Đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông: Đừng đe dọa suông, hãy hành động!
Đối với chuyên gia Townshend, đầu tiên nên đánh vào Uy Tín quốc tế của Trung Quốc, vì không như nhiều người lầm tưởng, Bắc Kinh thực sự vô cùng quan tâm đến việc duy trì một hình ảnh Tích Cực trên thế giới.
Theo ông Ashley Townshend, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu về Mỹ tại Đại học Sydney (Australia), để đối phó với các hành vi càng lúc càng thái quá của Trung Quốc tại Biển Đông, đã đến lúc Mỹ nên chuyển hướng hành động, tăng cường tố cáo Bắc Kinh phạm luật trên trường quốc tế, thay vì chỉ đưa ra những lời đe dọa quân sự và tuyên bố răn đe.
Biểu tình phản đối Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông ở Philippines tháng 6/2015
Việc Trung Quốc xây dựng trái phép một chuỗi đảo nhân tạo ở Biển Đông đã bước vào một giai đoạn đáng lo ngại hơn. Theo một báo cáo của Lầu Năm Góc công bố tuần trước, Bắc Kinh đang chuyển trọng tâm từ khai hoang đất sang xây dựng cảng nước sâu, bãi đáp máy bay quân sự, các cơ sở hạ tầng chiến lược khác trên các đảo nhân tạo.
Mặc dù Trung Quốc chưa chính thức thừa nhận sẽ triển khai lực lượng quân sự ở các đảo nhân tạo này nhưng rõ ràng, các tiền đồn này sẽ cho phép Bắc Kinh củng cố sự hiện diện quân sự và triển khai sức mạnh của mình trên khắp các vùng Biển Đông. Với Hoa Kỳ, mối đe dọa từ Trung Quốc đã tăng lên đến cấp báo động và đòi hỏi phải có một chiến lược ngăn chặn Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Cho đến nay, Washsington vẫn chủ yếu đối phó với mối đe dọa Trung Quốc trên Biển Đông bằng những tuyên bố răn đe. Trong khi đó, trên tờ The Guardian (Anh) mới đây, chuyên gia Ashley Townshend cho rằng, những cảnh báo của Washington, dù đến từ cấp nào chăng nữa, từ các tướng lĩnh, cho đến Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, thậm chí là Tổng thống đều không khiến Trung Quốc động tâm.
Bắc Kinh đã ngang nhiên phớt lờ các yêu cầu ngừng xây dựng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, cũng như của tất cả các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Bắc Kinh cũng bỏ ngoài tai các tuyên bố đe dọa của Washington về mặt quân sự, chẳng hạn như lời khẳng định sẽ không dung thứ cho các hành vi hạn chế quyền tự do hàng không và hàng hải trong khu vực.
Thậm chí, quân đội Trung Quốc còn sử dụng tín hiệu radio để cảnh báo xua đuổi lực lượng hải quân và cảnh sát biển của nước ngoài, kể cả Mỹ, lại gần các khu vực mà Bắc Kinh đang kiểm soát trái phép ở Biển Đông.
Video đang HOT
Theo vị chuyên gia trên, sở dĩ Trung Quốc “coi thường” những cảnh báo răn đe của Mỹ như vậy là vì Bắc Kinh cho rằng Washington sẽ không dám lao vào một cuộc đối đầu với Trung Quốc chỉ vì một số hòn đảo tí hon tại Biển Đông. Mặt khác, những răn đe của Washington với Trung Quốc ở Biển Đông cũng chỉ là răn đe suông khi mà họ nói là sẽ không chấp nhận việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông, nhưng lại không nói được là Mỹ sẽ làm gì nếu Trung Quốc vẫn cứ tiến hành.
Do đó, Mỹ cần phải chuyển hướng sang hành động thay vì chỉ đưa ra những đe dọa quân sự. Và chìa khóa để răn đe Trung Quốc, ngăn chặn việc nước này quân sự hóa các tiền đồn của họ trên Biển Đông, là xác định rõ đâu là điều mà Bắc Kinh “ngại” nhất, tấn công vào lĩnh vực đó và phối hợp hành động giữa các quốc gia quan tâm đến Biển Đông để Bắc Kinh thấy rõ cái giá phải trả nếu tiếp tục ngoan cố.
Đối với chuyên gia Townshend, đầu tiên nên đánh vào uy tín quốc tế của Trung Quốc, vì không như nhiều người lầm tưởng, Bắc Kinh thực sự vô cùng quan tâm đến việc duy trì một hình ảnh tích cực trên thế giới.
Trung Quốc dư biết là nếu bị xem là một côn đồ coi thường luật lệ quốc tế, trọng lượng chiến lược, chính trị và kinh tế của họ có thể bị sụt giảm. Điều đó không chỉ sẽ ảnh hưởng đến uy tín của họ ở châu Á, mà còn gây hại cho quan hệ sinh lợi giữa Bắc Kinh với châu Âu, châu Mỹ và nhiều tổ chức quốc tế.
Theo ông Townshend, vào lúc này, Mỹ có vẻ là một trong những nước hiếm hoi trực tiếp chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong bối cảnh đó, cộng đồng quốc tế nhất thiết phải nhập cuộc và các định chế quan trọng, có uy tín trên toàn cầu như Liên minh châu Âu, nhóm G7 và một tập hợp của các tác nhân khu vực, trong đó có Australia, New Zealand hay Singpapore, nên nói rõ với Trung Quốc rằng việc quân sự hóa đảo nhân tạo tại Biển Đông là hành vi phi pháp và gây bất ổn định.
Sự lên tiếng đó sẽ là tín hiệu cảnh cáo gửi đến Trung Quốc, cho biết là một cái ngưỡng trong sự khoan dung của thế giới đối với Trung Quốc đã bị vượt qua. Tính chất trung lập và uy tín không chối cãi của các quốc gia và định chế nói trên sẽ giúp cho những lời chỉ trích của Mỹ nhắm vào Trung Quốc thêm phần chính đáng, khiến cho Bắc Kinh gặp khó khăn hơn trong việc tránh bị mất uy tín. Ngoài ra, các sáng kiến ngoại giao công chúng nhằm khiến Trung Quốc phải xấu hổ vì các hành vi của mình cũng có một vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là giữa Mỹ với khu vực và giữa các nước trong khu vực với nhau, cần phải có một sự đoàn kết và thống nhất nhất định trên một số quan điểm.
Ví dụ, việc công bố các hình ảnh vệ tinh theo dõi quy mô và tiến độ xây dựng (trái phép) đảo nhân tạo của Trung Quốc, cũng như sử dụng các chuyến bay giám sát để giương cao ngọn cờ bảo vệ tự do hàng hải, hàng không mà Mỹ thực hiện vừa qua cũng đã thành công khi đưa các hành động khiêu khích của Bắc Kinh ra ánh đèn công luận quốc tế. Tuy nhiên, Washington lại không thể cô lập Trung Quốc một cách hiệu quả do mâu thuẫn giữa các đồng minh khu vực và đối tác của họ.
Bản thân Mỹ và khu vực cũng vẫn bất đồng về quyền tự do đi lại của chiến hạm trên biển. Các nước như Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan chẳng hạn, đã có cùng quan điểm với Trung Quốc, cho rằng các hoạt động quân sự của nước ngoài có thể bị ngăn chặn trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của một nước, chứ không phải chỉ trong ở trong vùng lãnh hải 12 hải lý như quan điểm của Washington.
Rõ ràng, những bất đồng này sẽ gây khó khăn trong việc đoàn kết dư luận thế giới lên án hành vi gây mất ổn định của Trung Quốc ở Biển Đông.
Kinh tế Trung Quốc suy yếu sẽ khiến cho nước này không còn là mối đe dọa như khi họ còn mạnh mẽ. Thậm chí, sự sụp đổ của kinh tế Trung Quốc được hi vọng có thể sẽ “cứu” cả Biển Đông?
Theo tiết lộ từ phía Philippines, trong chuyến thăm Manila mới đây của Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Washington đã đề xuất tăng cường các cuộc diễn tập hải quân trong khu vực Biển Đông cả về chất lẫn về lượng.
Trong những tình huống khác nhau, nước Mỹ cần có lực lượng không quân và hải quân mạnh, có thể vượt qua hệ thống chống tiếp cận và ngăn chặn xâm nhập khu vực (A2/AD) của Trung Quốc, can thiệp dứt khoát trong bất kỳ trường hợp nào. Mỹ ‘giàn trận’ quyết đấu Trung Quốc – bài viết của Thượng Nghị sĩ Đảng cộng hòa J. Randy Forbes.
