Dơi phong thủy: Chiêu tài dẫn lộc, hút phúc khí vào nhà, nhà nhà đều nên có
Dơi phong thủy là linh vật tượng trưng cho sự may mắn và phúc thọ nên xuất hiện trên rất nhiều biểu tượng trong cuộc sống. Đừng bỏ qua những thông tin thú vị về vật phẩm phong thủy cát tường này trong bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Dơi phong thủy là gì?
Dơi phong thủy tượng trưng cho may mắn và phúc thọ
Trong cuộc sống, dơi là một trong những loài động vật có vai trò quan trọng với hệ sinh thái. Chúng giúp hoa lá thụ phấn, phát tán hạt cây cối.
Thức ăn của dơi là các loại côn trùng như ruồi, muỗi… nên chúng còn giúp đuổi côn trùng để bảo vệ mùa màng. Loài dơi không hề gây hại tới con người.
Từ xa xưa, dân gian thường lưu truyền rằng dơi chính là do chuột hóa thành, chuột ăn muối sẽ biến thân thành con dơi. Bởi dơi có phần thân và đầu trông giống chuột nên chúng được gọi với các cái tên như phúc thử (chuột phúc), phi thử (chuột bay), tiên thử (chuột tiên)…
Ngoài ra, dơi có tập tính sinh hoạt và kiếm mồi vào ban đêm, còn ban ngày lại treo ngược mình trong các hang đá để nghỉ ngơi. Chính đặc điểm riêng biệt này của dơi nên người xưa thường coi chúng là thần tiên.
Ở thời cổ đại, hình ảnh dơi được người dân tôn sùng đứng thứ hai chỉ sau rồng. Dưới thời các hoàng đế Mãn Châu, trong số các biểu tượng quý khí được thêu trên long bào của vua, dơi đỏ được sử dụng nhiều nhất. Nó thường xuất hiện bên cạnh hình ảnh mây trời và nước trên long bào của vua chúa.
Còn trong phong thủy, dơi được coi là biểu tượng cho sự may mắn, cát lành, thịnh vượng và phúc thọ an khang.
Sở dĩ có ý nghĩa như thế là bởi trong tiếng Hán, chữ “phúc” (của con dơi) đồng âm với chữ “phúc” trong từ “phúc lộc”. Do vậy, loài dơi trở thành loài vật tượng trưng cho hạnh phúc và vận khí tốt đẹp.
Nhờ ý nghĩa may mắn nên hình tượng dơi được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Bạn có thể dễ dàng trông thấy hình ảnh loài vật này xuất hiện trong các bức tranh cát tường, họa tiết điêu khắc… và có đi kèm với những đồ vật tốt lành khác.
2. Ý nghĩa của dơi trong phong thủy
Hình ảnh dơi được khắc trên hồ lô
Trong phong thủy, loài dơi là biểu trưng của sự may mắn, là vật phẩm phong thủy dùng để cầu tài lộc dồi dào và phúc thọ an khang. Ý nghĩa tích cực của loài vật này đến là chính cái tên của chúng như đã nói bên trên.
Vì thế, dơi là biểu tượng thường được sử dụng để trang trí rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Ta thường thấy hình ảnh con dơi trong các kiến trúc tại đình chùa, hội họa, điêu khắc và một số đồ thờ cúng như lư hương, đỉnh đồng…
Dân gian cũng có quan niệm dơi bay vào nhà làm tổ là điềm may bởi chúng sẽ mang đến những điều tốt lành và bảo vệ cho gia chủ.
Vì vậy nếu thấy dơi bay vào nhà, bạn đừng vội đuổi chúng đi nhé! Rất có thể gia đình bạn sắp gặp nhiều may mắn trong vấn đề tiền bạc đấy, bởi đó là một trong những điềm báo sắp có tiền hoặc có tình.
3. Các hình tượng dơi trong phong thủy
Hình ảnh con dơi được các nghệ nhân khắc họa phối hợp với các biểu tượng đi kèm như dơi ngậm khánh, dơi ngậm chữ thọ, tọa quả đào… chứa đựng những “ý đồ” riêng của người thiết kế.
Ngày nay, rất nhiều nhà thiết kế cũng đã ứng dụng hình ảnh dơi phong thủy vào thiết kế nhà cửa để mang lại phúc khí cho chủ nhà.
Mỗi hình ảnh kết hợp như vậy lại mang những ý nghĩa khác nhau, thể hiện ý tưởng được gửi gắm của các nghệ nhân và các cách bài trí phong thủy từ xa xưa của ông cha ta.
Hình tượng 2 con dơi:
Biểu tượng 2 con dơi quay mặt vào nhau, cánh xòe rộng tạo thành một vòng trong lớn là hình ảnh rất quen thuộc và ngụ ý về hạnh phúc trọn vẹn, tròn đầy.
Hơn nữa, nếu chỉ có 1 con dơi sẽ bị đơn lẻ, 2 con dơi là một cặp đôi hoàn chỉnh. Vậy nên biểu tượng này còn mang ý nghĩa mọi sự tốt đẹp và may mắn đều được nhân đôi.
Hình ảnh 2 con dơi quay vào nhau tạo thành vòng tròn
Hình tượng 5 con dơi:
Hình ảnh 5 con dơi phong thủy được vẽ liền nhau được gọi là “ngũ phúc” tức 5 điều phúc được trời ban tặng.
Biểu tượng 5 con dơi tượng trưng cho một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn – điều mà bất kỳ ai đều mong muốn.
Video đang HOT
Hình tượng dơi ngậm chữ thọ:
Bạn dễ dàng có thể trông thấy hình ảnh dơi ngậm chữ thọ trên bàn thờ trong gia đình hoặc kiến trúc ở miếu, đình, chùa…
Không phải tự nhiên mà hình ảnh này xuất hiện nhiều đến vậy, thực tế nó mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
Dơi tượng trưng cho “phúc”, biểu tượng dơi ngậm chữ thọ thể hiện mong muốn của bất kỳ người nào, đó chính là hai chữ “phúc thọ” – tức một cuộc sống giàu sang sung sướng và sống lâu trăm tuổi.
Hình tượng dơi ngậm đồng tiền:
Hình ảnh dơi ngậm đồng tiền cũng mang ý nghĩa của sự may mắn và tài lộc dồi dào. Sử dụng vật phẩm phong thủy mang hình ảnh có con dơi phía trên ngậm đồng tiền bằng đồng bên dưới sẽ giúp gia chủ chiêu tài dẫn lộc, hút phúc khí vào nhà.
Dơi ngậm đồng tiền tượng trưng cho tài lộc dồi dào
Hình tượng dơi ngậm khánh:
Bản thân chữ “khánh” đã mang ý nghĩa hạnh phúc, vui vẻ. Do vậy, hình ảnh dơi ngậm khánh tượng trưng cho niềm hạnh phúc, ấm no, cuộc sống an lạc được nhân lên gấp bội.
Hình tượng dơi tọa trái đào:
Trong quan niệm của người xưa, trái đào trong phong thủy tượng trưng cho tuổi thọ, trường sinh bất tử nên là loại quả rất quý.
Do đó, hình ảnh dơi tọa (ngồi) trên trái đào chính là biểu tượng của phúc thọ an khang, mong cầu phúc đức dồi dào.
Hình tượng dơi trên đỉnh đồng:
Đỉnh đồng hay lư đồng là một trong những món phụ kiện rất được ưa chuộng trong không gian thờ cúng. Đồ vật này còn là vật trang trí liêng thiêng nên hình thức bên ngoài rất được đầu tư và chế tác tinh xảo.
Hình ảnh dơi phong thủy là một trong những biểu tượng được sử dụng nhiều nhất để khắc họa lên thân các mẫu đỉnh đồng thờ cúng.
Cách làm này vừa tăng sự quý khí cho chiếc đỉnh đồng vừa giúp chủ nhà tận dụng được những công dụng tốt đẹp mà loài dơi mang lại.
Loại đỉnh đồng này có tên là đỉnh đồng dơi tiền hoặc đỉnh đồng dơi và thường được kết hợp với hoa sen, hoa cúc.
Hình tượng dơi ở chùa chiền, đình miếu:
Tại những nơi linh thiêng thờ cúng như đình, miếu, chùa… ngoài kiểu trang trí theo kiến trúc truyền thống sử dụng long, ly, quy, phương… một số ngôi đình làng còn được các nghệ nhân sử dụng các bức phù điêu khắc hình dơi.
Phù điêu hình dơi ở chùa chiền
Hình tượng dơi màu đỏ:
Từ lâu, dơi đỏ đã trở thành biểu tượng của phúc thọ và hạnh phúc.
Màu đỏ là một màu sắc may mắn, mang niềm vui và có thể tránh tà. Trong tiếng Hán, màu đỏ là “hồng”, dơi màu đỏ có nghĩa là “hồng phúc vô biên” tức cuộc sống phúc lớn tràn đầy.
Như vậy, có thể thấy mỗi sự kết hợp của dơi với các hình tượng đi kèm lại mang một ý nghĩa biểu tượng riêng, vừa làm tăng tính biểu cảm, tăng công dụng cát tường lại không làm mất tính thẩm mỹ của các sự vật.
4. Ý nghĩa đặc biệt của hình ảnh dơi “ngũ phúc”
Dơi ngũ phúc mang ý nghĩa 5 điều phúc lớn sẽ đến với gia chủ
Trong các biểu tượng dơi, hình ảnh 5 con dơi được coi là có ý nghĩa cao đẹp hơn cả.
5 con dơi kết hợp với nhau được coi là “ngũ phúc lâm môn” tức 5 điều đại phúc, phước lành được trời ban tặng sẽ đến với gia chủ.
“Ngũ phúc” được viết trong sách Thượng Thư như sau: “Thứ nhất là Thọ, thứ hai là Phúc, thứ ba là Khang ninh, thứ tư là du hảo Đức, thứ năm là khảo chung mệnh”.
Ngụ ý cụ thể là chỉ 5 điều phúc:
- Thứ nhất là trường thọ sống lâu.
- Thứ hai là phú quý giàu sang.
- Thứ ba là an khang hưởng lạc.
- Thứ tư là vui vẻ tích đức hành thiện.
- Thứ năm là sống lâu tới cuối đời, không mắc tật bệnh.
Đôi khi nghệ nhân chỉ khắc họa hình ảnh 5 con dơi đứng riêng lẻ nhưng cũng có khi họ kết hợp với cả hình ảnh 3 trái đào.
Vì đào là loại quả biểu tượng cho sự trường sinh sống thọ, nên cũng thường thấy hình ảnh 3 trái đào nằm giữa 5 con dơi. Thiết kế như vậy mang ý nghĩa cầu mong tuổi thọ lâu dài và được hưởng đủ ngũ phúc trên đời.
Hơn nữa, trong quan niệm dân gian, số 3 và số 5 được coi là số dương (tức số tốt đẹp). Trong Đạo đức kinh, số 3 mang hàm nghĩa sinh sôi nảy nở, vạn vật mang sức sống bất diệt do xuất phát từ câu “Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật”.
5. Cách sử dụng dơi phong thủy
Tranh hình dơi rất được ưa chuộng
Dơi phong thủy được sử dụng ở rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như tranh vẽ, hoa văn cát tường, họa tiết thiết kế…
Vì mang ý nghĩ phong thủy tốt đẹp nên những biểu tượng về hình ảnh dơi trong phong thủy nên được treo ở những vị trí cát lợi trong nhà, đặc biệt là ở phòng khách để thu hút càng nhiều tài lộc, phúc khí cho cả gia đình.
Nếu muốn vận số của cả nhà được hanh thông, công việc và làm ăn thuận lợi, có thể treo tranh hoặc biểu tượng loài dơi ở trên cửa để thể hiện ý nghĩa “ngũ phúc lâm môn”.
