Đời sống công nhân thời “thất nghiệp, bão giá”: Những ngày bĩ cực
Với đồng lương ít ỏi, đời sống CN vốn đã khốn khó, khi mất việc hoặc bị DN nợ lương, cho nghỉ không lương thì càng thêm túng quẫn.
Không tìm được việc, Thời xin đi bán quần áo thuê ở chợ đêm CN.
Trong 9 tháng qua, kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại các KCN – KCX TPHCM, kéo theo trên 1.400 lao động mất việc làm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn nợ lương, hoặc cho công nhân nghỉ không lương, khiến đời sống của người lao động càng thêm khốn khó.
Xoay trần kiếm sống
Theo Ban quản lý KCN – KCX TPHCM thì trong 9 tháng qua đã có 136 dự án khó khăn phải tạm ngừng hoặc ngừng hoạt động, giảm công suất hoặc thanh lý dự án trước thời hạn do gặp khó khăn về vốn, đơn hàng, thị trường tiêu thụ, trong đó tập trung vào các ngành: Vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, cơ khí và may mặc. Trong đó, có 79 dự án giảm công suất, 11 dự án tạm ngừng, 31 dự án ngừng hoạt động, 15 dự án thanh lý giải thể trước thời hạn. Điều này kéo theo số lao động bị mất việc hoặc chưa có việc làm là 1.400 người. Gánh nặng cơm áo, gạo tiền của NLĐ đã nặng càng thêm nặng khi vừa mất việc, vừa hết tiền.
Chị N.T.Thời – CN may, Q.Bình Tân – mất việc đã gần 3 tháng nay. Là chị cả trong một gia đình 4 anh chị em, Thời vào TPHCM làm CN gánh luôn trách nhiệm nuôi em trai ăn học. Bất ngờ bị thôi việc khiến hai chị em Thời vô cùng khốn khó. Thời tâm sự: “Từ ngày mất việc đến nay, em phải xoay đủ việc, đứa em học một buổi, rảnh cũng kiếm việc làm thêm. Trong thời gian tìm việc, em xin đi bán quần áo thuê, nhận thú gốm về nhà làm thêm, ai thuê gì làm nấy mới mong sống được”.
Không phải bị mất việc mới khổ, những người “có việc cũng như không có” càng khó hơn khi DN không giải thể mà cầm cự bằng cách cho lao động nghỉ không lương hoặc làm một buổi lại nghỉ vài ngày. Anh Hùng – CN xây dựng – chia sẻ: “Cả tháng nay số ngày tôi đi làm chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà đâu phải làm là được trả lương. Muốn nghỉ việc cũng đâu có được khi mà lương mấy tháng tôi chưa nhận. Trong khi doanh nghiệp nào cũng khó, nghỉ việc ở chỗ này chưa chắc tìm được chỗ khác”. Để đối phó với thời gian nhàn rỗi, anh Hùng chạy xe ôm, hoặc ai thuê gì làm nấy.
Video đang HOT
Tiền ăn – khoản tính cuối cùng!
Mất việc, nợ lương nhưng những khoản tiền như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền học cho con… thì không “mất” theo được. Trọ trên đường Tây Thạnh, Tân Phú đã gần 2 năm, làm CN may KCN Tân Bình, chị Ngọc thở dài: “Nhiều lúc đến hạn nộp tiền nhà, mình phải lấy uy tín 2 năm ở trọ ra để khất. Mượn đầu này, đắp đầu kia, chạy vạy đủ kiểu vẫn chẳng đủ”. Vợ chồng chị Ngọc cùng làm một công ty, khi sinh con chị chỉ xin nghỉ 4 tháng, nhưng công ty “rộng rãi” cho nghỉ thêm và bây giờ là nghỉ hẳn. Chồng chị cũng làm “bữa đực bữa cái” vì công ty vẫn đang gặp nhiều khó khăn. “Tình cảnh bây chừ khốn khổ quá, tiền để dành thì cũng đã dùng hết mà tiền nhà, tiền sữa cho con mỗi tháng cứ tăng lên đều đặn”.
Để đối phó với thời kỳ khó khăn, nhiều CN thắt chặt chi tiêu đến hết mức có thể. Theo lời chị Thời, cái gì có thể tiết kiệm được là cứ tiết kiệm. Chị Thời liệt kê: “Mỗi khi lãnh lương, em để riêng 600 ngàn tiền nhà, 150 ngàn tiền điện, nước, 1 triệu cho thằng em, còn lại là tiền ăn cho em. Còn nhiều ăn nhiều, còn ít ăn ít”.
60% số CN là thanh niên nhập cư, tất cả chi phí sinh hoạt ăn ở, chi tiêu, gửi gắm về gia đình đều trông chờ vào số tiền lương ít ỏi. Nói như Hùng thì: “Không có khoản nào có thể cắt xén, ngoài tiền cơm nên ai nhịn được thì người đó cầm cự được”.
Theo laodong
Độc chiêu chống "bão giá" của sinh viên
Sống trong bóng tối để tiết kiệm điện, đi chợ từ lúc trời chưa kịp sáng, ở ghép nhiều người, góp gạo thổi cơm chung...là những chiêu chống "bão giá" của sinh viên.
Chịu cảnh sống trong bóng tối
Đối mặt với giá cả ngày càng leo thang, tiền điện, tiền nước, tiền nhà... tăng chóng mặt, sinh viên đã nghĩ ra nhiều cách để sống chung với "bão giá". Tắt điện những lúc không cần thiết cũng là một cách để cắt giảm chi phí sinh hoạt.
"Góp gạo thổi cơm chung" là cách nhiều sinh viên lựa chọn để tiết kiệm chi phí sinh hoạt (Ảnh Vietbao)
Quen kiểu "thức đêm ngủ ngày" nên phòng trọ của Việt Hưng (ĐH Giao thông vận tải Hà Nội) lúc nào cũng đỏ điện đến tận 2, 3 giờ sáng. Nhưng từ khi xăng tăng giá, bà chủ nhà tăng tiền điện lên 4000 đồng/số Hưng thức đêm nhưng không còn dám giăng điện sáng trưng như trước nữa.
Hưng chia sẻ: "Xăng tăng, điện tăng, cái gì cũng tăng, tháng cũng mất đến 300 ngàn tiền điện. Mình làm bài trên máy tính nên không thể hạn chế sử dụng máy tính được đành tắt bớt đèn đi thôi. Vừa mua thêm cái bóng đèn USB cắm vào laptop, làm việc khuya đỡ tốn điện, chứ dùng tẹt ga như trước thì có ngày vỡ nợ".
Qua tìm hiểu của PV, rất nhiều khu trọ trên địa bàn Hà Nội đã tăng giá điện lên 4.000 - 5.000 đồng/số. Để tiết kiệm chi phí, nhiều bạn mua thêm bóng đèn công suất thấp để sử dụng, hạn chế sử dụng các thiết bị "ăn điện" như máy tính, loa đài.
Thanh Hà (Đại học sư phạm Hà Nội) tâm sự: "Ngày trước cứ về đến nhà là lên Facebook, Zingme từ chiều đến đêm. Nhưng bây giờ thì phải hạn chế dùng máy tính, chỉ khi nào cầnlàm bài tập thì mới dám mở máy thôi".
Ăn chung ở ghép
Không chỉ tiết kiệm tiền ăn mà sinh viên còn tiết kiệm tiền phòng trọ bằng cách ở ghép nhiều người. Giá phòng trọ trên địa bàn Hà Nội cũng đã tăng theo giá xăng dầu, trung bình 700-800 ngàn đồng/phòng không khép kín, phòng khép kín có giá tầm 1,2 - 1,8 triệu đồng/phòng.
Rất nhiều sinh viên chịu cảnh chen chúc 3, 4 người trong một căn phòng 16, 17m2 để tiết kiệm chi phí nhà ở.
Thu Quỳnh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: "Trước phòng mình có 1,2 triệu thôi, mình với 1 bạn nữa ở. Sau Tết vừa tăng lên 1,4 thì vẫn chịu được. Giờ tăng lên 1,6 triệu đành phải rủ thêm người nữa ở cùng. Ở chật một chút còn hơn phải bớt tiền ăn".
Trước đây, mỗi khi hết tiền, thì mì tôm là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên. Nhưng đó là thời mà mỗi gói mì chỉ có giá 1.500 đến 2.000 đồng/gói. Còn bây giờ mì gói cũng đã leo thang lên 4.000, 5.000 đồng/gói, cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí là "góp gạo thổi cơm chung".
"Bố mẹ mình gửi gạo từ quê ra nên không mất tiền mua gạo. Ba bốn đứa đóng tiền mua thức ăn nấu chung tiết kiệm hơn rất nhiều, cả dầu mỡ, mắm muối nữa. Tính ra mỗi tháng cũng bớt được khoảng 200-300 ngàn tiền ăn so với nấu một mình", Hà Thu (CĐ Môi trường Hà Nội) chia sẻ.
Đi chợ từ tờ mờ sáng
Dạo quanh một vòng các khu chợ đầu mối buổi sớm như: Long Biên, Ngã Tư Sở, Dịch Vọng Hậu... mới thấy nhiều sinh viên chịu khó dậy sớm để mua được thực phẩm với giá rẻ.
Chịu khó dậy sớm đi chợ đầu mối để tránh cảnh "chặt chém" ở chợ cóc gần nhà (Ảnh VietNamNet)
Theo ghi nhận của PV, người đến mua lẻ tại chợ Dịch Vọng không chỉ có người dân ở xung quanh chợ mà có cả những người cách chợ 3-4 km. Đông đảo trong số này là sinh viên trọ tại các khu vực gần chợ như Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Phong Sắc.
"Mua ở chợ lẻ gần nhà, cà chua lên 20 nghìn đồng/kg, bắp cải 7 nghìn đồng/kg, su hào 5 nghìn đồng/củ. Trong khi đó, chợ Dịch Vọng, cà chua chỉ 7 nghìn đồng/kg, bắp cải 4 nghìn đồng/kg, su hào 2 nghìn/củ. Từ ngày giá cả leo thang, chúng mình không dám đi chợ cóc gần nhà nữa.
Mấy đứa cùng xóm trọ rủ nhau dậy sớm đi chợ Dịch Vọng cho rẻ. Mỗi thứ bớt một tí nhưng tính ra cũng tiết kiệm được kha khá đấy. Vẫn số rau như thế nhưng mua chợ lẻ mình phải mất 25.000 thì chợ Dịch Vọng tầm 12-15.000 thôi", Phương Nga (ĐH Sư phạm Hà Nội) chia sẻ.
Giá cả càng leo thang, cuộc sống sinh viên càng khó khăn hơn. Nhưng trong cái khó ló cái khôn, càng lúc khó khăn sinh viên càng có nhiều ý tưởng
độc đáo để sống chung với "bão giá".
Theo Vietnamnet
Hết mưa bão, giá rau củ tăng như... bão Trong 2 ngày qua, do tác động của mưa bão ở các tỉnh miền Trung khiến sản lượng rau xanh giảm hẳn, lượng hàng về TPHCM cũng ít đi nên giá cả bán lẻ được dịp tăng cao. Theo khảo sát của Dân trí trong ngày 8/10, tại một số chợ lớn tại TPHCM như chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Tân...