đoàn Xuân Hùng không theo hướng minh họa, mà tìm cách lột tả theo hướng thế tục để gần gũi với người xem.
Đoàn Xuân Hùng và tác phẩm "Hối nhân"
"Thật ra, những ngụ ngôn Kinh thánh bằng đất nung của Đoàn Xuân Hùng không phải là những pho tượng được sáng tác nhằm mục đích thờ phượng, và không nên nhầm lẫn giữa ý nghĩa sứ điệp của Đức Kitô được ghi chép trong Kinh thánh với thông điệp thẩm mỹ của người nghệ sĩ thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật tạo hình" - cây viết phê bình mỹ thuật Nguyễn Thanh Bình nhận định rất đích xác.
Cuốn sách "Đất và ngụ ngôn Kinh thánh"
Nhìn chung 40 tác phẩm trong sách này đều đạt đến mức độ mỹ cảm nhất định, nó tài tình đi giữa đời và đạo, giữa mỹ thuật và mỹ nghệ, nên sáng tạo mà gần gũi. Sách có những tác phẩm tiêu biểu như Người kể ngụ ngôn từ đất, Hối nhân, Bếp lửa yêu thương, Vác chõng mà về, Tẩy uế đền thờ, Vào thành vinh quang, Lòng tin của Toma, Chối thầy, Phép rửa, Pieta, Đồng tiền bà góa, Mẹ với trẻ em... Nhưng chung quy lại, có thể nói Đoàn Xuân Hùng là người kể ngụ ngôn từ đất. Đất cho anh mọi khả thể sáng tạo.
Tác phẩm "Đồng tiền bà góa"
Đoàn Xuân Hùng tâm sự anh thích vọc đất, nặn tượng từ nhỏ. Anh sinh năm 1960 tại Nha Trang, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP.HCM vào năm 1993, kinh qua nhiều chất liệu trước khi trở lại với đất nung.
Năm 2009 và 2011, anh từng làm hai triển lãm cá nhân tại Nha Trang về đất nung, lấy cảm hứng chính từ gốm Chăm, đến tháng 1/2015 anh có triển lãm cá nhân Đất và ngụ ngôn Kinh thánh tại TP.HCM, cuối năm anh ra sách cùng tên.
Tác phẩm "Pieta"
"Bạn bè ở nhiều nơi đang ủng hộ tôi, những câu chuyện dân gian được diễn đạt lại bằng nghệ thuật tạo hình nhằm khơi dậy bản sắc văn hóa của dân tộc" - anh tâm sự với một tờ báo.
Tác phẩm "Phép rửa"
Anh tự đặt cho mình chỉ tiêu 20 phác thảo gốm mỗi tháng, còn làm được đến đâu hay đến đó, vì ý tưởng và phác thảo rất dồi dào. Anh thường làm các tác phẩm của mình bên dòng sông Cái ở Nha Trang.
Trong năm 2016, Đoàn Xuân Hùng sẽ đến Hội An để thực hiện bộ tác phẩm điêu khắc gốm về 12 con giáp. Anh muốn làm một tác phẩm cao khoảng 6m, sẽ là tượng gốm lớn nhất Việt Nam.
Như Hà
Theo_Thể thao văn hóa
Tác phẩm chụp ở VN giúp nhiếp ảnh gia đoạt giải lớn Đông Phương ngày 23/12 đưa tin, cuộc thi ảnh về du lịch thế giới năm 2015 đã kết thúc. Hàng trăm nhiếp ảnh gia tên tuổi thuộc 22 quốc gia đã gửi các tác phẩm đẹp nhất tham gia dự thi. Kết quả, Giải thưởng lớn đã được trao cho nhà nhiếp ảnh người Hà Lan Marsel van Oosten với nhóm ảnh màu...