Nhất là trong những ngày Tết, treo tranh ngũ phúc trước cửa còn mang hàm ý phúc tới nhà và dẫn phúc vào nhà.
Ngoài ra, biểu tượng dơi phong thủy còn có tác dụng bổ khuyết, cải thiện một số thiết kế phạm cách cục xấu của ngôi nhà.
Nếu ngôi nhà có nhiều xà ngang, để tránh thiết kế này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và vận khí của mọi người trong gia đình, bạn có thể treo biểu tượng hình dơi phong thủy hoặc bức tranh vẽ dơi trên hai đầu xà ngang.
Điều này sẽ giúp hóa giải được cách cục xấu do xà ngang gây ra.
Với những người thích sử dụng tranh vẽ để tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà, có thể treo tranh dơi để cầu mong sự bình an, may mắn cho cả nhà.
Tranh dơi được cho là rất phù hơp với những người tuổi Thân sinh năm 1944, 1956, 1968, 1980, 1992, 2004.
6. Lưu ý khi sử dụng dơi phong thủy
Họa tiết hình dơi trong phong thủy
Khi muốn sử dụng dơi phong thủy để cầu mong cát lành cho cả gia đình, bạn nên chú ý một số vấn đề sau để dơi phát huy được hết công dụng cũng như không phạm phải đại kỵ nào trong phong thủy.
- Dơi có đặc điểm của loài chuột nên những người tuổi Sửu, Thân, Thìn rất hợp sử dụng tranh hoặc các vật phẩm phong thủy về dơi để tăng vận may tài lộc. Người tuổi Ngọ, Mùi, Mão không hợp với chuột nên không thích hợp dùng dơi phong thủy.
- Ngoài ra, hướng chính Nam được coi là hướng xung khắc với loài chuột nên không thích hợp treo tranh dơi ở hướng này của ngôi nhà.
Hướng tốt để treo tranh là theo hướng Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam và hướng chính Bắc. Đây là những vị trí tương hợp với dơi nên sẽ mang lại điềm tốt cho gia chủ.
Bình phong là gì? Ý nghĩa bình phong trong phong thủy từ xưa đến nay
Cùng tìm hiểu bình phong là gì để chúng ta hiểu hơn về vật dụng quan trọng trong phong thủy mà lâu nay chúng ta chỉ dùng đơn giản để trang trí hoặc ngăn phòng mà thôi.
1. Bình phong là gì?
Trước khi tìm hiểu bình phong là gì chúng ta có thể cắt nghĩa: Bình là che chắn và Phong là gió.
Theo Wiki, bình phong là một loại đồ dùng được đặt đứng, nó bao gồm nhiều tấm bảng được kết nối với nhau bằng bản lề hay một phương tiện nào đó. Bình phong có nhiều dạng thiết kế và được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau.
Bình phong không chỉ để để trang trí mà còn để tạo không gian riêng tư, như vào thời xưa, bức bình phong thường đặt trong phòng thay đồ của nữ.
Có xuất xứ từ Trung Hoa cổ đại, sau đó bình phong được du nhập vào các nước Đông Á, châu Âu và những nơi khác trên thế giới.
2. Việc sử dụng bình phong phổ biến từ xa xưa
Có thể bây giờ bạn mới tìm hiểu bình phong là gì nhưng vốn bình phong mang đậm tính dân gian, là yếu tố không thể tách rời với ngôi nhà chính và cũng là thành viên thân thiết, gần gũi với nhiều thế hệ chủ nhân từ xưa đến nay.
Phong thủy được áp dụng triệt để từ xa xưa và một điều tối kỵ khi đó là "Trực lai trực khứ" (thẳng đến thẳng đi). Bạn có thể thấy không có dòng sông con kênh nào chạy thẳng hút tầm mắt, không có đường rẽ khúc cong đoạn lượn nào lại được coi là điểm cát tường.
