Đời sống đồng bào dân tộc đã có những thay đổi ngoạn mục
Đây là đánh giá của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử tại Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban Dân tộc diễn ra ngày 15/1 tại Hà Nội.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP
Qua 3 năm thực hiện chương trình phối hợp, các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai và tổ chức thực hiện góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc miền núi ổn định, phát triển; bộ mặt nông thôn đổi thay rõ rệt.
Kinh tế- xã hội vùng dân tộc miền núi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với đầu nhiệm kỳ trung bình từ 8-10%. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ổn định và từng bước được cải thiện. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo miền núi giảm từ 2-4%, riêng các huyện nghèo giảm trên 4%.
Kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường; công tác giáo dục, y tế nhiều tiến bộ; giá trị văn hóa được quan tâm bảo tồn và phát huy. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố; trật tự an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng được giữ vững.
Tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử nhấn mạnh, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã làm được nhiều việc, đặc biệt là việc thực hiện chính sách dân tộc, đại đoàn kết toàn dân tộc, được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao.
Theo Bộ trưởng Giàng Seo Phử, nhìn tổng thể sau 30 năm đổi mới và cụ thể 10 năm gần đây, đời sống tinh thần, vật chất trong vùng đồng bào dân tộc có một sự đổi thay rất ngoạn mục. Chính bản thân đồng bào các dân tộc đã vươn lên vượt khó, thoát nghèo, làm giàu chính đáng, hợp pháp.
“Trước hết, chúng ta phải khẳng định chủ trương lãnh đạo của Đảng nhất quán, quyết liệt, đúng đắn. Nếu không có sự lãnh đạo thống nhất, để bà con ở các vùng miền tự phát, tự làm thì không có được kết quả như hôm nay”, ông Giàng Seo Phử nói.
Trong thời gian tới, cần tập trung vào việc xây dựng chính sách xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc. Cụ thể, Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp tục xây dựng chính sách về phát triển kinh tế trong khi Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tập trung vào việc đề xuất những chính sách về đại đoàn kết dân tộc.
Video đang HOT
Bộ trưởng Giàng Seo Phử cũng nhấn mạnh đến công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề có yếu tố quyết định. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác này. Mặt trận nên có đề xuất về những bất cập đang diễn ra để kịp thời xử lý như tình trạng thiếu cán bộ là người dân tộc thiểu số, việc làm cho thanh niên là người dân tộc…
Ông Nông Quốc Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, Chương trình phối hợp công tác giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2012-2016 đã được nghiêm túc quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện. Các nội dung của chương trình đều được 2 cơ quan ở các địa phương triển khai thực hiện một cách tích cực và hiệu quả.
Việc trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền địa phương đề ra chủ trương, biện pháp chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác dân tộc, tập huấn cho người có uy tín giúp cho họ nâng cao trình độ, nắm bắt được những kiến thức cơ bản về vận động, tuyên truyền ổn định ở thôn, bản. Qua đó cũng góp phần củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, với Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phối hợp công tác giữa hai bên còn chưa đồng đều. Việc quán triệt và tổ chức ký kết chương trình phối hợp ở một số địa phương còn chậm hoặc chung chung, chưa xác định rõ nội dung, biện pháp để tổ chức thực hiện một cách cụ thể, phù hợp.
Công tác kiểm tra, chỉ đạo điểm chưa được coi trọng đúng mức. Còn thiếu các mô hình chỉ đạo điểm thực hiện chương trình phối hợp để 2 cơ quan nghiên cứu, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng.
Hai bên thống nhất tập trung vào 7 nội dung trong chương trình phối hợp đến năm 2016. Cụ thể, hai bên cần tiếp tục phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai các nội dung của Chương trình phối hợp; Tuyên truyền đại hội Đảng các cấp; Tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Xây dựng và triển khai thực hiện các Chính sách, Chương trình về công tác dân tộc; Trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình dân tộc và công tác dân tộc; Thực hiện chỉ thị 06/2008 về “Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bao vệ tổ quốc”; Kiểm tra, giám sát việc thực iện chương trình phối hợp ở địa phương.
Công Việt
Theo_Báo Chính Phủ
Ngày 19/11, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH trả lời chất vấn
Theo dự kiến, ngày 19/11 Quốc hội sẽ tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ, trong đó có Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền.
Ngày 19/11, Quốc hội sẽ tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng sẽ tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu. Sau đó, Quốc hội sẽ dành một ngày để nghe Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH trả lời chất vấn.
Nội dung chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền sẽ tập trung vào thực trạng và giải pháp giải quyết việc doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật lao động (nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương...) ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; Tình hình và công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Thực trạng thất nghiệp hiện nay, cũng như giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.
Trong những nhóm vấn đề này, nhiều cử tri đặc biệt quan tâm đến tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng, trong đó đáng chú ý là thất nghiệp đối với lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng.
