Đối phó với sâu răng
Sâu răng là tổn thương tiêu hủy cấu trúc vôi hóa chất vô cơ của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ sâu trên bề mặt răng và do vi khuẩn gây ra.
Tổn thương dẫn đến viêm tủy răng, tủy răng chết, viêm hoặc áp- xe quanh cuống răng. Bệnh sâu răng có thể gây vỡ răng, hôi miệng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ,…
Nguyên nhân
Sâu răng là do sự phối hợp của các yếu tố như: vi khuẩn, chất đường và thời gian, trong đó vi khuẩn luôn có sẵn ở trong miệng tạo thành vi khuẩn chí, đặc trưng ở mỗi người; chất đường có thể tồn tại khoảng 1 giờ ở miệng sau khi ăn các loại thức ăn chứa đường.
Do trên bề mặt răng có các mảng bám nên vi khuẩn gây bệnh sâu răng trú ẩn ở đây và có thể gây bệnh sâu răng. Vi khuẩn có thể sử dụng đường có trong miệng để tạo ra các mảng bám răng. Chúng còn biến đường thành chất axit và chất axit này ăn mòn dần các chất vô cơ của men răng và ngà răng, quá trình này tạo ra các lỗ sâu răng.
Nhóm người có nguy cơ cao bị bệnh sâu răng gồm: trẻ em có thói quen ăn uống các thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả ngọt; trẻ có dị dạng về răng miệng; trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em ruột bị sâu răng…
Để phòng sâu răng, cần chải răng đúng cách 3 lần/ngày.
Dấu hiệu răng bị sâu
Khi bắt đầu bị tổn thương sâu răng, bệnh tiến triển nhưng không tạo lỗ sâu trên bề mặt răng, vì vậy, mọi người hầu như không thể biết là mình đang bị sâu răng.
Giai đoạn này, tổn thương có khi chỉ là những đốm trắng đục hoặc nâu xuất hiện trên mặt nhai hoặc ở kẽ giữa 2 răng. Trường hợp bạn phát hiện được lỗ sâu, nhưng lỗ sâu đó còn nông thì cũng không đau đớn gì.
Video đang HOT
Chỉ đến khi tổn thương lỗ sâu đã ăn sâu vào đến lớp ngà răng mới thấy hơi đau và có thể bạn vẫn cho qua mà chưa biết là bị sâu răng.
Tuy nhiên, nếu bị kích thích bởi các yếu tố như ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh, thức ăn chua, ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị sâu răng sẽ ê buốt, đau tủy răng từng cơn. Khi đó nếu không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ diễn tiến nặng nhanh chóng.
Nếu đã bị viêm tủy răng có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp-xe răng. Đối với trẻ em bị nhiễm khuẩn răng sữa, nếu không được điều trị đúng thì nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn là khó tránh khỏi. Nguy hiểm nhất là các trường hợp nhiễm khuẩn răng sữa có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn lan ra mặt rất nguy hiểm.
Phòng tránh
Sâu răng tiến triển lâu dài trong vài năm mà không hề có triệu chứng, vì vậy chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh thường xuyên, lâu dài mới mong có kết quả.
Các biện pháp phòng bệnh gồm: chải răng 3 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và ngay sau các bữa ăn trưa, tối, nhất là cần chải răng buổi tối trước khi đi ngủ.
Mọi người cần biết cách chải răng đúng là: dùng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt nhai và mặt trong hai hàm răng trên và dưới. Cần chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Kem chải răng nên dùng loại có thuốc diệt khuẩn, có fluor và canxi có tác dụng làm cho men răng cứng hơn, để răng có thể chống đỡ với vi khuẩn và axit tốt hơn.
Nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ giữa 2 răng như sau: dùng một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 35 – 40cm, quấn chặt vào 2 đầu ngón tay giữa chừa khoảng cách khoảng 10cm, dùng 2 ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng, kéo ngang 1cm để lấy thức ăn còn giắt (nếu có) ra khỏi kẽ răng.