Do đó, người xưa cũng dùng bình phong như là cách để ngăn dòng khi không "thẳng đến thẳng đi". Đặc biệt là trong các cung điện hay nhà quan lớn, việc này cực kỳ được coi trọng.
Các vua chúa khi xưa ai cũng thích dùng bình phong với các họa tiết Rồng, Phụng, Kỳ Lân, hoa Sen, mặt Nhật, Bát quả, Bát bửu...
Ở Việt Nam, cố đô Huế là nơi vẫn còn giữ được nhiều kiểu Bình phong nhất. Cho đến nay, bình phong vẫn còn hiện hữu trong rất nhiều ngôi nhà vườn truyền thống Huế.
Trước đây, bình phong ít được sử dụng trong nhà dân, chủ yếu được trang trí ở các bình phong của các phủ đệ, nhà quan lại có liên quan tới hoàng gia. Ngoài ra, họa tiết trang trí kỷ hà, bộ tứ quý cũng xuất hiện nhiều bởi nó mang nhiều ý nghĩa cầu chúc may mắn, thể hiện ước vọng của gia chủ.
3. Ý nghĩa của việc đặt bình phong trong phong thủy
Về khía cạnh tâm lý
Chúng ta đơn giản chỉ tận dụng bình phong vào việc che khuất chứ không hiểu biết nhiều về phong thủy. Ví dụ trong phòng khách để bình phong để tạo cảm giác riêng tư, tăng sự kín đáo.
Nếu đại sảnh lớn thì bình phong ngăn tạo cho chúng ta tránh cảm giác trống trải, có không gian biệt lập.
Về khía cạnh thẩm mỹ
- Bình phong thường được để ở phòng khách, chúng ta có thể thấy bình phong giống như một đồ nội thất đẹp trang trí thêm cho ngôi nhà.
- Nó là vật trang trí cực kỳ thực dụng vì gập vào giỡ ra dễ dàng, di chuyển, xê dịch linh hoạt, vật trang trí rất tao nhã bắt mắt, hình thành phong cảnh đẹp trong căn nhà.
Về khía cạnh phong thủy
Trong phòng khách theo phong thủy mà không có bình phong hay còn gọi là tấm chắn gió sẽ dễ bị những luồng khí từ bên ngoài xộc thẳng vào trong tình thế bất khả kháng. Bình phong giúp ngăn phòng khách thành vài ba trường khí nhỏ tụ khí, có thể linh hoạt đổi "cửa" (môn), điều chỉnh đường tới của sinh khí, làm cho gia chủ luôn trong trường khí tốt đẹp.
- Đặt bình phong, sẽ làm cho tốc độ luồng khí lùa từ ngoài vào bị giảm bớt tốc độ, làm cho luồng khí sát với cơ thể người dần phù hợp với tốc độ vận hành của khí huyết cơ thể con người. Hai dòng khí bao gồm trong và ngoài cơ thể tương đồng, sẽ làm cho con người cảm thấy thoải máu dễ chịu, rất có lợi cho sức khoẻ.
- Môi trường phong thuỷ tốt có thể nâng cao được vận thế tổng hợp của gia chủ: sự nghiệp, thành đạt, làm ăn tấn tới, cơ thể luôn khoẻ mạnh... còn trong môi trường phong thuỷ kém thì thường luôn mang lại cho gia chủ nhiều rắc rối phiền toái về cả thể chất lẫn tinh thần.
- Nó còn có tác dụng hóa giải nếu đặt giữa các kiến trúc mở thông với nhau. Ví dụ, có thể đặt một bình phong chắn cửa nhà vệ sinh với cửa bếp, hoặc giữa ban công với cửa chính, giữa cửa sổ thông với cửa chính... Nếu bàn làm việc đặt quay lưng về phía cửa chính cũng nên có một bình phong che chắn. Với những phòng ngủ có nhà vệ sinh khép kín bên trong, ngoài cửa phòng cũng nên đặt một bình phong che đi.
