Đối tác chiến lược Mê Kông – Nhật Bản
Sáng 9.10, Hội nghị cấp cao hợp tác Mê Kông – Nhật Bản lần thứ 10 khai mạc tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai từ trái sang) và các trưởng đoàn chụp ảnh chung với lãnh đạo Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản ( Keidanren)
Sự kiện lần này do Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe chủ trì với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongluon Sisoulith, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha và Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi. Các nhà lãnh đạo đã rà soát tình hình hợp tác thời gian qua; thảo luận các phương hướng lớn của hợp tác giai đoạn mới cũng như trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực.
Đưa quan hệ Việt – Nhật đi vào chiều sâuPhát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò và đóng góp của hợp tác Mê Kông – Nhật Bản đối với thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN, bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển khu vực. Thủ tướng cũng khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng Nhật Bản và các nước Mê Kông thúc đẩy hợp tác thành công hơn nữa.
Về phương hướng hợp tác giai đoạn tiếp theo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất nghiên cứu và xây dựng Mạng lưới sáng tạo Mê Kông – Nhật Bản nhằm tăng cường liên kết, trao đổi giữa các trung tâm nghiên cứu, phát minh sáng chế, trung tâm khởi nghiệp của Nhật Bản và các nước Mê Kông. Thủ tướng cũng nêu bật một số ưu tiên về thúc đẩy kết nối nhiều mặt như giao thông, kết nối năng lượng, hạ tầng mềm và nền tảng số cũng như hiện thực hóa tầm nhìn chung về một Mê Kông xanh với trọng tâm là hợp tác quản lý bền vững nguồn nước, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững. Các đề xuất của Thủ tướng đã được hội nghị đánh giá cao và phản ánh trong các văn kiện của hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự các hoạt động quan trọng
Video đang HOT
Ngày 9.10, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Hợp tác Mê Kông – Nhật Bản lần thứ 10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cùng lãnh đạo các nước Mê Kông yết kiến nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản, gặp mặt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Mê Kông – Nhật Bản và Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) cũng như dự Diễn đàn Doanh nghiệp Mê Kông – Nhật Bản và các cuộc tọa đàm với doanh nghiệp hạ tầng, tài chính lớn của nước chủ nhà.
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh kết quả tích cực của các cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và Mỹ -CHDCND Triều Tiên, ủng hộ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình và tuân thủ đầy đủ các nghị quyết của HĐBA LHQ. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp cùng Nhật Bản và cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề nhân đạo, trong đó có bắt cóc con tin, lên án mọi hành động bắt cóc công dân giữa các quốc gia.
Đối với vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận một số tiến triển tích cực trong trao đổi thương lượng nhưng bày tỏ quan ngại về thực tế còn diễn biến phức tạp. Thủ tướng nêu rõ tính cấp thiết của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, kêu gọi tuân thủ Công ước luật Biển năm 1982 của LHQ, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có hiệu lực và hiệu quả.
Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo quyết định nâng cấp hợp tác giữa các nước Mê Kông và Nhật Bản lên Quan hệ đối tác chiến lược, nhất trí tổ chức “Năm giao lưu Mê Kông – Nhật Bản 2019″ và thông qua Chiến lược Tokyo 2018 cho hợp tác giai đoạn 2019 – 2021 gồm 3 trụ cột là kết nối linh hoạt và hiệu quả; xã hội lấy người dân làm trung tâm; hiện thực hóa mục tiêu Mê Kông xanh.
Cùng ngày, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và trưởng đoàn các nước Mê Kông cùng tham dự họp báo quốc tế để thông tin về kết quả hội nghị. “Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng Nhật Bản và các nước Mê Kông xây dựng hợp tác ngày càng thành công đáp ứng đúng mong mỏi của các nước thành viên góp phần đóng góp vào hòa bình thịnh vượng chung của khu vực”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại họp báo
TS Satoru Nagao ( Chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ): Chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến Nhật lần này mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, từ đầu năm đến nay, quan chức cấp cao Nhật liên tục thực hiện các chuyến làm việc tại Việt Nam và quan chức cấp cao hai nước cũng liên tục gặp nhau cho thấy mật độ phối hợp ở mức cao. Thứ hai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe không chỉ thảo luận về quan hệ kinh tế mà còn là quan hệ con người. Đến cuối năm ngoái, có hơn 730.000 người Trung Quốc và 450.000 người Hàn Quốc ở Nhật Bản nhưng con số này chỉ tăng thêm 5,1% và 0,5% so với năm trước. Trong khi đó, số lượng người Việt tại Nhật tuy ở mức hơn 260.000 trong năm 2017 nhưng tỷ lệ tăng lên đến 31,2%. Điều này thể hiện quan hệ giữa người dân Việt – Nhật ngày càng tăng lên. Thứ ba, chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực sau nhiều diễn biến gần đây.
