Đội quân bí mật của Nga đổ bộ vào quốc gia Trung Phi như thế nào?
Không có gì bí mật về sự hiện diện của Nga ở Cộng hòa Trung Phi ( CAR). Trên đường phố tràn ngập khẩu hiệu tuyên truyền của Nga trong khi đài phát thanh phát ca khúc tiếng Nga.
Nga không hề che dấu sự hiện diện ở quốc gia Trung Phi.
Nhóm phóng viên của CNN mới đây đã trở về từ CAR với phóng sự về sự hiện diện quân sự của Nga ở quốc gia Trung Phi này. Các tân binh của quân đội Cộng hòa Trung Phi được quân nhân Nga huấn luyện, dùng vũ khí Nga.
Theo CNN, cuộc điều tra dẫn đến những bằng chứng về việc Yevgeny Prigozhin – nhà tài phiệt Nga đứng sau việc đưa binh sĩ đến CAR. Đáng chú ý, Prigozhin là một đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhân vật này hiện nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Ước tính có 250 lính đánh thuê Nga được Prigozhin đưa đến CAR để huấn luyện tân binh cho quân đội nước Cộng hòa Trung Phi. Prigozhin cũng sở hữu quỹ đầu tư Lobaye, rót tiền vào trạm phát thanh phủ sóng toàn quốc ở CAR.
Theo CNN, ngoài việc gia tăng tầm ảnh hưởng của Nga ở Trung Phi và huấn luyện binh sĩ bản địa, Prigozhin còn nhắm đến kim cương và nguồn tài nguyên dồi dào ở quốc gia này.
Prigozhin được cho là người đứng sau công ty Wagner, chuyên cung cấp lính đánh thuê Nga chiến đấu ở Syria và miền đông Ukraine.
Lính đánh thuê Nga của công ty Wagner, chiến đấu ở Syria.
Nhóm phóng viên của CNN may mắn phỏng vấn được một lính đánh thuê Nga giấu mặt ở CAR. Người này nói mình từng chiến đấu ở Chechnya chống phe nổi dậy, rồi sau đó là ở Syria.
Lính đánh thuê nói được Wagner trả tiền. “Chỉ là một đơn vị chiến đấu sẵn sàng thực hiện mọi mệnh lệnh từ Putin”, người này nói thêm.
Điện Kremlin từ lâu đã phủ nhận mối liên hệ với lính đánh thuê Nga ở nước ngoài. Hồi tháng 6, ông Putin từng phát biểu về lính đánh thuê Nga ở Syria: “Những người này đánh cược mạng sống để chiến đấu chống khủng bố… nhưng họ không đại diện cho nước Nga, hay quân đội Nga”.
Nhưng các nhà phân tích nói rằng, Wagner không thể tồn tại nếu không được ông Putin cho phép. Căn cứ huấn luyện của Wagner ở miền nam nước Nga nằm trực thuộc căn cứ của lực lượng đặc nhiệm Nga, do binh sĩ Nga canh gác và không ai lạ mặt được phép xâm nhập, theo CNN.
Video đang HOT
CNN cho biết, Prigozhin giờ đây đã chuyển hướng sang châu Phi, với các quốc gia tiềm năng khác ngoài CH Trung Phi, như Libya hay Sudan. Ở CAR, trung tâm chỉ huy của nhóm lính đánh thuê Nga là một lâu đài bỏ hoang, cách thủ đô Bangui khoảng 2 giờ lái xe. Dĩ nhiên lính đánh thuê Nga luôn che mặt và không hé răng nếu gặp người lạ, theo CNN.
Người may mắn CNN phỏng vấn được tên Valery Zakharov. “Nga đang trở lại châu Phi”, Zakharov nói ngắn gọn. “Chúng tôi từng hiện diện ở khắp nơi thời Liên Xô, và quá khứ đó đang trở lại. Chúng tôi vẫn còn đầu mối ở đây, chỉ cần khôi phục lại”.
Zakharov nói mình là cố vấn quân sự cho chính quyền của Tổng thống CAR, Faustin-Archange Touadéra.
