Đội tàu cá Trung Quốc đánh bắt theo cách chưa từng thấy ở ngoài khơi Peru
Đội tàu cá ước tính lên tới hơn 250 chiếc của Trung Quốc gần đây tập trung sát vùng đặc quyền kinh tế của Peru để đánh bắt mực khổng lồ, dẫn đến những lo ngại về vấn đề chủ quyền và ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.
Sĩ quan Eduardo Atkin là tư lệnh lực lượng tuần duyên Peru.
Giữa màn đêm đen kịt ngoài khơi vùng biển Nam Mỹ, người ta quan sát thấy những ánh đèn thắp sáng bầu trời và mặt nước. Ở vùng biển ngoài khơi, một tàu tuần duyên Peru âm thầm tuần tra, theo dõi hoạt động của tàu cá Trung Quốc.
Tàu tuần tra Peru duy trì khoảng cách 100 mét với nhóm khoảng 30 tàu cá Trung Quốc. Ngư dân Trung Quốc làm việc trong im lặng, không ai nói câu gì. Phía bên kia, các sĩ quan trên tàu Peru cũng giữ im lặng, chưa ai từng chứng kiến cảnh tượng này trước đây.
“Đây chỉ là một phần nhỏ của cả đội tàu cá Trung Quốc khổng lồ hoạt động ngoài khơi Peru. Họ luôn xuất hiện ở vùng biển này, từ Ecuador tới Argentina. Công việc của chúng tôi là xua đuổi, không để họ tiến vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Peru”, Eduardo Atkins, sĩ quan chỉ huy tàu tuần duyên, cho biết.
Phóng viên tờ Guardian của Anh, gần đây đã được lực lượng tuần duyên cho phép tham gia chuyến tuần tra 4 ngày ở vùng biển tiếp giáp vùng đặc quyền kinh tế của Peru.
Hơn 250 tàu cá Trung Quốc từng là tâm điểm chú ý vào tháng 7, khi các tàu cá này áp sát vùng biển ngoài khơi quần đảo di sản Galápagos của Ecuador.
Video đang HOT
Hawkeye 360, công ty phân tích dữ liệu tần số vô tuyến, cho biết các tàu cá Trung Quốc che giấu hoạt động bằng cách tắt thiết bị theo dõi qua vệ tinh, sau đó âm thầm xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế quanh quần đảo.
Ánh đèn trên tàu cá Trung Quốc rọi sáng một vùng.
Lực lượng tuần duyên Peru biết rõ cách tàu cá Trung Quốc hoạt động, nên luôn phải tích cực tuần tra. Một trong những tàu Trung Quốc đáng chú ý xuất hiện gần đây ở ngoài khơi là tàu Hangong Yu 303 – một tàu chở dầu cỡ lớn. Con tàu này làm nhiệm vụ tiếp nhiên liệu cho các tàu cá hoạt động dài ngày.
Khi nhận thấy sự xuất hiện của lực lượng tuần duyên Peru, hai tàu cá Trung Quốc đang nạp nhiên liệu liền ngắn kết nối khỏi tàu chở dầu và nhanh chóng rời đi. “Tiếp nhiên liệu ở đại dương để kéo dài thời gian đánh bắt không phải là hành động phi pháp, nhưng không hề có lợi cho hệ sinh thái”, sĩ quan Atkins nói. “Người Trung Quốc thậm chí còn đánh bắt suốt nhiều tháng, đổi kíp lái trên tàu nhưng con tàu thì vẫn ở đó”.
Sau 30 năm công tác trong lực lượng tuần duyên Peru, sĩ quan Atkins nói rằng mình chưa từng thấy quy mô đánh bắt thủy hải sản lớn như vậy của tàu Trung Quốc. “Họ còn có nhà máy ngay trên tàu, chế biến sản phẩm đánh bắt được và đem về tiêu thụ ở Trung Quốc”, Akins nói.
Trong chuyến tuần tra, lực lượng tuần duyên Peru lần theo dấu vết tàu Han Feng 806, là một tàu đông lạnh khổng lồ treo cờ Trung Quốc. Con tàu dù đổi hướng di chuyển nhiều lần, nhưng luôn đi dọc theo đường ranh giới 200 hải lý, giữ khoảng cách với tàu tuần duyên Peru.
