“Đội quân” phòng vệ đặc biệt của nước Nga
Tên lửa vẫn được coi là một trong những chuẩn mực hàng đầu để đánh giá về sức mạnh quân sự của một quốc gia. Với những tổ hợp tên lửa phòng thủ như S-300, S-400 và S-500, “đội quân” phòng vệ đặc biệt của Nga thực sự đáng gờm.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300:
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 là sự lựa chọn phòng thủ số 1 của rất nhiều quốc gia trên thế giới, nhờ khả năng cơ động, tiêu diệt hiệu quả các loại máy bay và tên lửa hành trình của đối phương.
Tổ hợp phòng thủ S-300
S-300 (NATO gọi là SA-10) là hệ thống đánh chặn tầm xa hàng đầu thế giới, do NPO Almaz của Nga phát triển. Tất cả các biến thể sau này của S-300 cho phép nó bắn hạ cả tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Hệ thống S-300 đầu tiên được triển khai vào năm 1979, nhằm bảo vệ những cơ sở công nghiệp lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nhằm chống lại các cuộc không kích của kẻ thù.
Hệ thống radar tối tân tích hợp trên S-300 cho phép nó theo dõi đồng thời 100 mục tiêu, trong khi giám sát chặt chẽ và bắn hạ được đồng thời 12 mục tiêu nguy hiểm nhất. Ngay sau khi radar phát hiện thấy mối nguy hiểm, tên lửa S-300 chỉ mất 5 phút để triển khai và sẵn sàng phóng. Ngoài ra, radar của S-300 còn cho phép phát hiện, theo dõi và bắn hạ các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn hay thậm chí là các mục tiêu bay ở tầm cực thấp.
S-300 có 3 biến thể chính là S-300V, S-300P và S-300F với hàng loạt những biến thể con. Tuy nhiên, chỉ có một vài biến thể được Nga phát triển dành cho xuất khẩu như S-300 PMU1. Biến thể này được giới thiệu vào năm 1999, có khả năng phóng đi loại tên lửa mới mạnh hơn tên lửa 48N6 được sử dụng ở mẫu S-300 đầu tiên.
Phiên bản S-300 tối tân nhất có thể triển khai tên lửa 40N6, với tầm bắn lên tới 400 km. Ngoài ra, tất cả các tên lửa của gia đình S-300 đều có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách dưới 1 km.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400:
Video đang HOT
Tổ hợp tên lửa S-400 Triumf (NATO gọi là SA-21 Growler) là một trong những tổ hợp tên lửa thuộc loại hiện đại nhất của quân đội Nga nói riêng cũng như trên thế giới nói chung. Tổ hợp này được nâng cấp từ tổ hợp tên lửa phòng không S-200 và S-300, có thể dễ dàng được triển khai tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết.
S-400 Triumf có khả năng đánh chặn bất cứ mối đe dọa nào đến từ các máy bay, phương tiện vận tải không người lái hay các tên lửa đạn đạo, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn trong trong tầm bán kính 400km (250 dặm) ở độ cao tối đa lên đến 30km (18,6 dặm).
Cấu trúc của một trung đoàn S-400 thông thường bao gồm 2 tiểu đoàn, mỗi điều đoàn sẽ được trang bị 8 bệ phóng và mỗi bệ phóng sẽ có 4 tên lửa. Mỗi giàn tên lửa S-400 khai hỏa được cùng lúc 20 quả tên lửa vào 10 mục tiêu với tốc độ 4.800 m/s.
Sở dĩ được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp Quốc phòng đánh giá là loại tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới bởi nó có thể cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và đồng thời mỗi giàn tên lửa S-400 bắn hạ được 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
Việc trang bị các tổ hợp phòng không S-400 “Triumph” được thực hiện trong khuôn khổ chương trình nâng cấp vũ khí của nhà nước giai đoạn 2011-2020. Theo dự kiến, Bộ Quốc phòng Nga sẽ mua tổng cộng 56 tổ hợp tên lửa phòng không S-400.
Các tổ hợp S-400 “Triumph” sẽ được triển khai ở các vùng ven biển và biên giới Nga.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-500:
Theo kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc, vào năm 2020, Nga sẽ sở hữu hệ thống phòng không tối tân S-500 với các thông số kỹ thuật vượt trội.
Mô phỏng tổ hợp phòng thủ S-500
Itar-Tass cho biết, các cuộc thử nghiệm S-500 đã được tiến hành vào cuối tháng 6 vừa qua, với mục tiêu chính là thay thế hệ thống phòng không S-400 và hệ thống S-300 hiện vẫn chưa lạc hậu.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, siêu tổ hợp tên lửa phòng không S-500 mang đến những tính năng mới nổi trội hơn hẳn tổ hợp S-400 và hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-3 của Mỹ. Tổ hợp này ra đời với mục đích đối phó các cuộc tập kích đường không gồm: Các loại máy bay có người lái và không người lái, các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo…
Cụ thể, hệ thống S-500 được trang bị radar công suất lớn loại mới, có tầm hoạt động từ 800-900km, xa hơn hệ thống S-400 từ 150-200km. Đặc biệt, S-500 có khả năng đánh chặn đồng thời 10 mục tiêu, kể cả các đầu đạn tên lửa hành trình siêu vượt âm với cự ly đánh chặn lý tưởng khoảng 600km, tốc độ của tên lửa lên đến 7.000m/s.
S-500 cũng có thể được kết nối với hệ thống phòng thủ tên lửa Moskva A-135 “Amur”.
Nga dự định trang bị cho quân đội khoảng 10 tiểu đoàn S-500 làm nòng cốt cho lực lượng phòng thủ không gian trong tương lai.
Theo PetroTimes
Ba Lan mua vũ khí khủng đối phó Nga
Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết, cơ quan này sẽ mua một số UAV vũ trang hạng nặng để đối phó với tình huống bị UAV của Nga xâm nhập.
Theo tuyên bố của Thứ trưởng Bộ quốc phòng Czeslaw Mroczek, nước này cần phải trang bị UAV để sẵn sàng cho tình huống bị UAV của Nga xâm nhập không phận.
"Chúng tôi sẽ sử dụng các máy bay không người lai để bảo vệ lãnh thổ của mình", Thứ trưởng Czeslaw Mroczek tuyên bố đồng thời cho biết thêm:
"Người đồng cấp với tôi ở phía Ukraine cho biết, một trong những vấn đề chính đó là các UAV Nga đang hoạt động trong không phận Ukraine, để tìm kiếm các trận địa pháo. Ukraine không thể làm gì trong tình hình hiện nay, do vậy đây sẽ là câu trả lời của chúng tôi".
UAV MQ-1 Predator do Tập đoàn General Atomics tại Mỹ chế tạo
Ba Lan bắn đầu mua các máy bay không người lái trinh sát trong năm 2017, trong khi các mẫu được trang bị vũ khí sẽ được bàn giao trong năm 2018 - 2019, ông Mroczek cho biết thêm. Vị quan chức này cũng tiết lộ rằng đang trong quá trình đàm phán với các nhà cung cấp Mỹ và một số nước khác.
Ba Lan quyết định chi gần 43 tỷ USD giai đoạn 2013 - 2022 để nâng cấp khí tài quân sự trong một thập niên tới. Trong số này có kế hoạch mua các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không, các xe quân sự bọc thép, máy bay không người lái và tàu ngầm.
Được biết việc Ba Lan quyết định mua lô tên lửa hành trình JASSM và JASSM-ER của Mỹ cũng nằm trong kế hoạch chi tiêu tài chính trên. Theo tuyên bố của Vác-xa-va, kế hoạch mua hai loại tên lửa này là nhằm mục đích đối phó với những nguy cơ tiềm ẩn từ Nga.
Theo kế hoạch được Lầu Năm Góc thông báo, phía Mỹ sẽ bắt đầu bàn giao lô tên lửa nói trên cho Ba Lan từ năm 2017. Giới chuyên gia cho rằng các tên lửa không đối đất AGM-158 JASSM có thể giúp tăng cường khả năng của quân đội Ba Lan trong việc răn đe và đáp trả Nga.
Ngoài việc mua tên lửa trên, Quân đội Ba Lan còn tiếp tục nâng cấp lô tiêm kích F-16 để tương thích với lô tên lửa nước này mua từ Mỹ.
JASSM được phát triển từ nửa sau thập kỷ 1990 của thế kỷ trước và được áp dụng công nghệ tàng hình. Việc thử nghiệm tên lửa này bắt đầu vào năm 1999. Trong biên chế của Không quân Mỹ, tên lửa được tích hợp cho nhiều dòng máy bay chiến đấu khác nhau như B-1B, B-52, F-15E, F-16 và B-2.
Theo những thông tin được hãng sản xuất Lockheed Martin cho biết, JASSM là vũ khí tự hoạt, được dẫn đường để tấn công các chiến hạm của đối phương từ cự li xa. Được trang bị một đầu đạn xuyên phá hoặc đầu đạn nổ mảnh, tên lửa hành trình tự hoạt JASSM có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Tên lửa có khả năng mang đầu đạn nặng 450 kg được trang bị động cơ turbine phản lực Teledyne CAE J402-CA-100 để đạt tầm bắn khoảng 370 km trong khi bản cải tiến JASSM-ER được trang bị động cơ turbine phản lực Williams International F107-WR-105 có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách trên 920 km.
Theo Đất Việt
Các siêu tên lửa có biến Lục quân Nga thành số 1 thế giới? Một vị Đại tướng nghỉ hưu của Nga từng cho rằng, Mỹ sẽ phải cần từ 5 - 7 tên lửa triển khai trên đất liền (GBI) để đánh chặn một tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Topol-M Tổ hợp tên lửa Topol-M do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow thiết kế và chế...