Đổi phương án cứu hộ, giải cứu em nhỏ bị lọt vào trụ bê tông
Xuyên đêm 1/1 đến sáng 2/1, lực lượng cứu hộ Đồng Tháp và phương tiện cơ giới vẫn đang tích cực công tác giải cứu cháu bé 10 tuổi bị lọt vào trụ bê tông ở Đồng Tháp.
Hai ngày qua, công tác cứu hộ vẫn đang tiếp tục rất khẩn trương với hàng trăm người tham gia, từ bảo vệ hiện trường đến thực hiện khoan cọc nhồi, làm mền địa chất xung quanh.
Phương tiện cơ giới được vận chuyển bằng đường sông đến hiện trường, phục vụ công tác cứu hộ.
Sáng 2/1, khu vực hiện trường được bảo vệ nghiêm ngặt, phục vụ công tác cứu hộ. Các bước cứu hộ đang được lực lượng nghiệp vụ triển khai tích cực, phù hợp với tình hình, diễn biến thực tế tại hiện trường.
Khu vực hiện trường được rào chắn, đảm bảo công tác cứu hộ và an ninh, an toàn tại hiện trường.
Lực lượng Công an túc trực bảo vệ hiện trường, phục vụ công tác cứu hộ.
Ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Tháp cho biết, việc triển khai khoan cọc nhồi phát hiện địa chất không thuận lợi vì móng cọc có 2 mối nối (đoạn 12 và 24 m).
Video đang HOT
Ngoài việc khoan thì việc nhổ cọc cũng có thể có nguy cơ làm gãy mối nối, lực lượng cứu hộ đã chuyển phương án sang thận trọng chắc chắn nhằm đảm bảo an toàn cao nhất, tránh gây nguy hiểm cho nạn nhân.
Miệng lỗ trụ đóng bê-tông quá nhỏ nên lực lượng cứu nạn không thể thả dây để leo xuống nên truyền oxy xuống dưới.
Lãnh đạo UBND tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, huyện Thanh Bình vẫn túc trực chỉ đạo công tác cứu hộ, hy vọng điều kỳ diệu sẽ đến với nạn nhân.
Công tác cứu hộ vẫn đang được thực hiện rất khẩn trương.
Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải đã trao đổi với gia đình ông Thái Lý Tấn Tài (cha ruột nạn nhân) mong muốn đảm bảo an toàn nhất cho cháu, kể cả trong tình huống nạn nhân tử vong. Trụ bê tông mà nạn nhân rơi vào đóng sâu trong lòng đất 35m, gồm 3 đoạn với 2 mối nối nên lực lượng cứu hộ lo lắng trong trường hợp nạn nhân bị mắc kẹt ở vị trí các mối nối.
Vì vậy, quá trình nhổ cọc lên có thể bị đứt gãy vị trí mối nối, không đảm bảo an toàn cho bé nên việc cứu hộ rất thận trọng và thời gian cứu hộ có thể sẽ kéo dài hơn so dự kiến.
Hàng trăm người cùng các phương tiện đã được triển khai để cứu nạn.
“Khi phát hiện sự cố, chúng tôi huy động mọi nguồn lực cũng như con người để có thể cứu hộ, cứu nạn một cách tốt nhất”, ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nói. Đây là sự cố hy hữu, với phương tiện, vật chất hiện tại, lực lượng cứu hộ đã thực hiện nhiều phương án, huy động thêm phương tiện cơ giới để thực hiện cứu hộ cho tốt nhất, với phương châm còn nước còn tát.
Trụ bê tông mà nạn nhân rơi vào đóng sâu trong lòng đất 35m, gồm 3 đoạn với 2 mối nối nên việc cứu hộ rất thận trọng.
Vụ việc diễn ra vào trưa 31/12/2022. Cháu Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 bạn trong xóm vào công trình cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh lộ 857 để nhặt sắt. Lúc đi qua công trình đang thi công, cháu bé không may lọt vào trụ bê – tông rỗng bên trong, đường kính 25cm, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m.
Nhóm bạn đi cùng đã hô hoán để người lớn ứng cứu nhưng bất thành. Ban đầu, nạn nhân kêu cứu nhưng sau đó không còn nghe tiếng. Khoảng 30 phút sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng cứu hộ có mặt, triển khai nhiều phương án, trong đó dùng máy xúc múc quanh trụ bê – tông tạo miệng hố rộng để nhổ cọc.
Việc cứu hộ được thực hiện thận trọng.
Hai ngày qua, lực lượng cứu hộ đã rất nỗ lực giải cứu nạn nhân.
Tuy nhiên khi đào xuống khoảng 10 m, lực lượng cứu hộ không thể rút được trụ lên. Nhóm cứu hộ đã bơm oxy và truyền nước xuống cho nạn nhân nhưng vẫn chưa thấy nạn nhân dùng đến nước.
Hàng trăm người cùng các phương tiện đã được triển khai để cứu nạn nhưng miệng lỗ trụ đóng bêtông quá nhỏ. Lực lượng cứu nạn không thể thả dây để leo xuống nên việc mở rộng hố mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho việc cứu nạn.
Lực lượng Công an, cứu hộ bám trụ tại hiện trường.
Công trình cầu Rọc Sen thi công khoảng 6 tháng và đã hoàn thành mố cầu hai bên, mỗi mố được cố định bằng ba trụ bê tông
Thông tin mới nhất về vụ công nhân mắc kẹt trong hầm thủy điện
Thời tiết có mưa lớn kèm theo việc hút nước gặp phải bùn, hỏng máy bơm khiến công tác tìm kiếm công nhân Lý A Dia, bị lũ cuốn vào hầm thủy điện đang gặp nhiều khó khăn.
Sau hơn 50 tiếng đồng hồ tìm kiếm công nhân mắc kẹt trong hầm thủy điện, đến sáng 5/7 công tác cứu hộ vẫn chưa có kết quả. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã phải tính đến phương án huy động thêm, tổng cộng khoảng 300 người để tìm kiếm và tăng thêm số lượng máy bơm.
Mưa lớn khiến công tác cứu hộ vấp phải nhiều khó khăn.
Ông Hạng Nhè Ly, Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ cho biết: Trước đó, lực lượng tìm kiếm dự kiến trong chiều ngày 4/7 sẽ tiếp cận được khu vực nghi nạn nhân mắc kẹt. Tuy nhiên, sau khi đánh giá lại thì xác định công tác tìm kiếm sẽ phải kéo dài thêm khoảng 10 tiếng vì càng vào sâu lực đẩy càng yếu nên nước rút rất chậm, máy bơm hoạt động kém hiệu quả.
Khó khăn nối tiếp khó khăn, trong sáng nay trên địa bàn lại có mưa lớn nên công tác cứu hộ vấp phải nhiều khó khăn, đồng thời các máy bơm vừa phải đẩy lượng bùn, nước ra ngoài nên máy nhanh hỏng phải mang ra ngoài khắc phục, khiến công tác cứu hộ bị chậm đi rất nhiều. Đến 12h trưa 5/7, công tác cứu hộ vẫn chưa có kết quả khả quan.
Xác định khu vực cuối hầm có lượng nước và bùn đất còn rất nhiều, do đó phương án được tính đến là sẽ phải huy động thêm lực lượng và vận chuyển bùn đất ra bên ngoài theo cách thủ công. Theo đó có thể sẽ phải huy động thêm lực lượng tại chỗ, nâng số lượng người từ 170 lên khoảng 300 người để vận chuyển bùn đất ra bên ngoài./.
Vì sao bé trai lọt xuống trụ bê tông sâu 35m chưa dùng nước được truyền xuống Lực lượng cứu hộ vẫn truyền oxy và truyền nước xuống nhưng chưa thấy nạn nhân dùng đến nước. Các lực lượng vẫn tiếp tục tăng cường bình oxy để xử lý khi cháu bé được đưa lên, xe cứu thương cũng được đưa đến hiện trường Theo PV Phạm Hải/VOV-ĐBSCL, đến thời điểm 6h30 phút sáng ngày 2/1, công tác giải cứu...