Đội quân tinh nhuệ giúp Tào Tháo đuổi Lưu Bị, phá Mã Siêu
Thời Tam quốc có một lực lượng được đánh giá tinh nhuệ nhất, phục vụ nhà Tào Ngụy, lập nhiều chiến công, giúp Tào Tháo thống nhất miền bắc Trung Quốc.
Tào Tháo trong bộ phm Tân Tam quốc diễn nghĩa.
Bên cạnh Gia Cát Lượng, Tào Tháo, tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung cũng đề cập đến những nhân vật kiệt xuất khác thời Tam quốc như Quan Vũ, Tôn Quyền, ngũ hổ tướng Thục Hán… Loạt bài này sẽ làm rõ những tình tiết hư cấu trong tiểu thuyết cũng như khai thác yếu tố mà Tam quốc diễn nghĩa không đề cập đến.
Theo trang mạng Qulishi (Trung Quốc), trong thời kỳ Tam quốc, ba nước Ngụy-Thục-Ngô đều sở hữu những đội quân tinh nhuệ, đóng vai trò quyết định trên chiến trường. Nhưng lực lượng được đánh giá hùng hậu và mạnh mẽ nhất phải kể đến Hổ Báo Kỵ của Tào Tháo.
Đội kỵ binh “bách chiến, bách thắng” này không được ghi chép nhiều trong chính sử Trung Quốc. Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa cũng không phác họa Hổ Báo Kỵ bởi tác giả La Quán Trung tập trung “đề cao Lưu Bị, đánh giá thấp vai trò Tào Tháo”.
Lực lượng tinh nhuệ nhất thời Tam quốc
Tào Tháo chia Hổ Báo Kỵ thành Hổ Kỵ Doanh và Báo Kỵ Doanh. Vị trí chỉ huy 2 doanh được định đoạt thông qua thi đấu võ nghệ, mưu trí, chiến lược chiến thuật… Theo sử sách, các chức vụ chỉ huy cao nhất của Hổ Báo Kỵ chưa từng tuột khỏi tay gia tộc họ Tào.
Nhiều danh tướng của Tào Ngụy cũng xuất thân từ lực lượng kỵ binh này. “Tam Quốc Chí” của Trần Thọ có nhắc tới 8 vị tướng nổi tiếng, gọi là Bát Hổ Kỵ, gồm Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Thuần, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Chân, Tào Tu, Hạ Hầu Thượng.
Trần Thọ cũng hết lời ca ngợi đội quân này: “Hổ Báo Kỵ do Tào Thuần chỉ huy, là lực lượng tinh nhuệ trong thiên hạ, trăm người mới tuyển được một”.
Hậu Hán Thư có viết, trong số lực lượng quân đội của Tào Ngụy, Hổ Báo Kỵ thuộc lực lượng trung quân.
Ảnh minh họa.
Trung quân có chức năng tương đương Cấm vệ quân bảo vệ Hoàng thành, do Tào Tháo trực tiếp chỉ huy. Riêng lực lượng Hổ Báo Kỵ chịu trách nhiệm bảo vệ Tào Tháo, Bá phủ và Hoàng cung. Bá phủ là cơ quan tối cao chỉ huy quân đội Tào Ngụy.
Tam quốc diễn nghĩa không nhắc đến Hổ Báo Kỵ mà chỉ mô tả sơ sài việc, 5.000 thiết kỵ đánh bại Lưu Bị. Điều này khiến độc giả có cái nhìn sai lệch về Hổ Báo Kỵ.
Trên thực tế, một số học giả Trung Quốc sau này đánh giá, đây là đội quân được đào tạo bài bản, quy mô và thiện chiến nhất thời Tam quốc.
Diệt Viên Đàm
Viên Đàm là con trai cả của Viên Thiệu. Sau trận Quan Độ đại bại trước Tào Tháo, Viên Thiệu ốm nặng rồi qua đời. Anh em Viên Đàm và Viên Thượng tranh nhau ngôi vị. Tào Tháo sau khi giành chiến thắng cũng vội vàng khởi binh đánh lên phía bắc.
Viên Đàm khi đó đóng quân ở Lê Dương, còn Viên Thượng giữ Nghiệp Thành. Năm 203, Tào Tháo nghe lời Quách Gia, một mặt rút quân, mặt khác chia rẽ hai anh em Viên Đàm, Viên Thượng.
Tào Tháo ngầm hẹn ước với Viên Đàm làm thông gia, định cho con gái họ Viên lấy con trai mình là Tào Chỉnh. Viên Đàm mắc mưu, đưa con gái sang Tào Ngụy. Khi hai anh em họ Viên rơi vào cảnh huynh đệ tương tàn, Tào Tháo nhân cơ hội đánh Nghiệp Thành.
Tháng 7.204, Viên Thượng nghe tin Nghiệp Thành bị Tào Tháo bao vây, bèn ngừng tấn công Viên Đàm ở Bình Nguyên, mang quân về ứng cứu. Biết được điều này, Tào Tháo chia quân đón đường đánh tan quân Viên Thượng.
Tào Tháo nắm trong tay đội quân tinh nhuệ bậc nhất Tam quốc.
Video đang HOT
Bản thân Viên Thượng phải bỏ cả áo giáp, ấn thụ và vật nặng mà bỏ chạy sang nước nơi khác. Nghiệp Thành thất thủ không lâu sau đó.
Khi nhận thấy họ Viên suy yếu, Tào Tháo gửi thư trách Viên Đàm rồi cắt đứt thông gia, trả con gái rồi đem quân tấn công. Năm 204, Hổ Báo Kỵ lần đầu tiên xuất hiện trong sử sách, khi tham gia chiến đấu chống quân Viên Đàm.
Cuộc chiến Nam Bì với Viên Đàm không hề dễ dàng, Tào Tháo có lúc muốn rút lui nhưng Tào Thuần, thống lĩnh đội quân tinh nhuệ Hội Báo Kỵ, lại tin tưởng vào chiến thắng. Trong một cuộc giao chiến quyết liệt, Viên Đàm bỏ mạng dưới tay Hổ Báo Kỵ.
Đánh bại anh em họ Viên, Tào Tháo còn tiến quân xa hơn về phương bắc, chinh phạt các bộ tộc Hung Nô.
Năm 206, Hổ Báo Kỵ được mô là lực lượng di chuyển rất nhanh, không mang theo đồ tiếp tế cồng kềnh. Đợt tấn công bất ngờ đã khiến thiền vu Hung Nô là Thạp Đốn không kịp trở tay, bỏ mạng trên chiến trường.
Đuổi Lưu Bị
Sau khi ổn định tình hình phương bắc, Tào Tháo muốn tiến quân xuống phía nam, đánh chiếm nơi có vị trí chiến lược là Kinh Châu. Lưu Biểu nắm Kinh Châu vốn đã già yếu, thất thủ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Cảnh giao tranh trong bộ phim về Tam quốc.
Chiếm Kinh Châu, Tào Tháo sẽ có bàn đạp diệt Lưu Bị và mở đường tấn công sang Giang Đông, nơi nhà họ Tôn của Tôn Quyền kiểm soát. Năm 208, Tào Tháo thống lĩnh 200.000 quân từ Nghiệp Thành đánh xuống Kinh Châu, Tào Thuần dẫn theo Hổ Báo Kỵ cũng đi cùng Tào Tháo.
Tháng 8.208, Lưu Biểu qua đời trong khi quân Tào áp sát Kinh Châu. Trước sức ép của các quân sư, con út của Lưu Biểu là Lưu Tông chấp nhận ra hàng Tào. Mãi đến khi quân Tào Tháo sắp đến Uyển Thành, Lưu Tông mới sai người báo chí Lưu Bị biết.
Lưu Bị lúc này vẫn đang nương nhờ vào thế lực Lưu Biểu. Không chấp nhận đầu hàng Tào Tháo, Lưu Bị cùng Gia Cát Lượng rút quân về phía nam, tiến xuống Giang lăng. Trên đường đi, hơn 10 vạn dân Kinh Châu sợ bị Tào Tháo tàn sát nên cũng đi theo.
Mỗi ngày, đoàn quân chỉ đi được 10 dặm. Trong khi đó, Giang Lăng cách đến 300 dặm, tức là phải đi liên tục trong vòng một tháng. Sau khi thâu tóm Kinh Châu, Tương Dương, Tào Tháo nghe tin Lưu Bị đã đi Giang Lăng, liền lấy 5.000 kỵ binh, cùng Tào Thuần và hàng tướng Văn Sính, cấp tốc đuổi theo.
Đội quân 5.000 kỵ binh truy đuổi Lưu Bị trong Tam quốc diễn nghĩa chính là Hổ Báo Kỵ. Tuy nhiên, tên của đội quân này không được nhắc đến, chỉ đề cập đến việc mỗi ngày đêm đi được 300 dặm.
Tháng 10.208, Hổ Báo Kỵ truy kích quân Lưu Bị ở dốc Trường bản, bắt được gia quyến họ Lưu, bao gồm cả hai phu nhân. Nhưng chiến tướng Triệu Vân của Lưu Bị đột kích vòng vây, giải nguy.
Viên Thiệu thảm bại dứoi tay Tào Tháo. Ảnh trong phim tân Tam quốc diễn nghĩa.
Vì Tào Tháo rất thích Triệu Vân nên ra lệnh cho cung thủ không bắn lén, tạo cơ hội để vị tướng này đưa gia quyến Lưu Bị trở về.
Phá Mã Siêu
Mã Siêu là chiến binh Tây Lương dũng mãnh, nổi danh trong lịch sử thời Tam Quốc. Mã Siêu từng hùng cứ tại Tây Lương sau đó đã khởi binh chống lại triều đình nhà Hán và nhiều lần đánh bại Tào Tháo trong chiến dịch Đồng Quan. Tào Tháo có lần suýt mất mạng dưới tay quân Mã Siêu, phải cắt râu bỏ áo mà bỏ chạy.
Tào Tháo khi đó đã phải thốt lên: “Thằng ranh họ Mã chẳng chết, ta chết không có đất mà chôn”. Bản thân Mã Siêu cũng sở hữu đội kỵ binh Tây Lương thiết kỵ nổi tiếng
Sử sách Trung Quốc chép lại, cuộc chiến quân Tào với Mã Siêu diễn ra dai dẳng. Cho đến khi hai bên mỏi mệt, Tào Tháo mới tung Hổ Báo Kỵ vào chiếm lĩnh thế trận.
Mã Siêu bị quân Tào truy kích đến tận An Định nhưng vì đến cuối cùng, Tào Tháo lấy lý do “phương bắc có biến” nên thu quân. Mã siêu sống sót nhưng người thân bị triều đình xuống chiếu tru di tam tộc.
Có thông tin nói rằng, Hổ Báo Kỵ chính là đội quân giúp Tào Hồng, Tào Hưu đánh lui quân Thục, khiến Trương Phi phải rút lui khỏi Cố Sơn năm 217. Tuy nhiên, thông tin này không được ghi lại trong sử sách Trung Quốc.
Có thể nói, đúng với tính chất của một đội quân tinh nhuệ, Hổ Báo Kỵ không thường xuyên ra trận nhưng luôn có mặt ở những thời điểm quyết định, giúp Tào Tháo “chuyển bại thành thắng”.
Sau khi Tào Thuần qua đời năm 210, Tào Tháo không lựa chọn bất kỳ một võ tướng nào kế nhiệm, mà đích thân ông thống lĩnh đội quân tinh nhuệ Hổ Báo Kỵ cho đến lúc chết.
___________________
Bài viết xuất bản ngày 7.3 tập trung khai thác nhân vật đóng vai trò quan trọng, quyết định vận mệnh Tào Tháo.
TheoD anviet
Mỹ nhân tuyệt sắc khiến Tào Tháo bất hòa với Quan Vũ
Tào Tháo nổi tiếng là kẻ háo sắc đến mức lấn át lý trí, sẵn sàng cướp mỹ nhân mà Quan Vũ từng ba lần cầu xin dù trước đó, ông từng tỏ lòng kính phục danh tướng phe Lưu Bị.
Tào Tháo được cho là có tính xấu là hoang dâm vô độ.
Bên cạnh Gia Cát Lượng, Tào Tháo, tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung cũng đề cập đến những nhân vật kiệt xuất khác thời Tam quốc như Quan Vũ, Tôn Quyền, ngũ hổ tướng Thục Hán... Loạt bài này sẽ làm rõ những tình tiết hư cấu trong tiểu thuyết cũng như khai thác yếu tố mà Tam quốc diễn nghĩa không đề cập đến.
Theo trang mạng Qulishi (Trung Quốc), dân gian có câu "Anh hùng nan quá mỹ nhân quan" (anh hùng khó qua ải mỹ nhân).
Đàn ông háo sắc vốn là chuyện thường, huống hồ là chuyện anh hùng kết mỹ nhân từ thời cổ xưa. Tuy nhiên, một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất như Tào Tháo lại háo sắc đến mức lấn át lý trí, gây ra nhiều tai họa.
Tào Tháo thê thiếp đếm không xuể
Các học giả Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa thể thống kê chính xác việc Tào Tháo lấy tất cả bao nhiêu người đẹp làm vợ. Theo sử sách, Tào Tháo có tới 15 người vợ với lai lịch rõ ràng. Các bà vợ này có thành phần phức tạp, xuất thân đến từ những nơi khác nhau.
Chính thất Đinh phu nhân tính cách cao ngạo, Biện phu nhân xuất thân kỹ nữ, còn nhiều nhất là vợ người khác cướp được qua chiến trận. Tào Tháo có tổng cộng 25 người con với nhiều bà vợ, trong đó các con trai Tào Phi, Tào Thực và Tào Xung là nổi bật nhất.
Những câu chuyện dân gian về việc Tào Tháo háo sắc lan truyền khắp nơi. Sử sách Trung Quốc cũng ghi lại một số trường hợp Tào Tháo vì háo sắc mà đánh mất lý trí.
Tào Tháo háo sắc bất kể thời gian, địa điểm, đối tượng, chỉ cần thấy ưng mắt là muốn chiếm đoạt. Theo sử sách, Tháo nghe nói Tiểu Kiều vợ Chu Du phe Đông ngô rất đẹp bèn công khai bày tỏ muốn cướp đoạt. Điều này khiến Chu Du rất tức giận và kiên quyết chống Tào đến cùng.
Biện phu nhân là người được Tào Tháo sùng ái nhất.
Bên cạnh đó, chuyện ba cha con Tào Tháo cùng yêu một người phụ nữ đã trở thành một giai thoại trong dân gian. Trong cuộc chiến ở Quan Độ, Viên Thiệu đại bại, để lại vô số chiến lợi phẩm. Nhưng thứ mà Tào Tháo muốn có nhất lại chính là nàng Chân Mật, vợ bé của Viên Thiệu.
Không ngờ "cha nào con nấy", con trai Tháo là Tào Phi cũng theo đuổi mỹ nhân này. Khi chiến trận chưa kết thúc, Tào Phi đơn phương đã dẫn quân xông đến cướp lấy Chân Mật.
Biết chuyện, Tào Tháo nổi trận lôi đình: "Lão đây vất vả đánh trận rốt cuộc thằng ranh lại đắc lợi". Nhưng cuối cùng Tào Tháo chấp nhận nhường mỹ nhân cho con trai. Về phe Tào, người đẹp này lại đem đến rắc rối. Chân Mật tuy lấy Tào Phi nhưng lại đem lòng yêu người em chồng Tào Thực.
Cuối cùng, Tào Phi là người kế tục khi cha qua đời. Nhưng con trai Tào Tháo cũng không thể thay cha thống nhất thiên hạ.
Câu chuyện đáng chú ý nhất mà sử sách lưu lại là việc Tào Tháo ngang nhiên tranh giành mỹ nhân với danh tướng Quan Vũ. Dù Quan Vân Trường là người mà Tào Tháo hết sức ngưỡng mộ nhưng bản tính háo sắc vẫn luôn trên hết.
Tranh giành mỹ nhân với Quan Vũ
Trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", La Quán Trung xây dựng nên ba nhân vật xuất sắc nhất và gọi là "tam tuyệt". Tào Tháo tuyệt gian, Quan Vũ tuyệt nghĩa, Gia Cát Lượng tuyệt trí.
Sử sách chép lại, có một mỹ nhân bị chồng ruồng bỏ nhưng lại khiến cho hai "tam tuyệt" phải tranh giành. Người phụ nữ này tên Đỗ Thị. Bà có chồng là Tần Nghi Lộc, tướng phục vụ dưới trướng "Tam quốc chiến thần" Lữ Bố.
Phác họa hình ảnh mỹ nhân Đỗ Thị mà Tào Tháo và Quan Vũ đều thèm muốn.
Hai "tam tuyệt" này không ai khác chính là Tào Tháo và Quan Vũ. Sử sách ít đề cập đến câu chuyện về Tần Nghi Lộc và Đỗ Thị. Hai người theo Lữ Bố nhiều năm và có với nhau một con trai.
Mọi chuyện thay đổi khi Lữ Bố chiếm Từ Châu, vốn do Lưu Bị kiểm soát. Lữ Bố không phải là người nghĩ xa, không tận diệt Lưu Bị, để Bị liên kết với Tào Tháo.
Cho đến khi đối mặt với nguy cấp, Lữ Bố mới phái Tần Nghi Lộc đến cầu viện Viên Thuật. Tần Nghi Lộc bị Viên Thuật lôi kéo, ở lại lấy con gái hoàng tộc nhà Hán. Đỗ Thị mong mỏi ngóng tin chồng trong vô vọng rồi cũng chấp nhận sống với Lữ Bố.
Năm 199, Lữ Bố bị liên quân Lưu Bị-Tào Tháo vây đánh, phải cố thủ trong thành Hạ Bì. Lúc đó, Quan Vũ, phục vụ dưới trướng Lưu Bị muốn xin Tào Tháo cho mình được lấy Đỗ Thị. Tào Tháo nói đó là chuyện nhỏ, để sau hẵng hay.
Mấy hôm sau, lần thứ hai Quan Vũ nhắc lại chuyện này, Tào Tháo chỉ ngáp ngắn ngáp dài cho qua chuyện. Lần thứ ba Quan Vũ đề cập đến việc này khiến Tào Tháo chú ý, nghi ngờ rằng Đỗ Thị là một tuyệt sắc giai nhân mà Quan Vũ muốn có bằng được. Kể từ đó, Tào Tháo đã lên kế hoạch đích thân xem mặt Đỗ Thị.
Khi quân Tào đánh thành Hạ Bì, Tào Tháo ra lệnh cho một đội quân thân tín đánh trước, nhằm vào nơi Đỗ Thị ở.
Hình ảnh Quan Vũ trong bộ phim Tân tam quốc diễn nghĩa.
Tận mắt chứng kiến nhan sắc của Đỗ Thị, Tào Tháo ngang nhiên chiếm lấy, đưa về làm thê thiếp mà bỏ ngoài tai lời thỉnh cầu của Quan Vũ.
Biết tin, Quan Vũ vô cùng tức giận nhưng cũng đành phải chấp nhận. Một số học giả Trung Quốc cho rằng, mối quan hệ Quan Vũ, Tào Tháo trở nên căng thẳng kể từ đó.
Sách Thục ký còn chép lại rằng: Sau sự việc này, có lần Lưu Bị cùng đi săn với Tào Tháo, Quan Vũ lén khuyên Lưu Bị nhân lúc mọi người hỗn loạn mà giết Tào Tháo. Lưu Bị dĩ nhiên không nghe theo vì tình thế không cho phép manh động.
Sau này, Quan Vũ cùng đường, buộc phải đầu hàng Tào Tháo. Phục vụ cho Tào Tháo một thời gian, Quan Vũ lập nhiều chiến công như để trả ơn tha mạng rồi quay về với Lưu Bị.
Quan Vũ cũng là người duy nhất thời Tam quốc dám phụ lòng Tào Tháo mà vẫn còn toàn mạng trở về.
Số phận của mỹ nhân từng khiến Tào Tháo và Quan Vũ tranh giành sau này cũng khá yên bình. Đỗ Thị mang theo con trai Tần Lãng rời khỏi thành Hạ Bì binh đao loạn lạc, chuyển đến phủ đệ của Tào Tháo. Ở đó, bà được sống an lành cho đến cuối đời, trong thời Tam quốc khốc liệt.
________________
Bài viết xuất bản ngày 5.3 tập trung khai thác về một nhân vật kiệt xuất giúp Tào Tháo xây dựng chiến thành công nhất trong sự nghiệp thời Tam quốc.
Theo Danviet
Nỗi cay đắng của danh tướng đánh tan 70 vạn quân Lưu Bị Danh tướng Đông Ngô kế thừa Chu Du và Lã Mông trở thành một trong tứ đại đô đốc thành công nhất lịch sử nhưng phải nhận lấy cái chết trong oan ức. Phác họa hình ảnh Lục Tốn. Bên cạnh Gia Cát Lượng, Tào Tháo, tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung cũng đề cập đến những...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

'Canh bạc' khó lường

Chính sách thuế của Mỹ: Lãnh đạo nhiều nước châu Âu bày tỏ lo ngại

Quốc hội Brazil thông qua luật cho phép đáp trả mức thuế quan của Mỹ

Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế

Thế giới phản ứng thận trọng với thuế quan đối ứng của Mỹ

Hội đồng Nhân quyền LHQ ra nghị quyết lên án Israel

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chặn chính sách áp thuế mới với Canada

Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt

Chính sách thuế của Mỹ: Giới doanh nghiệp quan ngại về lạm phát

Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc ra tuyên bố cứng rắn

Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược
Có thể bạn quan tâm

"Luật phòng chống Kim Soo Hyun" liệu có khả thi?
Sao châu á
21:28:45 03/04/2025
Bốn giai đoạn phát triển của bệnh COPD
Sức khỏe
21:18:02 03/04/2025
Sở Văn hóa nhắc nhở ý thức ứng xử trên mạng sau vụ ồn ào của ViruSs
Sao việt
21:17:51 03/04/2025
Nhan sắc xinh đẹp, gợi cảm của Thảo Bebe - vợ ca sĩ Khắc Việt
Phong cách sao
21:16:03 03/04/2025
Top 3 con giáp nữ thích kiểm soát chồng, có xu hướng áp đặt và muốn bạn đời phải tuân theo ý mình
Trắc nghiệm
21:15:16 03/04/2025
So sánh 1 ly trà sữa ở Starbucks với 4kg khoai lang: màn đáp trả được đồng tình gấp 3 lần bài gốc!
Netizen
21:07:50 03/04/2025
Phim "Địa đạo" thu về hơn 13 tỷ đồng dù chưa chiếu chính thức
Hậu trường phim
21:06:45 03/04/2025
Hai Long lần đầu lên tiếng việc khoác áo đội bóng cực mạnh nước Đức
Sao thể thao
20:57:20 03/04/2025
Đau lòng nữ 'nghịch tử' 16 tuổi sát hại cha mẹ
Pháp luật
17:27:41 03/04/2025
Ô tô bán tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
Tin nổi bật
17:09:16 03/04/2025