Ngoài ra, Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Nội vụ, Công an, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Theo tin tức trước đó, trong phiên trả lời chất vấn chiều 18/11, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết hiện nay, ngành giao thông có nhiệm vụ đột phá phát triển hạ tầng nhưng do Chính phủ tái đầu tư công nên nguồn lực dành cho giao thông ngày một hạn chế. Ngoài huy động nguồn vốn ngoài ngân sách, để tạo ra đột phá nữa, Bộ nghiên cứu chuyển giao quyền khai thác hạ tầng cho các nhà đầu tư khác. Hiện đang xây dựng đề án tổng thể báo cáo Chính phủ.
Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 18/11.
Về việc triển khai thi công dự án qua khu dân cư, ruộng đồng, khu sản xuất của người dân ảnh hưởng đến cuộc sống, đi lại, sản xuất của người dân. Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định khi tổ chức, triển khai thi công dự án phải có sự thỏa thuận của nhà đầu tư, ban quản lý dự án, thỏa thuận của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận vẫn còn một số dự án chưa đúng tiến độ, chưa thực hiện đúng với cam kết của người dân, khiến người dân bức xúc. Bộ trưởng Thăng hứa sẽ nhắc nhở, đốc thúc các dự án này thực hiện đúng cam kết, ông cũng mong người dân chia sẻ vì sự phát triển chung của đất nước. Bộ trưởng Thăng quả quyết: "Đã không hứa thì thôi, hứa là đúng như thế".
Để nâng cao chất lượng công trình, từ đầu năm nay, Bộ đã xử lý 14 nhà thầu thi công, 5 nhà thầu tư vấn thiết kế, 10 nhà thầu tư vấn giám sát và 4 ban quản lý dự án vi phạm chất lượng, tiến độ.
Trước chất vấn của đại biểu Bạch Thị Hương Thủy về hiệu quả của đường cao tốc so với quốc lộ cũ, và việc thu phí được quy định ra sao, có làm tăng cước, Bộ trưởng Thăng cho biết, mức thu phí theo quy định của Bộ Tài chính; không phải muốn thu bao nhiêu cũng được.
Về hiệu quả của các tuyến cao tốc, Bộ trưởng Thăng cho hay, cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau khi làm xong đã thu hút rất lớn người tham gia giao thông, buộc ngành đường sắt phải khai thác thêm việc vận chuyển hàng hóa, thay vì chỉ chở người như trước đây.
"Đi đường cao tốc êm ru, có thể nghe nhạc và làm thơ. Thậm chí có nhạc sĩ khi đi trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã sáng tác bài hát", Bộ trưởng Thăng nêu ví dụ.
Và người đứng đầu ngành Giao thông cho biết thêm, sắp tới toàn bộ hệ thống quốc lộ sẽ được thu phí tự động, xe chạy qua không cần dừng, giúp lưu thông nhanh hơn và khi đó các nhà đầu tư BOT cũng sẽ không giấu được doanh thu.
Chia sẻ về khó khăn trong việc đi lại của người dân vùng sâu, vùng xa, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay, do bị cách trở sông suối, nhiều nơi người dân phải đu dây qua sông, qua sông bằng túi nylon. Bộ đã xây dựng đề án phát triển cầu treo và cầu dân sinh cho 50 tỉnh trên cả nước.
Qua khảo sát và rà soát, cả nước cần xây dựng khoảng hơn 7.800 cây cầu. Bộ đã báo cáo Chính phủ và đầu tư 186 cây cầu, ứng vốn 2015 để thực hiện, hoàn thành vào 30/6/2015. Để làm được số cầu này cần gần 12.000 tỷ, Bộ Giao thông dự kiến huy động nhiều nguồn vốn khác nhau.
Lo lắng về an toàn ở dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, đại biểu Đỗ Văn Đương chất vấn: "Tuyến đường này sử dụng công nghệ của quốc gia nào, cũ hay mới. Vì sao tuyến độ quá chậm, đội vốn quá cao?"
Đại biểu này cho biết thêm, từ hôm rơi bó thép làm chết người, ông và nhiều cử tri đi trên tuyến đường này rất lo ngại. "Nếu tàu rơi xuống đất sẽ là thảm họa. Vậy Bộ trưởng có cam kết khi đưa tàu này vào khai thác có an toàn 100% hay không?", ông Đương hỏi.
Đánh giá đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, Bộ trưởng Thăng chia sẻ, dự án sử dụng vốn vay ODA của Trung Quốc và do nhà thầu Trung Quốc thi công, sử dụng công nghệ của Trung Quốc, nhưng là công nghệ mới nhất. Tốc độ bình quân 40 km/h, tối đa 60 km/h.
"Sau sự cố hết sức đáng tiếc vừa qua, Bộ đã xử lý trách nhiệm các bên có liên quan và cho dừng để kiểm tra từng hạng mục một, nơi nào an toàn mới cho thi công. Bộ đã quán triệt phải nghiệm thu theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi đưa vào khai thác, chúng tôi bảo đảm yếu tố an toàn là số một, sau đó mới là hiệu quả", ông Thăng cam kết.
Tuệ Lâm
Theo_Người Đưa Tin
Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Sáng 26/9, Lễ khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 8 chính thức diễn ra với sự tham dự của nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước... và hơn 1.000 đại biểu. Thời gian diễn ra Đại hội, các đại biểu thảo luận và thông qua Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa...