Đối tác chiến lược hay cản trở an ninh trên biển?
Sự nở rộ của các mối quan hệ đối tác chiến lược liệu có đang cải thiện an ninh khu vực hay không vẫn còn là một câu hỏi.
Quan hệ đối tác chiến lược đang trở thành trung tâm trong việc quản trị an ninh quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tất cả các cường quốc và rất nhiều các nước nhỏ hơn đã tham gia vào các quan hệ đối tác phức tạp với cả bạn bè và các đối thủ chiến lược tiềm tàng. Ví dụ, Trung Quốc đã miệt mài xây dựng gần 50 quan hệ đối tác chiến lược ở khu vực và xa hơn, với cả các nước có sự khác biệt như Afghanistan, Úc và Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ có khoảng 20 quan hệ đối tác và Nhật Bản là 10.
Quan hệ đối tác chiến lược là một hình thức thực hành an ninh mới trong khu vực. Khi khái niệm này mới nổi lên, một số nhà phân tích đã lập luận rằng quan hệ đối tác xảy ra khi hai nhà nước có chung tầm nhìn về việc an ninh khu vực nên được quản trị như thế nào. Nhưng khi các quan hệ đối tác chiến lược mới được hình thành giữa các nhà nước với tầm nhìn và lợi ích mâu thuẫn nhau, giải thích về sự nổi lên của quan hệ đối tác chiến lược đó đã trở nên kém thuyết phục.
Ngày nay, có hai loại quan hệ đối tác chiến lược trong khu vực. Đó là các quan hệ đối tác chiến lược vì lợi ích chung của hai nước, dựa trên sự chia sẻ về các giá trị và lợi ích. Và các quan hệ đối tác chiến lược vì quản trị chung, định hướng bởi mong muốn thử nghiệm các sắp xếp để quản trị các xung đột về giá trị hoặc lợi ích, hoặc trong thực tế là cả hai.
Có hai loại quan hệ đối tác chiến lược trong khu vực. Đó là các quan hệ đối tác chiến lược vì lợi ích chung của hai nước, dựa trên sự chia sẻ về các giá trị và lợi ích. Và các quan hệ đối tác chiến lược vì quản trị chung.
Những mối quan hệ đối tác này được thiết lập bằng các hiệp định song phương. Chúng có thể bao gồm các cuộc đối thoại và điều phối chính sách liên chính phủ, hoặc các tiến trình kênh 1,5 hoặc kênh 2 được thể chế hoá – các thảo luận phi chính phủ nhằm mục đích xây dựng các mối quan hệ song phương. Chúng có thể bao gồm các cuộc gặp thượng đỉnh hoặc cấp bộ trưởng định kỳ cũng như các cam kết cụ thể để xây dựng các quan hệ kinh tế, quyết định đầu tư hoặc chuyển giao công nghệ. Các cam kết nhằm thúc đấy mối liên hệ nhân dân thông qua ngoại giao văn hoá tạo ra đặc trưng quan trọng khác của quan hệ đối tác chiến lược.
Mối quan hệ đối tác chiến lược phát triển nhất trong khu vực là mối quan hệ giữa Nhật Bản và Úc. Nó được xây dựng dựa trên mối quan hệ kinh tế lâu dài hậu Thế chiến II cũng như các nỗ lực quan trọng, bắt nguồn từ những năm 1970, để làm sâu sắc hơn mối quan hệ chính trị. Hai nước chia sẻ một tập hợp các giá trị chung (như dân chủ, nhân quyền và nền pháp quyền) và một tập hợp các lợi ích.
Qua thời gian, Úc và Nhật Bản đã phát triển các cơ chế điều phối chính sách về các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế, bao gồm chống khủng bố, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, chia sẻ thông tin tình báo và các hoạt động nhân đạo. Hai nước cũng duy trì hợp tác quân sự rộng rãi và các mối quan hệ giữa hai quân đội. Quá trình này đã đạt đến đỉnh cao vào năm 2014 với tuyên bố trong chuyến thăm của Thủ tướng Úc Tony Abbott tới Tokyo về việc nâng cấp mối quan hệ lên thành “quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt cho thế kỷ 21″.
Ngược lại, quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và Ấn Độ lại phát triển theo hướng quản lý sự thù địch hơn là tạo điều kiện thuận lợi để điều phối nhằm theo đuổi các giá trị và lợi ích chung. Mối quan hệ đối tác này hầu như mới chỉ tập trung vào việc thiết lập các đối thoại cấp cao, các nỗ lực để thúc đẩy thương mại và đầu tư từ mức thấp lịch sử và việc khởi động ngoại giao văn hoá. Những cơ chế này cho phép duy trì liên hệ thường xuyên, nhưng cái giá phải trả là phải “đóng băng” các vấn đề gây tranh cãi, ví dụ như, trong trường hợp này là biên giới Trung – Ấn.
Video đang HOT
Các quan hệ đối tác chiến lược rất linh hoạt và có thể được xây dựng theo các cách thức khác nhau, tuỳ thuộc vào tình trạng cơ bản của mối quan hệ song phương. Chúng ít chính thức hơn nhiều so với các thể chế trong khu vực và, ít nhất là trên nguyên tắc, dễ quản lý hơn so với các dàn xếp ngoại giao đa phương. Chúng không phá vỡ sự cân bằng trong khu vực theo cách mà các liên minh chính thức có thể gây ra. Nhưng sự nở rộ của các mối quan hệ đối tác chiến lược liệu có đang cải thiện an ninh khu vực hay không vẫn còn là một câu hỏi.
Bởi vì chúng linh hoạt, khả năng để đem lại các cam kết và xây dựng lòng tin có vẻ thấp hơn so với thể chế hoặc liên minh. Quan hệ đối tác chiến lược Nhật – Úc dường như không làm nhẹ đi cú sốc đối với quan hệ song phương được gây ra bởi quyết định không giành hợp đồng tàu ngầm của Úc cho Nhật Bản. Ai đó có thể lập luận rằng danh xưng quá to tát về đối tác “đặc biệt” có thể đã khiến Tokyo mang kì vọng quá mức đối với Canberra hơn so với thực tế.
Các mối quan hệ đối tác chiến lược khác có các hạn chế khác nhau. Ví dụ như quan hệ đối tác Úc – Trung Quốc là mối quan hệ đối tác ở mức tối thiểu, tập trung vào thương mại và đòi hỏi việc “khoanh vùng” các lĩnh vực xung đột tiềm tàng – các lĩnh vực nơi mà, nếu nói theo kiểu uyển ngữ ngoại giao mềm dẻo nhất trong tuyên bố chung năm 2009, thì “điều kiện quốc gia khác nhau” của hai nước có thể “dẫn đến sự khác biệt về mặt này hoặc mặt khác”.
Quan hệ đối tác chiến lược rất linh hoạt, nhưng sự linh hoạt cũng có thể có giá của nó. Có lẽ cái giá lớn nhất nằm ở sự biến mất của động lực thúc đẩy hướng đến việc kiến tạo một cấu trúc an ninh tốt hơn tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Điều này bao gồm thoả thuận về một bộ quy tắc ứng xử chung và một tập hợp các dàn xếp thể chế để quản trị và làm giảm bớt các xung đột khi chúng nổi lên.
Theo nghĩa đó, sự nở rộ các mối quan hệ đối tác chiến lược song song với việc bùng nổ của các thoả thuận thương mại tự do song phương đã đưa đến những thách thức tương tự nhau. Một mặt, các quan hệ đối tác là phương tiện để các nước tránh được những bất đồng lớn vốn đã ngăn cản việc đạt được các giải pháp đa phương mạnh mẽ hơn. Nhưng đồng thời, bản thân các quan hệ đối tác cũng có thể trở thành các vật cản cho các kết quả tích cực đó.
H.D.P (David) Envall và Ian Hall (East Asia Forum )
H.D.P (David) Envall là nhà nghiên cứu tại Bộ môn Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc gia Úc, và là giáo sư danh dự của trường Đại học La Trobe.
Ian Hall là Giáo sư về Quan hệ quốc tế tại Đại học Griffiith và là thành viên của Viện Châu Á Griffith.
Theo Vietnamnet
Ấn Độ cùng Mỹ, Nhật tạo trật tự mới đối phó Trung Quốc
Trước việc Trung Quốc quyết liệt thúc đẩy các hoạt động quân sự ở Biển Đông, Mỹ vạch ra kế hoạch liên kết Ấn Độ và Nhật Bản để hình thành trật tự an ninh hàng hải mới tại châu Á.
Đầu tuần này, một đội tàu sân bay Mỹ cùng các tàu chiến Nhật Bản và Ấn Độ tham gia tập trận chung Malabar với nội dung chống tàu ngầm, phòng không và tìm kiếm cứu nạn. Đây là một trong những cuộc tập trận lớn và quy mô mà 3 nước này từng phối hợp tổ chức.
Tại tập trận Malabar, Ấn Độ điều các tàu chiến tàng hình, tàu chở tên lửa dẫn đường và một đội tàu hỗ trợ tới tham dự. Malabar là tập trận thường niên giữa Mỹ và Ấn Độ, với sự tham gia tích cực của Nhật Bản kể từ năm 2014.