PGS Stephen Robert Nagy ( Chuyên gia của ĐH Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada): Hội nghị cấp cao hợp tác Mê Kông – Nhật Bản lần thứ 10 thể hiện cam kết lâu dài và bền vững của Tokyo đối với sự phát triển của khu vực. Quan hệ Việt – Nhật cũng đang đi đầu trong tầm nhìn phát triển này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, gắn kết lợi ích và cam kết bằng các biện pháp phi quân sự để cùng phát triển và vượt qua các thách thức trong khu vực. Bên cạnh đó, sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhật Bản đối với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, cũng như nỗ lực của nước này trong việc gắn kết các nguyên tắc cơ bản của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với mối quan hệ hợp tác cùng Việt Nam, khu vực sông Mê Kông càng thể hiện rõ sự cam kết của Tokyo.
Ngô Minh Trí (thực hiện)
Thủ tướng Campuchia dùng mạng sống bảo đảm kết quả bầu cử chính xác
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thề rằng sẽ từ bỏ mạng sống nếu kết quả cuộc bầu cử Campuchia hồi cuối tháng 7 vừa qua không chính xác.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (Ảnh: AFP)
Theo trang tin Rappler, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 6/8 đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng cuộc bầu cử Campuchia ngày 29/7 đã bị can thiệp và cho biết ông sẵn sàng dùng mạng sống để đảm bảo tính chính xác của kết quả cuối cùng.
Trong bài phát biểu ở Phnom Penh, ông Hun Sen đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng có gian lận trong bầu cử và kết quả bị chỉnh sửa.
"Tôi thề sẽ chết theo mọi cách, trong vụ tai nạn ô tô, tai nạn máy bay, điện giật, sét đánh, mọi cách dẫn đến cái chết. Các ông có dám thề hay không? Những người cáo buộc rằng kết quả đã bị chỉnh sửa, làm ơn hãy thề đi", ông Hun Sen nói.
Ngày 29/7, khoảng 8,3 triệu cử tri trên khắp Campuchia đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa VI, bầu ra chính phủ mới giai đoạn từ nay đến năm 2023.
Theo kết quả sơ bộ, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của ông Hun Sen đã tuyên bố chiến thắng toàn bộ 125 ghế trong quốc hội. Thông báo của Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC) cho biết tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu tại Campuchia là 82,71%, cao hơn nhiều so với con số 69,61% trong cuộc bầu cử năm 2013. NEC đánh giá đây là kỳ bầu cử thành công.
Trước đó, Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP), đối thủ chính của đảng CPP cầm quyền, đã bị Tòa án tối cao Campuchia ra phán quyết giải tán hồi năm 2017. Từng nhận được nhiều sự ủng hộ từ các cử tri trẻ với mong muốn thay đổi, đảng CNRP từng để thua sít sao trong cuộc bầu cử năm 2013 với 44 % phiếu bầu.
Thủ tướng Hun Sen đã nắm quyền tại Campuchia hơn 30 năm. Ông nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên vào ngày 14/1/1985 và trở thành thủ tướng trẻ nhất thế giới ở tuổi 32.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Rappler
Các đập thủy điện tại Lào Lào xây dựng nhiều đập thủy điện trên các nhánh của sông Mekong để phục vụ nhu cầu điện trong nước và xuất khẩu sang Thái Lan. Đập Xayaburi của Lào được xây tại dòng chính sông Mekong. Ảnh: AFP. Tối 23/7, một trong 5 đập phụ tại dự án thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào bị vỡ,...