Lính đánh thuê Nga huấn luyện tân binh ở CH Trung Phi.
Theo tài liệu mà CNN thu thập được, Zakharov được công ty của Prigozhin trả lương trực tiếp. Nhờ mối liên hệ quân sự mà quỹ đầu tư Lobaye của nhà tài phiệt Nga trúng thầu nhiều dự án khai thác mỏ kim cương và vàng.
Tại một khu mỏ ở Yawa, người dân địa phương nói người Nga đến đây từ 18 tháng trước. Bất cứ thứ gì tìm thấy, họ đều đưa cho người Nga.
Ngược lại, nhà tài phiệt Prizoghin đăng tải đoạn video dài 15 phút, cáo buộc nhóm phóng viên CNN đã hối lộ người địa phương để họ nói xấu về người Nga.
Cả Mỹ và Pháp, hai quốc gia từng chi phối CH Trung Phi, đã bày tỏ lo ngại về hoạt động của Nga ở khu vực. Tư lệnh Mỹ ở châu Phi, tướng Stephen Townsend, mô tả lính đánh thuê Nga ở CAR đóng vai trò như lực lượng bán quân sự, có liên hệ gần gũi với Điện Kremlin.
“Những người này có mặt ở đó để huấn luyện lực lượng địa phương”, Townsend nói trong phiên điều trần hồi tháng 4. “Đó có thể chưa phải là tín hiệu đáng lo ngại, nhưng cũng có thể sẽ tồi tệ hơn”.
Trên thực tế, Mỹ vẫn đang có xu hướng cắt giảm binh sĩ hiện diện ở châu Phi, trong khi Nga lại có chiều hướng ngược lại. Moscow đạt 20 thỏa thuận quân sự với các nước châu Phi và sự hiện diện không chính thức của lính đánh thuê Nga ở CAR cho thấy những tham vọng lớn hơn của Moscow đối với lục địa này, CNN kết luận.
Theo Danviet
5 quốc gia có đội quân hùng mạnh nhất thế giới vào năm 2030
Trong vòng một thập kỷ tới, các cường quốc trên thế giới sẽ tiếp tục xu hướng trong giai đoạn hiện đại, chuyển sự tập trung từ quân đội trên bộ sang các lực lượng trên không và trên biển.
Binh sĩ quân đội Mỹ.
Kể từ thời Chiến tranh Lạnh, chiến tranh trên bộ đã có những sự thay đổi rõ rệt. Các hoạt động quân sự chủ yếu diễn ra trên biển và trên không, dẫn đến lực lượng trên bộ phải gánh vác cả những nhiệm vụ chiến đấu khác như chống khủng bố, đảm bảo trị an.
Để đánh giá 5 quốc gia có lực lượng lục quân mạnh nhất thế giới năm 2030, chuyên gia quân sự Robert Farley đến từ Đại học Kentuckym, Mỹ, đưa ra ba tiêu chí trên tạp chí tạp chí National Interest.
Khả năng tiếp cận với các nguồn lực quốc gia, trong đó có nền tảng công nghệ sáng tạo tới đâu? Có hay không sự hỗ trợ hiệu quả từ các cơ quan trong bộ máy chính trị mà không can thiệp tới tính độc lập của tổ chức?
Khả năng tiếp cận với các bài tập trải nghiệm, cơ hội để học hỏi và sáng tạo trong điều kiện thực địa như thế nào?
Ấn Độ
Lục quân Ấn Độ là một trong những những lực lượng tác chiến trên bộ tinh nhuệ nhất thế giới năm 2030. Quân đội Ấn Độ đã triển khai nhiều chiến dịch với cường độ tác chiến cao, bao gồm căng thẳng với Pakistan ở Kashmir.
Nhờ mối quan hệ tốt đẹp với các cường quốc như Mỹ, Nga, Israel, quân đội Ấn Độ có thể đồng thời sở hữu công nghệ vũ khí của các quốc gia này, vừa phát triển vũ khí nội địa riêng. Có thể nói, bước tiến quân sự của quân đội Ấn Độ đã vượt trội hơn nhiều so với quá khứ.
Pháp
Binh sĩ Pháp tuần tra ở thủ đô Paris.
Trong số các quốc gia châu Âu, Pháp nhiều khả năng sở hữu đội quân hùng mạnh nhất. Pháp theo đuổi chiến lược thể hiện vai trò trong nền chính trị thế giới.
Pháp rất cần lực lượng lục quân hùng mạnh và hiệu quả để có thể làm tốt vai trò này, từ đó nắm quyền kiểm soát lớn hơn trong hệ thống an ninh và quân đội của châu Âu.
Nền công nghiệp quốc phòng Pháp đang phát triển mạnh, xuất khẩu nhiều vũ khí ra nước ngoài. Quân đội Pháp cũng có kinh nghiệm chiến đấu ở khắp nơi trên thế giới, ngày nay là các hoạt động chống khủng bố ở Afghanistan và Bắc Phi.
Nhờ bước tiến của hải quân và không quân, lục quân Pháp có thể dễ dàng hiện diện ở nhiều môi trường tác chiến khác nhau.
Nga
Quân đội Nga đã phải trải qua một giai đoạn khó khăn sau Chiến tranh Lạnh. Trong tương lai, lục quân nước này nhiều khả năng vẫn sẽ phải tiếp tục đối mặt với hàng loạt những vấn đề nảy sinh từ quá trình đổi mới ngành công nghiệp quốc phòng.
Về lâu dài, quân đội Nga sẽ vẫn giữ vững lợi thế của mình về quy mô và sức mạnh tâm lý của quân nhân.
Các cuộc cải cách mạnh mẽ giúp binh sĩ Nga đánh bại Georgia trong cuộc chiến năm 2008 và là nhân tố chính trong chiến dịch sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Binh sĩ quân đội Nga.
Có thể nói, lục quân Nga sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong lực lượng quân đội vào năm 2030. Nhưng thách thức đối với Nga là việc duy trì đội quân với số lượng đông đảo, hay đề cao chất lượng của người lính hơn số lượng.
Mỹ
Quân đội Mỹ trong tương lai được dự đoán vẫn là chuẩn mực cho lực lượng chiến đấu trên bộ, kể từ năm 1991. Sau chiến tranh Vùng Vịnh, chiến tranh Iraq, quân đội Mỹ đã có lực lượng bộ binh hùng mạnh nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Nhưng năng lực chiến đấu của lục quân Mỹ trong tương lai sẽ bị đặt dấu hỏi vì nhiều trang thiết bị dần lỗi thời, không được ưu tiên nâng cấp như không quân hay hải quân.
Kinh nghiệm chính là thứ vũ khí lớn nhất mà lục quân Mỹ có được đến giai đoạn năm 2030.
Trung Quốc
Kể từ đầu những năm 1990, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã trải qua nhiều lần cải cách, hiện đại hóa lục quân. Điểm mạnh của quân đội Trung Quốc là khả năng sử dụng nguồn lực không giới hạn, trong khi vẫn được trang bị vũ khí hiện đại, chuyển hướng sang đào tạo quân nhân chuyên nghiệp.
Trong tương lai, quân đội Trung Quốc vẫn sẽ có nguồn lực khổng lồ lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Điếm yếu lớn nhất của quân đội Trung Quốc là kinh nghiệm chiến đấu và điều này không dễ dàng khắc phục được trong một sớm một chiều.
Theo Danviet
Phát hiện cặp tình nhân trong mộ cổ 4000 năm Một ngôi mộ có lịch sử khoảng 4000 năm trước, bên trong chôn cất một cặp tình nhân đặt trong tư thế nằm đối diện với nhau. Cặp đôi "Romeo và Juliet" cổ đại được cho là đã chết ở tuổi 16 hoặc 17. Những ngày gần đây, người dân ở Kazakhstan đã phát hiện ra một ngôi mộ có lịch sử khoảng...