Một sĩ quan trên tàu USS John C. Stennis tham gia tập trận cho biết, Trung Quốc đã điều tàu hải giám theo dõi các hoạt động này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cũng lên tiếng rằng "Bắc Kinh hy vọng việc diễn tập sẽ góp phần vào an ninh, hòa bình và ổn định khu vực".
Máy bay Mỹ trên tàu sân bay USS John C. Stennis tham gia tập trận Malabar với Ấn Độ và Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Trung Quốc buộc Ấn Độ xích lại gần Mỹ
Nếu như Nhật Bản vốn là đồng minh lâu đời và hợp tác chặt chẽ về quốc phòng của Mỹ, thì Ấn Độ là nước mà Mỹ đang tích cực tăng cường quan hệ chiến lược trong thời gian gần đây.
Trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy làm thay đổi cán cân quyền lực, Washington muốn khuyến khích New Delhi đóng vai trò tích cực hơn, không chỉ ở Ấn Độ Dương mà cả Thái Bình Dương.
Từ trước đến nay, Ấn Độ luôn giữ quan điểm trung lập và không đứng về bên nào nên có thể không đồng ý tham gia bất kỳ liên minh quân sự chính thức. Tuy nhiên, kể từ năm ngoái, 3 nước Mỹ - Nhật - Ấn đã bắt đầu những cuộc đàm phán 3 bên cấp bộ trưởng quốc phòng.
Việc củng cố những mối quan hệ này là mục tiêu quan trọng đối với Mỹ để đối phó tình hình Trung Quốc gia tăng quân sự hóa trên Biển Đông. Tại khu vực, các nước Đông Nam Á vẫn còn những chia rẽ để đưa ra lập trường chung đối với các hành động của Trung Quốc. Trong khi khả năng quân sự của mỗi nước vẫn còn hạn chế để quản lý tình hình an ninh khu vực.
Do vậy, khi đến thăm Mỹ tuần trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói "việc không có một cơ chế an ninh được đồng thuận đã tạo ra những sự không chắc chắn" ở châu Á. Ông Modi nhấn mạnh mối quan hệ đối tác vững mạnh với Mỹ sẽ bảo đảm tự do và an ninh hàng hải ở các vùng biển trong khu vực.
Các quan chức hải quân Ấn - Nhật - Mỹ tại tập trận Malabar 2016. Ảnh: Navy.mil
Ấn Độ cảnh giác tham vọng của Trung Quốc
Ngoài những tham vọng ở Biển Đông, Trung Quốc cũng đang hướng sự quan tâm đến Ấn Độ Dương, muốn tăng cường hiện diện hải quân ở vùng biển này. Để thực hiện ý đồ, Bắc Kinh đã tích cực gia tăng ảnh hưởng với các nước láng giềng của Ấn Độ trong khu vực Nam Á, đầu tư nhiều dự án hạ tầng vào đây. Những toan tính của Trung Quốc khiến quốc gia đông dân thứ 2 thế giới phải tăng cường cảnh giác.
Do đó, từ một giai đoạn nghi ngờ lẫn nhau trong Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ buộc phải "làm ấm" quan hệ với Mỹ. Một trong những thỏa thuận hợp tác quốc phòng quan trọng giữa Mỹ - Ấn công bố đầu năm 2016 là thỏa thuận hợp tác về hậu cần quân sự.
Theo đó, các bên được sử dụng căn cứ quân sự của nhau trong các hoạt động sửa chữa và tiếp tế. Washington và New Delhi cũng hướng tới hợp tác sản xuất quốc phòng, điều sẽ khiến Ấn Độ tiếp cận với công nghệ vũ khí hiện đại của Mỹ.
Thủ tướng Modi đã tuyên bố kế hoạch chi hàng tỷ USD để nâng cấp sức mạnh cho Hải quân Ấn Độ nhưng nước này vẫn cần một khoảng thời gian để đủ thực lực vươn ra ngoài Ấn Độ Dương.
Mối quan hệ giữa Ấn Độ với Nhật Bản cũng được tăng cường theo thời gian. Hai nước đã tuyên bố thiết lập "quan hệ đối tác chiến lược" và nhất trí tăng cường hợp tác an ninh.
Hồi tháng 12/2015, khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thăm Ấn Độ, ông và người đồng cấp đã nhất trí hợp tác đầu tư về các dự án hạ tầng ở Nam Á, nhằm làm suy giảm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo ZingNews
Bất chấp Nga phản đối, Mỹ quyết hiện diện quân sự ở Biển Đen Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus khẳng định Mỹ vẫn tiếp tục công việc giữ ổn định và an ninh hàng hải ở Biển Đen, bất kể trước đó phía Nga coi đây là hành động gây bất ổn, theo Reuters ngày 17.6. Tàu khu trục USS Porter của Mỹ từ Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ qua eo biển Bosphorus vào Biển Đen...