Đội quân bất khả chiến bại của Putin sẽ ‘trói tay’ Mỹ và NATO?
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phô trương sức mạnh quân sự của mình trong bối cảnh thế giới lo ngại xảy ra chiến tranh thế giới 3.
Nhà lãnh đạo Nga đã tiết lộ một tầm nhìn chiến lược để cai trị bầu trời khi phát triển trực thăng vũ trang thế hệ mới được đặt tên là Mi-28nm “Super Hunter” tránh được mọi mối đe dọa từ hỏa lực địch, với tham vọng cai trị bầu trời.
Mặc dù nó có ngoại hình giống với phiên bản cũ, Mi-28NM Super Hunter được sản xuất bằng các chất liệu đột phá nhất hiện nay và trang bị hệ thống phòng thủ siêu hiện đại.
Mi-28NM se đươc trang bi kêt câu canh quat hoan toan mơi va hê thông hô trơ điêu khiên cai tiên giup nâng hiêu năng tông thê cua đông cơ thêm 13%, tăng tôc đô bay tôi đa cua may bay lên 340 km/h.
Đặc biệt, Mi-28NM được trang bị hệ thống laser độc đáo, có nhiệm vụ làm chệch hướng các tên lửa dẫn đường bằng nhiệt. Thời điểm hệ thống này phát hiện ra trực thăng đang xuất hiện trên radar quân địch, nó sẽ tạo ra một đám “mây lửa vô hình” xung quanh cánh quạt, từ đó làm tên lửa chệch hướng khỏi mục tiêu.
Những lo ngại về sức mạnh quân sự của chính quyền Tổng thống Putin gia tăng sau khi ông tiết lộ kế hoạch xây dựng một siêu chiến hạm có thể đánh bại bất cứ chiến hạm nào trong hạm đội NATO.
Nga đã tiêu tốn của điện Kremlin 244 tỷ bảng Anh cho việc nâng cấp, cải tạo và phát triển vũ khí quốc phòng,ngoài ra Tổng thống Putin cũng đầu tư 1,4 nghìn tỷ bảng Anh trong nghiên cứu công nghệ vũ khí tương lai.
Các kế hoạch phát triển vũ khí xuất hiện sau khi Nga đưa ra một chiến dịch quân sự lớn dường như để chuẩn bị cho một cuộc thách với Anh, Mỹ và NATO.
Video đang HOT
Các đơn vị quân đội Nga gồm không quân, lính dù và hạm đội phía Bắc của hải quân sẽ được tổng kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Nhà lãnh đạo Nga cũng đã được bí mật lên kế hoạch xây dựng một đội tàu lượn siêu hạt nhân để củng cố sức mạnh trong một cuộc chạy đua vũ đang diễn ra với NATO ở miền đông châu Âu.
Có thể thấy rằng, Nga quyết tâm một lần nữa trở thành cường quốc thế giới – một tham vọng đã được chứng minh, trong đó có việc Nga tiến hành các cuộc “tấn công giả” vào quân đội Mỹ, như các máy bay chiến đấu của Nga đã làm với tàu USS Donald Cook ở Biển Baltic vào tháng 4 vừa qua, hay khôi phục các chuyến bay của máy bay ném bom chiến lược thời kỳ Chiến tranh Lạnh dọc bờ biển Mỹ.
Hơn thế nữa, can thiệp quân sự của Nga tại Syria đã chứng minh rằng Moscow sẽ tìm mọi cơ hội để mở rộng ảnh hưởng của mình ở nước ngoài, bởi vì Điện Kremlin coi Mỹ và các thành viên NATO khác là những kẻ thù chính của mình, và xem xét mối quan hệ với phương Tây là một “trò chơi được mất ngang nhau”.
Nước này sẽ tiếp tục duy trì lập trường như vậy trong tương lai trước mắt. Chính quyền Putin sẽ không cho phép bất kỳ quốc gia nào mà Nga có đủ tầm ảnh hưởng phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với phương Tây – cụ thể là trở thành thành viên EU hay NATO – và nước này sẽ làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình để gieo rắc sự bất ổn tại các nước như Gruzia, Moldova và Ukraine.
Mặc dù Mỹ đầu tư vào công nghệ mới để bù lại sức mạnh của các đối thủ tiềm tàng trong dài hạn nhưng nước này phải có thêm những bước đi cụ thể.
Mi-28NM của Nga.
Tướng James Amos, cựu chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ cho rằng “hiện diện quân sự ở nước ngoài tạo nên niềm tin không thể bị phá vỡ trong bối cảnh một cuộc xung đột đang đến gần” là một việc làm tốt. Đối với những gì cần thiết để tạo nên sự hiện diện tăng cường này, Mỹ nên triển khai sẵn khí tài cho thêm hai hoặc ba lữ đoàn thiết giáp ở Đông Âu, cùng với nguồn hậu cần để duy trì các lực lượng trên trong ít nhất hai tháng xung đột ác liệt. Lực lượng hạt nhân của Mỹ cũng vẫn là một lá chắn quan trọng.
Putin chắc chắn hiểu rằng EU và NATO sẽ bất đắc dĩ chấp nhận một quốc gia trở thành thành viên nếu họ bị cuốn vào cái gọi là một cuộc “xung đột đông cứng” (cuộc xung đột đã kết thúc nhưng chưa có một hiệp định hòa bình hay một khuôn khổ chính trị khác để giải quyết triệt để cuộc xung đột).
Đồng thời, Nga sẽ tiếp tục cải thiện khả năng quân sự của mình để thu hẹp những lợi thế công nghệ mà NATO đang sở hữu trong thời gian gần đây.
Mặc dù máy bay chiến đấu của Nga hiện không sánh được với máy bay chiến đấu của phương Tây, nhưng các hệ thống phòng không tiên tiến, tên lửa hành trình bờ biển, khả năng chống hạm và tên lửa hành trình phóng trên không của nước này ngày càng hiệu quả. Nếu Moscow có thể loại quân tiếp viện của Mỹ ra khỏi một cuộc xung đột tiềm tàng giữa Nga và NATO, đồng thời ngăn chặn được các máy bay chiến đấu phương Tây tấn công các mục tiêu của mình, thì Nga sẽ làm suy giảm nghiêm trọng các lợi thế của Mỹ và đồng minh.
Vì lẽ đó, Nga đang thiết lập các vùng “chống tiếp cận/chống xâm nhập” (AD/A2) ở ngoại vi của mình, bao gồm Baltic và Biển Đen, Bắc Cực và vùng Viễn Đông nước Nga. Hơn thế nữa, sự hiện ngày càng tăng của Nga tại Syria đang ngày càng tạo ra các tình huống dẫn đến đe dọa các lực lượng của Mỹ và đồng minh hoạt động tại phía Đông Địa Trung Hải và trên không phận Syria.
Nga đã chứng tỏ rằng nước này có thể gây ra cho Washington và các đồng minh những lo ngại chính trị và quân sự đáng kể chỉ với nỗ lực tối thiểu và chi phí tương đối thấp. Từ trước tới nay, Mỹ và NATO chỉ đáp trả các hành động khiêu khích của Nga chứ không hề chủ động ngăn chặn trước.
Theo Danviet
Tổng thống Putin bất ngờ lệnh tập trận gần Ukraine
Nga ngày 25-8 bắt đầu cuộc tập trận bất ngờ quy mô lớn tại những khu vực giáp với Ukraine và các quốc gia Baltic.
"Một cuộc kiểm tra bất ngờ diễn ra hôm nay theo quyết định của tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Liên bang Nga (Tổng thống Vladimir Putin)" - AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói trên truyền hình.
Theo lệnh, các binh sĩ tại các quân khu miền Nam, miền Trung và miền Tây, cũng như không quân, hạm đội phương Bắc và lính dù được đặt trong tình trạng "sẵn sàng chiến đấu toàn diện" vào 4 giờ GMT (11 giờ trưa Việt Nam).
Binh sĩ Nga được lệnh vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu toàn diện ở biên giới giáp Ukraine. Ảnh: REUTERS
Các cuộc tập trận diễn ra tại các quân khu nằm xung quanh bán đảo Crimea, khu vực tiếp giáp Ukraine và các thành viên NATO gồm Estonia, Latvia và Lithuania, cùng phần lãnh thổ trải dài từ dãy núi Ural tới miền Trung Siberia. Hoạt động diễn tập này kéo dài đến cuối tháng 8. Ông Shoigu không tiết lộ số lượng binh sĩ tham gia tập trận.
Mối quan hệ giữa Nga và NATO xấu đi từ khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào tháng 3-2014 và các quốc gia Đông Âu lo ngại họ trở thành mục tiêu từ các hành động mà họ cho là "gây hấn" từ Nga.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Warsaw hồi tháng 7, NATO tuyên bố tăng cường quân bờ phía đông để đối phó với Nga với việc nhất trí triển khai bốn tiểu đoàn đến Ba Lan và các quốc gia Baltic.
Moscow lên án quyết định này, cáo buộc NATO đang lo sợ một "mối đe dọa không tồn tại".
Kể từ sau khi sáp nhập Crimea, Nga đã tăng cường hiện diện quân sự ở bán đảo này. Moscow hồi đầu tháng 8 đã triển khai hệ thống phòng không hiện đại S-400 đến Crimea.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Lý do Nga nhận lời Trung Quốc tập trận đổ bộ ở Biển Đông Cuộc tập trận chung Nga-Trung diễn ra trong bối cảnh Moscow đang tìm cách gia tăng hợp tác quân sự với Bắc Kinh, do đang chịu áp lực rất lớn từ phương Tây trong vấn đề Ukraine. Ngày 22.8 vừa qua, Nga đã xác nhận là lực lượng hải quân của nước này sẽ tham gia tập trận với hải quân Trung Quốc...