Đôi song sinh chào đời với nhịp tim quá chậm
Bé trai vừa ra khỏi bụng mẹ đã được bác sĩ tại TP HCM đưa sang phòng mổ đặt máy tạo nhịp tim.
Người mẹ 37 tuổi tại Tiền Giang mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống hai năm nay. Khi song thai 24 tuần, bác sĩ phát hiện hai bé đều rối loạn nhịp tim. Bệnh lupus ở mẹ có thể là một trong những nguyên nhân gây rối loạn dẫn truyền nhịp tim, dẫn đến nhịp tim chậm, diễn tiến thai kỳ đối diện nhiều khó khăn.
Bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ mời bác sĩ Nhi đồng 2 hội chẩn, phối hợp theo dõi kỹ thai kỳ. Một bé có nhịp tim chậm khoảng 70 lần mỗi phút, một bé chỉ 40 lần. Thông thường nhịp tim thai nhi dao động khoảng 120-160 lần mỗi phút. Bà bầu còn bị biến chứng của song thai một nhau là một thai chậm tăng trưởng nặng và thiếu máu, cộng dồn nguy cơ tim mạch nên phải chấm dứt thai kỳ non tháng.
Bác sĩ đặt máy tạo nhịp tạm thời cho bé. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Sáng 21/5, các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ mổ sinh cho sản phụ, lúc thai hơn 34 tuần tuổi. Hai bé trai chào đời với cân nặng 1,9 kg mỗi bé. Vừa lọt lòng mẹ, bé có nhịp tim 40 lần/phút được nhanh chóng chuyển sang phòng mổ bên cạnh.
Kíp 8 y bác sĩ từ Bệnh viện Nhi đồng 2 túc trực sẵn sàng đặt máy tạo nhịp tim tạm thời, kích thích nhịp tim lên ngưỡng thích hợp để huyết động bé ổn định. Hai bé được chuyển về bệnh viện nhi tiếp tục theo dõi.
Bác sĩ Đỗ Thị Thúy Hằng, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết trẻ chào đời với nhịp tim chậm dẫn đến tình trạng huyết động không ổn định, nếu không xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng tính mạng.
Hiện sức khỏe của hai bé ổn định. Bé đã đặt máy tạo nhịp tạm thời, dự kiến khi cân nặng khoảng 2,5 kg sẽ đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Bé còn lại đang theo dõi sát, nếu ảnh hưởng về huyết động, không đảm bảo tuần hoàn sẽ được can thiệp tương tự.
Video đang HOT
Lê Phương
Theo VNE
Đang uống thuốc chữa bệnh tim thì chớ uống nước ép bưởi
Hội chứng QT dài là một chứng rối loạn nhịp tim, làm tim đập nhanh và đập hỗn loạn. Nhịp tim đập nhanh có thể gây ra ngất xỉu đột ngột, co giật hoặc đột tử.
Shutterstock
Hội chứng QT xảy ra khi tim mất nhiều thời gian hơn bình thường để tim co và sau đó nạp máu trước khi bắt đầu co lại giữa các nhịp đập.
Nước ép bưởi làm kéo dài khoảng thời gian này (còn gọi tắt là khoảng QT) ở bệnh nhân mắc hội chứng QT, nghĩa là làm cho bệnh nghiêm trọng lên gấp nhiều lần, theo Daily Mail.
Các nhà nghiên cứu, có trụ sở tại Israel, cho biết phát hiện về việc "nước ép bưởi có thể kéo dài khoảng QT" nên được cảnh báo mạnh mẽ đến bệnh nhân.
Viết trong một tạp chí, họ nói: Những tác hại kéo dài khoảng QT của nước ép bưởi cần được cảnh báo mạnh mẽ hơn nữa.
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu của Trung tâm Y tế Tel Aviv Sourasky (Israel) đã phân tích 30 tình nguyện viên khỏe mạnh và 10 bệnh nhân mắc hội chứng QT dài bẩm sinh.
Vào ngày thứ 1 và 3, những người tham gia không dùng thuốc và được đo điện tâm đồ để các nhà khoa học đánh giá sự thay đổi trong khoảng thời gian QT của họ.
Vào ngày thứ 2 và 4, các tình nguyện viên khỏe mạnh đã được cho uống 2 lít nước ép bưởi hoặc 400mg moxifloxacin - một loại thuốc gây tác dụng phụ là kéo dài QT.
Kết quả cho thấy nước ép bưởi kéo dài khoảng QT trung bình 22 mili giây ở những bệnh nhân bị hội chứng này.
Khoảng QT từ 350 - 440 mili giây, được coi là bình thường, như vậy, tác động của bưởi làm tăng thêm 5% khoảng QT.
Kết quả cũng cho thấy nước ép bưởi có tác hại đến người tình nguyện khỏe mạnh trong nghiên cứu, tác động tương đương với moxifloxacin, một loại kháng sinh gây kéo dài khoảng QT, theo Daily Mail.
Ở những tình nguyện viên khỏe mạnh, bưởi làm tăng khoảng QT không nhiều, bác sĩ tim mạch và tác giả chính, tiến sĩ Sami Viskin cho biết. Nhưng việc uống nước ép bưởi đậm đặc có thể có nguy cơ.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo: Các bệnh nhân mắc bệnh tim thông thường nên được cảnh báo mạnh mẽ hơn về sự nguy hiểm của việc uống nước ép bưởi.
Nhiều loại thuốc điều trị hội chứng QT dài đã cảnh báo bệnh nhân nên tránh loại trái cây này vì nó có thể làm chậm việc nạp máu của tim sau một nhịp đập.
Nhưng hơn 200 loại thuốc, gồm kháng sinh, thuốc kháng histamine và thuốc chống trầm cảm cũng có thể bị tác hại bởi nước ép bưởi, các nhà khoa học cảnh báo, và tác hại của nó rất mạnh.
Hàng ngàn người chiến đấu với hội chứng QT dài nên loại bỏ bưởi ra khỏi chế độ ăn uống.
Hội chứng QT dài là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến nhịp tim bằng cách làm tăng thời gian giữa mỗi nhịp, thường do một gien di truyền bị lỗi, gien này ảnh hưởng đến các protein điều chỉnh điện tim, theo Daily Mail.
Nhiều người không biết mình mắc hội chứng QT dài cho đến khi đo điện tâm đồ vì một bệnh khác.
Các triệu chứng của hội chứng này bao gồm: Ngất xỉu: Vì tim ngừng bơm máu như bình thường nên não bị thiếu ô xy tạm thời; Động kinh, co giật, tim đập nhanh.
Nếu tim đập bất thường mà không được điều trị trong một thời gian dài, có thể gây ngừng tim, đe dọa tính mạng. Đây là là nguyên nhân hàng đầu gây đột tử ở người trẻ.
Hội chứng QT dài cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, như thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng hoặc thuốc chống trầm cảm.
Có thể cần phải đặt máy tạo nhịp tim nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc thường xuyên. Phẫu thuật cũng có thể được yêu cầu để kiểm soát dòng hóa chất vào tim.
Hầu hết bệnh nhân chỉ cần tránh các tình huống căng thẳng hoặc tập thể dục cường độ cao. Bệnh nhân nên bổ sung kali hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu kali, như chuối, đậu hoặc động vật có vỏ, theo Daily Mail.
Theo Thanh niên
Những loại rau trái kỵ nhau không nên ăn chung Bạn không nên ăn kèm chuối với dưa hấu, đu đủ và chanh, dưa chuột cùng cà chua, cà rốt kết hợp cam... Trái cây rất cần thiết cho cơ thể, chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, một số loại trái cây và rau quả khi kết hợp với nhau lại gây ra các vấn đề về sức khỏe....