Đời sống lính nữ ở Afghanistan
Cựu sĩ quan Alison Baskerville sắp mở một triển lãm ảnh, trong đó khắc họa chân thực đời sống các lính nữ ngưởi Anh ở doanh trại quân đội tại Afghanistan.
Cựu sĩ quan, phóng viên ảnh Alison Baskerville hồi tháng 5 được quân đoàn hoàng gia Anh tài trợ để tiếp cận với đôi nữ sĩ quan FEO của quân đội Anh, đội quân có nhiệm vụ giành sự ủng hộ của phụ nữ Afghanistan và các nữ binh lính của Trung tâm huấn luyện thuộc Quân đội Quốc gia Afghanistan ở Kabul. Tại đây, Baskerville được sống cùng nữ binh sĩ và khám phá vai trò của phụ nữ trong quân đội.
Không có phương tiện, máy móc hiện đại, các binh lính nam nữ đều phải tự giặt đồ trong chậu nhựa.
Căn cứ tuần tra ở Helmand có cơ sở vật chất khá hạn chế. Phòng tắm chỉ bao gồm một chiếc ống phun nước và một vòi hoa sen đặt trong chiếc lều, dùng cho cả nam và nữ. Vì vậy, phải có một biển báo ghi “Có phụ nữ đang tăm” đặt ở ngoài để đảm bảo sự riêng tư.
Dù ở nơi chiến sự ác liệt, các binh lính nữ cũng không quên làm đẹp với kem chống nắng, lăn khử mùi, những món đồ do bạn bè và gia đình họ gửi đến.
Video đang HOT
Các nữ binh lính đi tuần tra tại một trong những vùng nguy hiểm nhất của tỉnh Helmand, tây nam Afghanistan.
Trung úy Jessica French thăm một cộng đồng Afghanistan ở tỉnh Helmand.
French tiếp cận với các phụ nữ địa phương sau khi đã được dạy tiếng Afghanistan và văn hóa bản địa. Cô tin rằng giáo dục là chìa khóa cho một tương lai tương sáng hơn đối với phụ nữ Afghanistan.
Jessica French dành thời gian nghỉ ngơi giữa những lần tuần hành để lau lại súng, một khẩu Sig Sauer 9 mm.
Tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự ở Kabul, những phụ nữ Afghanistan tham gia một khóa tập huấn kéo dài 20 tuần với hy vọng trở thành một sĩ quan quân đội quốc gia Afghanistan. Nữ đại úy Susanna Wallis, một sĩ quan thông tin tín hiệu hoàng gia Anh tình nguyện huấn luyện những phụ nữ này.
Một “bức thư cuối trong đời” được viết sẵn dành cho gia đình của mỗi quân nhân, được đặt ở nơi an toàn và chỉ được gửi khi trường hợp xấu nhất xảy ra.
Một nữ binh sĩ ôm chặt cha mẹ sau khi được trở về nhà, kết thúc 7 tháng làm nhiệm vụ.
Theo VNE
Phóng viên ảnh của Tổng thống Iran bất ngờ đào tẩu
Phóng viên ảnh của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmedinejad đã bất ngờ xin tị nạn tại Mỹ sau khi tháp tùng ông tới thành phố New York tham dự phiên thảo luận toàn thể của Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi tuần trước, truyền thông Mỹ hôm qua đồng loạt đưa tin.
Hassan Golkanbhan ngồi ngay trước Tổng thống Ahmadinejad trong một phiên họp của Đại hội đồng LHQ khóa 67 ở thành phố New York, Mỹ, hồi tuần trước .
Nhật báo Wall Street và kênh truyền hình CNN của Mỹ cho biết Hassan Golkanbhan - phóng viên ảnh chuyên trách của Tổng thống Iran Amadinejad - đã đệ đơn xin tị nạn vì lo ngại sẽ bị sát hại.
"Hassan Golkanbhan sợ phải quay lại Iran.... Anh ấy không ủng hộ, nhưng cũng không chống đối chính phủ. Nhưng khi anh ấy đã bị khép vào tội phản quốc, anh ấy khó có thể quay về. Sẽ không còn ai tin anh ấy nữa", luật sư của Hassan Golkanbhan, ông Paul O'Dwyer, nói.
Cũng theo luật sư Paul O'Dwyer, trong đơn trình các nhà chức trách Mỹ, Hassan Golkanbhan cho biết vợ và hai con anh đã chuyển đến một nơi trú ẩn an toàn, nhưng không cho biết địa chỉ cụ thể.
"Những nghi ngờ về nhận thức chính trị của Hassan Golkanbhan ngày càng tăng lên trong suốt thời gian công cán. Có những việc anh ấy cần phải làm nhưng lại tỏ ra rất miễn cưỡng. Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng anh ấy sẽ quyết định ra đi như thế này", ông O'Dwyer nói thêm.
Vị luật sư này không tiết lộ nơi ở hiện nay của thân chủ mình, mà chỉ cho biết Hassan Golkanbhan đang chờ lịch phỏng vấn xin tị nạn.
Trước đó, khi tháp tùng Tổng thống Iran Ahmedinejad tới New York dự phiên thảo luận toàn thể Đại hội đồng LHQ khóa 67 trong những ngày cuối tháng 9, Hassan Golkanbhan đã tìm cách tách khỏi đoàn, rồi sau đó đệ đơn xin tị nạn ở Mỹ. Theo luật định, Hassan Golkanbhan sẽ phải chờ hàng tháng mới được gọi phỏng vấn, trước khi giới chức Mỹ quyết định có cho phóng viên này được tị nạn theo nguyện vọng hay không.
Hiện cả phía Mỹ và Iran đều chưa có phản ứng gì trước thông tin trên.
Theo Dantri
Cựu sĩ quan tình báo Mỹ trở thành nhà Việt Nam học Tôi rời khỏi lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ năm 1964, nhưng mối quan tâm về vấn đề tư tưởng (của người cách mạng Việt Nam) vẫn còn nguyên. Nhưng tiếp tục ra sao đây? Tác giả: (trích dịch) Với một số sĩ quan tình báo phương Tây, cách mạng Việt Nam đã tạo hứng khởi có tính bước ngoặt, đưa họ...