Dùng nước súc miệng có tác dụng khử khuẩn để làm sạch toàn bộ kẽ răng mà bàn chải và chỉ nha khoa chưa làm sạch được. Nên khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời điều trị những răng mới bị sâu.
Tự pha nước súc miệng như thế nào cho chuẩn?
Nước súc miệng đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống mỗi người. Với những tác dụng cực tốt, chúng ta hoàn toàn có thể tự pha nước súc miệng để tiện lợi sử dụng.
Ngăn ngừa vi khuẩn phát triển
Trong nước muối có tính sát khuẩn cực tốt nên mỗi ngày súc miệng, súc họng bằng nước muối sẽ giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn ra khỏi khoang miệng, cổ họng.
Giảm đau, sưng tấy
Nếu bạn bị nhiệt miệng hay sưng nướu thì việc súc miệng bằng nước muối cũng giúp cho tình trạng đau của bạn giảm bớt hơn. Tính sát khuẩn của muối sẽ làm cho nướu thêm khỏe, giảm tình trạng viêm nhiễm và ra máu chân răng.
Nước súc miệng có nhiều công dụng tốt. (Đồ họa: VA)
Ngăn ngừa bệnh lý sâu răng
Mảng bám và hôi miệng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý về răng miệng. Nước súc miệng có tác dụng loại bỏ mảng bám và hơi thở có mùi. Do vậy, vai trò của nước súc miệng cũng là ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng điển hình là sâu răng.
Ngăn ngừa viêm họng
Tương tự như sát khuẩn răng, nước muối cũng giúp ích nhiều trong việc sát khuẩn hầu họng, mang đi những yếu tố gây bệnh, bụi bẩn ngoài đường. Từ đó giúp giảm ngăn ngừa viêm họng.
Làm trắng răng
Muối không chỉ có khả năng sát khuẩn mà còn có rất nhiều khoáng chất, flour nên nó sẽ làm cho răng của bạn thêm chắc khỏe, sáng bóng hơn.
Ngăn ngừa tình trạng hôi miệng
Các thức ăn thừa tạo mảng bám, vi khuẩn chính là nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng. Khi tất cả các nguyên nhân trên bị cuốn đi tình trạng hôi miệng của bạn cũng không còn nữa.
Tự pha nước súc miệng như nào cho đúng?
Cách pha nước muối để súc miệng như thế nào?
Chuẩn bị: 2 chai thủy tinh sạch (dung tích từ 200ml - 300ml), 1 thìa thật sạch, muối đã tiệt trùng.
Thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch các dụng cụ để pha nước muối nếu có thể thì nên khử trùng lần cuối trước khi dùng để chứa nước súc miệng bằng cách tráng qua nước sôi và để ráo nước mới đổ vào.
Bước 2: Pha muối với nước lọc tiệt trùng, nước đóng chai hoặc nước đun sôi để nguội chứ không được dùng nước xả trực tiếp tại vòi trong nhà bếp hay nhà vệ sinh.
Chú ý để có được dung dịch nước muối sinh lý 0,9% giống như các chai bán tại hiệu thuốc bạn nên pha muối với nước theo tỷ lê: 9g muối với 1 lít nước.
Bước 3: Chờ hỗn hợp vừa pha lắng cặn và phần bụi bẩn xuống dưới dưới đáy chai rồi đổ qua 1 chai khác để dùng dần. Như vậy bạn đã có 1 chai nước muối sinh lý an toàn.
Không chỉ muối trắng, bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu khác để pha nước muối sinh lý như gừng, chanh,...
7 loại thực phẩm hại răng hơn cả ăn đường, đặc biệt loại số 2 nhiều người ăn mỗi sáng Nhiều người tưởng rằng chỉ cần tránh ăn đường sẽ không sâu răng nhưng có những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày còn hại cho răng hơn cả đường. Nhiều loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra mảng bám, gây hại nghiêm trọng cho răng của bạn. Mảng bám răng là một lớp màng dính chứa đầy vi khuẩn...