Đội tàu ngầm tấn công hạt nhân Mỹ vây quanh Triều Tiên
Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Santa Fe mới đây đã xuất hiện ở vùng biển gần bán đảo Triều Tiên, nâng tổng số tàu ngầm hạt nhân Mỹ hoạt động trong khu vực lên con số 3
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ áp sát Triều Tiên. Ảnh minh họa.
Theo Daily Star, Triều Tiên và Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng liên quan đến chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Chính quyền Triều Tiên đã tăng cường chỉ trích Mỹ sau những cáo buộc Washington có âm mưu ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Triều Tiên thề “xới tung cả Trái đất” để tìm điệp viên Mỹ và yêu cầu dẫn độ những kẻ có liên quan để chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Mỹ cũng đã điều đội tàu sân bay USS Carl Vinson đến khu vực và đưa máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1 quần thảo trên bầu trời bán đảo Triều Tiên để gây sức ép với Bình Nhưỡng.
Trong một diễn biến mới nhất, tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles, USS Santa Fe đã xuất hiện gần bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ.
Phát ngôn viên hải quân Mỹ cho biết: “Tàu ngầm hạt nhân USS Santa Fe đã cập cảng Yokosuka của Nhật Bản, nằm trong kế hoạch triển khai đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
“Hoạt động này cũng thể hiện sự cam kết của hải quân Mỹ đối với hòa bình và an ninh trong khu vực mà Hạm đội 7 hoạt động”.
Hiện chưa rõ Triều Tiên sẽ phản ứng ra sao với sự xuất hiện của tàu ngầm hạt nhân Mỹ USS Santa Fe.
Triều Tiên đã nhiều lần dọa đánh chìm tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân Mỹ. “Tàu USS Michigan chỉ cần cố nhúc nhích dù chỉ một chút, nó sẽ đối diện với số phận thê thảm, trở thành con ma dưới biển mà không thể ngoi lên mặt nước được”, trang web tuyên truyền Uriminzokkiri của Triều Tiên tuyên bố cuối tháng 4.
USS Santa Fe là tàu ngầm hạt nhân thứ 3 Mỹ điều đến khu vực, bên cạnh tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio USS Michigan và tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles USS Cheyenne.
Theo Danviet
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ bị đâm toác đầu vẫn thoát hiểm ngoạn mục
Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS San Francisco vẫn về cảng an toàn sau khi đâm vào một mỏm núi ngầm với vận tốc hơn 50 km/h, khiến mũi tàu bị vỡ nát.
Tàu ngầm USS San Francisco của hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia
USS San Francisco là mẫu tàu ngầm tấn công hạt nhân thuộc lớp Los Angeles, được khởi công đóng tại nhà máy đóng tàu Newport News năm 1977 và biên chế chính thức cho hạm đội Thái Bình Dương Mỹ vào năm 1981.
Ngày 8/1/2005, khi đang thực hiện hành trình từ đảo Guam tới Brisbane, Australia, chiếc tàu ngầm hạt nhân khổng lồ này gặp phải một biến cố bất ngờ.
Khi còn cách đảo Guam khoảng 580 km về hướng đông nam, thuyền trưởng đi ăn trưa, sĩ quan điều khiển tàu, vốn rất tin tưởng vào hải trình được vẽ dựa theo bản đồ đáy biển và được ban chỉ huy thống nhất, đã tăng tốc độ và hạ thấp độ lặn của tàu xuống 121-160 m.
Khi đi qua dãy núi của quần đảo Caroline, chiếc tàu ngầm đột ngột khựng lại, một âm thanh va đập rất lớn vang lên khiến tất cả thủy thủ bị hất văng khỏi vị trí. Nhiều người bị gãy xương và chấn thương phần mềm do va đập mạnh vào các đồ đạc trên tàu. "Cảnh tưởng trông như một lò mổ với máu chảy khắp mọi nơi", một thủy thủ nhớ lại.
Tổng cộng 98 thủy thủ bị thương, trong đó thợ máy Joseph Allen Ashley bị thương nặng và tử vong vào ngày hôm sau.
Đau đớn vì chấn thương, toàn bộ thủy thủ không hiểu chuyện gì đã xảy ra với chiếc tàu ngầm. Kíp lái nhanh chóng kích hoạt hệ thống nổi khẩn cấp. Do bể dằn để chứa nước phía trước bị hư hại, USS San Francisco phải mất 30 giây mới nổi lên được mặt nước.
Phần mũi của USS San Francisco bị hư hại nặng sau cú va chạm. Ảnh: History
Báo cáo thiệt hại tại chỗ cho thấy các khoang bên trong tàu vẫn còn nguyên vẹn, các ngư lôi Mk 48 và tên lửa hành trình Tomahawk không hề hấn gì, may mắn nhất là lò phản ứng hạt nhân không bị hư hại.
Đơn độc ở Thái Bình Dương, USS San Francisco buộc phải thực hiện hành trình dài 30 giờ để quay trở lại cảng Apra ở Guam.
Kết quả điều tra sau đó kết luận tàu đã đâm phải một mỏm núi ngầm cao khoảng 2000 m dưới đáy đại dương, do dãy núi này không có mặt trong bản đồ đáy biển được Cục Bản đồ Bộ Quốc phòng Mỹ vẽ năm 1989 mà các thủy thủ dựa vào để xác định hải trình.
Theo một nghiên cứu của Đại học Massachusetts năm 2008, tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, các dãy núi ngầm trong khu vực này đã cao hơn 30 m, nhưng không được Cục Bản đồ cập nhật, bởi đây là vùng biển không có trong danh sách ưu tiên của Lầu Năm Góc kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Sau khi được sửa chữa, USS San Francisco tiếp tục hành trình đến quân cảng Puget Sound, ở Washington. Tại đây phần mũi tàu hư hại nặng đã được tháo dỡ và thay thế bằng phần mũi của USS Honolulu sắp nghỉ hưu.
Theo các chuyên gia quân sự, ngoài phản ứng nhanh nhẹn và dũng cảm của thủy thủ đoàn, chương trình SUBSAFE với mục đích đảm bảo sự chắc chắn của thân tàu và thời gian tàu nổi lên mặt nước, cùng ưu tiên đảm bảo an toàn cho những lò phản ứng hạt nhân là hai nguyên nhân chính khiến USS San Francisco sống sót sau cú va chạm mạnh như vậy.
Sự kiện này sau đó được đánh giá là một biểu tượng cho những nỗ lực làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình của lực lượng tàu ngầm Mỹ.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Kinh ngạc siêu tàu ngầm Anh lặn 25 năm không cần tiếp liệu Tàu ngầm mới nhất của Hải quân Anh - HMS Audacious, đã có chuyến ra khơi vào cuối tháng 4 vừa qua, có thể hoạt động dưới nước suốt 25 năm liên tục. Tàu ngầm hạt nhân HMS Audacious của Anh ra khơi hôm 27/4. Theo Sputnik, HMS Audacious, được hạ thủy từ nhà máy đóng tàu của BEA Systems ở cảng Barrow-in-Furness,...