- Bình phong còn có khả năng khắc phục những điểm bất lợi đối với ngôi nhà, đó là nó giúp ngăn cản những ảnh hưởng xấu tác động từ cả hai phía, bên trong và bên ngoài căn nhà.
Các loại bình phong
Bình phong thường có hai loại:
- Bình phong làm từ một tấm cố định: thường là bình phong làm từ đá nguyên khối như bình phong được đặt ở nhà thờ họ.
- Bình phong được ghép lại bởi nhiều tấm rời: có hình chữ nhật hoặc vuông, do 6, 8 hoặc 10 tấm gỗ hình chữ nhật ghép lại với nhau bằng bản lề. Loại bình phong này có thể di chuyển toàn bộ hoặc tháo rời ra từng phần, và rất thích hợp với khí hậu và địa hình của các nước châu Á.
Về chất liệu, bình phong trong nội thất có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau từ gỗ, mây, tre hoặc có thể bằng đá hoặc đá kết hợp với gỗ, thậm chí còn làm bằng đồng, bạc, vàng... Trên bình phong chủ nhà có thể trang trí công phu với các biểu tượng may mắn, ví dụ hoa lá, cuộn mây được trang trí làm tăng thêm nét mềm mại, đặc sắc cho bức Bình phong vốn mang ý nghĩa che chắn khô cứng.
Binh phong tre cô điên vơi thiêt kê chu yêu băng tre, nưa kêt hơp lai. Xen ke vao đo la nhưng bưc tranh phong canh, đông quê. Tao nên đươc cam giac đơn gian, thân thiên hoa quyên vơi thiên nhiên. Đây la 1 gơi y rât hay cho không gian sông với cac gia đinh muôn gân gui vơi thiên nhiên.
Binh phong gô hiên đai đang đươc dung kha phô biên cho rât nhiêu gia đinh tao cam giac sang trong va tân tiên.
Bình phong bằng gỗ nhựa có nhiêu kiêu dang hiên đai, phu hơp cho nhiêu không gian khac nhau nên đang đươc khach hang rât ưu chuông. San phâm co ưu điêm bên, gia thanh hơp li...
Bình phong kính dùng để làm vách ngăn nhà tắm hay kết hợp với vải che làm vách ngăn cho phòng ngủ và phòng thay đồ. Loại bình phong này tạo cảm giác thông thoáng, mát mẻ, thoải mái cho những không gian có diện tích khiêm tốn.
Bình phong vải xuất hiện từ lâu, nó có thiết kế đơn giản với khung gỗ và vải nhiều hoa văn.
Loại bình phong này mang hơi hướng truyền thống nên thường được sử dụng trong không gian thờ cúng hay ở các phòng khám, bệnh viện.
Bình phong sắt
Bình phong sắt có chất liệu cứng, chắc chắn với những đường nét bắt mắt. Nó được sử dụng để thay thế cho nhiều mẫu bình phong khác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sáng tạo với dạng bình phong xanh bằng vài chậu hoa, cây cảnh xếp liền nhau giúp ngôi nhà trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.Những chất liệu này có ảnh hưởng tới phong thủy, giúp che chắn và giảm hỏa khí trong ngôi nhà.
Tuy nhiên, khi chọn chất liệu của tấm bình phong gia chủ nên tránh chọn những chất liệu không nên xung khắc với ngũ hành của ngôi nhà, đảm bảo sự cân bằng năng lượng. Ngoài ra, bình phong cần tránh đặt gần các yếu tố Hỏa như chân nến, đèn bàn, ổ điện...
8 bí kíp phong thủy giúp bạn tăng lương thăng chức chớ bỏ qua Tăng lương thăng chức là điều mà bất cứ ai khi đi làm cũng rất quan tâm. Muốn tăng lương thăng chức, bạn chớ bỏ qua những bí kíp phong thủy sau đây. Cuộc sống càng ngày càng có nhiều áp lực. Giới công sở bề ngoài nhìn thảnh thơi, quần áo là lượt chỉnh tề, song những áp lực mà họ phải...