“Tàu Trung Quốc không hề giấu giếm, họ đánh bắt cá ngay sát ranh giới 200 hải lý ngoài khơi Peru và sẵn sàng xâm nhập khi có cơ hội”, Cayetana Aljovin, chủ tịch Hiệp hội nghề cá quốc gia Peru, cho biết.
Ngư dân Peru nói hoạt động đánh bắt ngày càng khó khăn.
Trong khi các quốc gia Nam Mỹ giới hạn sản lượng đánh bắt cụ thể mỗi năm, các tàu nước ngoài hoạt động sát vùng đặc quyền kinh tế của Peru không bị áp đặt giới hạn khai thác.
Tình trạng khai thác mực quá mức có thể gây tác động tiêu cực trên khắp khu vực Đông Thái Bình Dương, nhà nghiên cứu thủy sinh vật học Gustavo Sanchez từ Đại học Hiroshima cho biết.
“Có thể có nhiều hơn một quần thể mực sinh sống ở Đông Thái Bình Dương, việc khai thác quá mức không chỉ làm giảm số lượng mực ở Peru mà còn làm mất đi khả năng thích nghi với biến đổi môi trường của đàn mực trên một khu vực rộng lớn hơn”, ông Sanchez nói.
Trong cuộc tuần tra, lực lượng tuần duyên Peru phát hiện một tàu cá mang tên Rosario, dường như gặp sự cố. 4 ngư dân trên tàu có 2 người Peru và 2 người Venezuela.
Những ngư dân nói động cơ trên tàu gặp trục trặc và họ đã trôi dạt được 2 ngày. “Nhiều năm trước, chúng tôi đánh cá gần bờ. Nhưng giờ chúng tôi phải đi xa thế này”, một ngư dân tên Juan Ramos, nói.
Ramos nói các tàu cá quy mô nhỏ của Peru không thể cạnh tranh với những đội tàu lớn của nước ngoài. “Vấn đề ở Peru là chúng tôi không có công nghệ. Các đội tàu nước ngoài có tàu chế biến, họ có thể đi đến bất cứ đâu, bắt hàng tấn cá và rời đi”, Ramos nói.
Malaysia bắt 60 công dân và 6 tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải
Các nhà chức trách hàng hải của Malaysia hôm 10/10 cho biết vừa bắt giữ 60 công dân và 6 tàu cá Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển của quốc gia Đông Nam Á này.
Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) cho biết, 60 công dân và 6 tàu cá Trung Quốc đã bị bắt giữ khi đang hoạt động ngoài khơi bờ biển phía Nam bang Johor hôm 9/10.
"Qua kiểm tra cho thấy, tất cả các tàu đăng ký tại Qinhuangdoa, Trung Quốc, do 6 thuyền trưởng và 54 thủy thủ đoàn là công dân Trung Quốc từ 31 đến 60 tuổi điều khiển", Giám đốc khu vực MMEA Mohd Zulfadli Nayan cho biết.
Lực lượng chức năng Malaysia bắt 60 công dân và 6 tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải. (Ảnh: Thestar)
MMEA cho biết, các tàu này không có hàng hóa khi bị tạm giữ. Các tàu này được cho là đang trên đường đến Mauritania nhưng đã phải dừng lại do gặp một số trục trặc.
Đầu năm nay, một tàu nghiên cứu của Trung Quốc thực hiện khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia trong khoảng một tháng, đồng thời điểm có sự hiện diện của một tàu thăm dò dầu khí của Malaysia gần vùng biển tranh chấp.
Malaysia cho biết, từ năm 2016 - 2019, có 89 cuộc xâm nhập của các tàu tuần duyên và hải quân Trung Quốc vào lãnh hải của nước này. Hoạt động xâm nhập của tàu Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông leo thang.
Mỹ và nhiều nước liên tục chỉ trích, lên án Trung Quốc về các hành vi gây hấn, tiến hành các hoạt động hàng hải khiêu khích cũng như đưa ra các tuyên bố chủ quyền phi lý đối với ở Biển Đông.
Ngư dân Pakistan lo sợ tàu cá Trung Quốc vơ vét tài nguyên biển Ngư dân Pakistan phản đối sự xuất hiện của 20 tàu đánh bắt biển sâu của Trung Quốc, hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi hai tỉnh Sindh và Baluchistan. Diễn đàn Ngư dân Pakistan (PFF) đã công bố chiến dịch phản đối các tàu cá này đến gần Karachi. Theo PFF, trữ lượng cá khu vực ven biển đã...