Theo Linh Phương
PetroTimes
Nga phóng tên lửa đánh chặn, bất chấp cảnh báo của Mỹ
Binh chủng Phòng không-Vũ trụ Liên bang Nga ngày 9/6 phóng thử thành công một hệ thống lá chắn chống tên lửa tầm ngắn trong bối cảnh Mỹ liên tục cảnh báo về ý định triển khai tên lửa đạn đạo ở châu Âu để đối phó với Mátxcơva.
Hệ thống tên lửa có độ chính xác cao Iskander của Nga. ( RIA Novosti)
Hãng Tass hôm qua dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Vào lúc 11h32 ngày 9/6, Binh chủng Phòng không - Vũ trụ Liên bang cùng các lực lượng hỗ trợ đã thực hiện thành công vụ bắn thử nghiệm tên lửa tầm ngắn".
"Vụ phóng nhằm củng cố khả năng của lá chắn tên lửa hoạt động trong Lực lượng Quốc phòng Hàng không vũ trụ", Bộ Quốc phòng Nga hôm qua thông báo.
Trung tướng Sergei Lobov, phó Tư lệnh Lực lượng quốc phòng hàng không vũ trụ, nhận định: "Một tên lửa của lá chắn phòng vệ tên lửa đã thực hiện nhiệm vụ thành công và phá hủy một mục tiêu mô phỏng theo thời điểm đã định".
Ông Lobov cũng cho biết, việc hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa đã cải thiện đáng kể lá chắn tên lửa của Nga, mở rộng khả năng chiến đấu của hệ thống phòng thủ tên lửa nước này.
Theo Tass, Bộ Quốc phòng Nga hôm qua cũng lưu ý rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mátxcơva có thể chống lại tất cả các tên lửa đạn đạo chiến lược thế hệ mới của các quốc gia trên thế giới.
IB Times nhận định vụ phóng thử diễn ra khi chính phủ Mỹ đang cân nhắc có những biện pháp quyết liệt, như triển khai các tên lửa trên mặt đất ở châu Âu, vì cho rằng Nga vi phạm hiệp ước vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh.
Hãng tin AP cuối tuần trước dẫn một báo cáo của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey cho biết, Washington đang cân nhắc triển khai thêm tên lửa tại châu Âu để có thể tấn công phủ đầu các mục tiêu tại Nga.
AP đánh giá đây là sự đáp trả sau khi Nga bị Mỹ cáo buộc vi phạm Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được Nga và Liên Xô ký kết từ thời Chiến tranh Lạnh (năm 1987).
Hồi tháng 7 năm ngoái, Washington đã đưa ra cáo buộc này sau khi cho rằng Mátxcơva đã phóng thử một tên lửa đạn đạo phóng từ đất liền có tầm bắn từ 500 đến 5.500km, tầm bắn nằm trong giới hạn bị cấm theo hiệp ước INF.
Trước kế hoạch triển khai các tên lửa hành trình tầm trung có thể mang đầu đạn hạt nhân tới châu Âu và châu Á nhằm vào lãnh thổ Nga của Mỹ, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov đã có phản ứng chính thức.
"Dường như Mỹ nêu ra "sự vi phạm của Nga" nhằm hợp pháp hóa hành động của mình. Bề ngoài, đây là một phản ứng quân sự nhằm đảo bảo sự 'lãnh đạo' của Mỹ để đối đầu với cái gọi là mối đe dọa quân sự từ Nga. Đây là một ý tưởng hoang đường do Washington nghĩ ra ...", RT dẫn lời ông Antonov.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga cũng yêu cầu Mỹ bình luận chính thức về thông tin trên. Ông nhận định nếu đó là là sự thật, động thái này của Lầu Năm Góc sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.
Thoa Phạm
Theo dantri/ Tass, AP, BI
"Nhật có thể sẽ hỗ trợ quân sự cho Mỹ trên Biển Đông" Trang thông tin của người Hoa ở nước ngoài Duowei ngày 22/3 đưa tin Nhật Bản đang tiến hành các cuộc thảo luận sửa đổi hiến pháp nhằm tăng cường hỗ trợ quân sự cho Mỹ trên Biển Đông, vùng biển đang nóng lên vì các tranh chấp chủ quyền. Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo...