Đối phó với những bệnh thường gặp mùa hè
Mùa hè với cái nóng gay gắt và những cơn mưa bất chợt là cơ hội thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virut phát triển gây ra nhiều dịch bệnh nguy hiểm.
Mùa hè bắt đầu từ tháng 5-6 với cái nóng gay gắt lên tới 40oC và những cơn mưa bất chợt khiến độ ẩm trong không khí tăng cao là cơ hội thuận lợi cho các dịch bệnh phát sinh. Vậy đâu là những căn bệnh thường gặp trong mùa hè và cách phòng tránh như thế nào cho hiệu quả?
Bệnh về đường tiêu hóa
Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp trong mùa hè là tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy…
Nguyên nhân: Mùa hè nóng nực là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh về tiêu hóa do thức ăn rất dễ ôi thiu, thối, mốc. Thức ăn dù để trong tủ lạnh nhưng cũng không thể đảm bảo vẫn an toàn cho người sử dụng.
Hơn thế nữa, mùa hè cũng là mùa du lịch và việc đi ăn uống những thức ăn ngoài trời, thức ăn ngoài đường phố không được kiểm duyệt chặt chẽ cũng rất dễ gây ra những dịch bệnh nguy hiểm.
Video đang HOT
Mùa hè là cơ hội thuận lợi cho các dịch bệnh phát sinh. (Ảnh minh họa)
Cách đối phó: Khi có dấu hiệu tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng… do thực phẩm, phải cho người bệnh uống ngay nước oresol, hoặc nước cháo, nước trái cây… và kịp thời đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất. Đặc biệt không nên nhịn uống nước khi người bệnh bị tiêu chảy và nôn mửa vì lúc này nước rất cần thiết cho cơ thể.
Để không bị ngộ độc thực phẩm, người sử dụng nên chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách không để thực phẩm trực tiếp dưới nắng nóng, không ăn những thực phẩm đã bắt đầu lên mùi và cần chế biến lại những thực phảm đã để trong tủ lạnh.
Chú ý: Không nên ăn những thực phẩm ngoài đường phố vì những thực phẩm này gây nguy cơ ngộ độc rất cao nhất là vào mùa hè.
Bệnh say nắng, say nóng
Nguyên nhân: Bệnh say nắng thường gặp ở những người hoạt động ngoài trời nhiều, trẻ em và những người cao tuổi. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do cơ thể không thể chống chọi với thời tiết quá nóng nực.
Biểu hiện của căn bệnh này là suy nhược cơ thể, mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu, vã mồ hôi nhiều hơn bình thường và nhiệt độ cơ thể cũng cao hơn bình thường. Nếu bị nặng, người bệnh có thể rối loạn tâm lý, mê sảng, mất ý thức, co giật.
Cách đối phó: Khi thấy bệnh nhân có biểu hiện say nắng cần đưa ngay vào nơi thoáng mát, yên tĩnh. Cởi bớt quần áo để để da dẻ thoáng mát và thoát mồ hôi nhanh nhất. Đồng thời cho bệnh nhân uống thêm nước chua mát.
Chú ý: Khi thời tiết quá nóng, tránh trực tiếp làm việc dưới ánh nắng mặt trời hoặc làm việc ở môi trường có sức nóng lớn trong thời gian dài và liên tục. Nên chú ý ăn uống những thực phẩm mát có tác dụng thanh lọc ngày hè.
Bệnh thường gặp trong những ngày nắng nóng là say nắng và say nóng. (Ảnh minh họa)
Bệnh do vi trùng gây ra
Nguyên nhân: Mùa hè là mùa của muỗi, bọ, ong… rất dễ gây bệnh cho con người. Dịch bệnh nguy hiểm nhất do muỗi vằn gây ra là bệnh sốt xuất huyết. Căn bệnh này rất phổ biến vào mùa hè do mọi người có thói quen không mắc màn và ngủ ngoài trời.
Cách đối phó: Khi có biểu hiện sốt bất thường kèm theo dấu hiệu xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng cần phải đưa ngay người bệnh đến trung tâm ý tế gần nhất để khám. Căn bệnh này không thể chậm trễ vì có thể gây tử vong nếu quá muộn.
Để phòng bệnh, mọi người chú ý giữ gìn vệ sinh nơi ở, phun chất khử vi trùng để muỗi bọ không có cơ hội sống sót, trú ngụ. Trước khi đi ngủ cần mắc màn và đảm bào phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ.
Theo PNO
4 bài thuốc nam trị đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và dễ lây lan. Nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn, virut...
Đặc biệt, bệnh dễ gây thành dịch ở nơi vệ sinh kém, thiếu nước sạch trong sinh hoạt.
Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh.
Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra; sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài thuốc Nam đơn giản, dễ kiếm có thể trị bệnh này để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Bài 1: Hoà tan 1 thìa canh muối bột (muối tinh không có i-ốt) vào 1 lít nước đun sôi để nguội, đựng vào chai sạch để dùng dần. Hàng ngày, nhất là lúc mới ngủ dậy, dùng bông sạch thấm nước muối trên lau mắt 4 - 5 lần cho sạch. Nhấp nháy mắt cho nước muối lọt vào trong làm tan những hạt li ti cộm lên trong mắt.
Bài 2: Lấy cây sống đời (cây bỏng) rửa sạch, giã nhỏ (dụng cụ cần được tẩy trùng sạch), lấy một miếng gạc đã tiệt khuẩn (hoặc vải màn sạch) đặt lên mắt, đặt dung dịch lá sống đời vừa bào chế lên trên miếng gạc rịt chặt, nhất là về đêm để khi ngủ không rơi. Mỗi tối làm 1 lần cho đến khi khỏi.
Bài 3: Nếu dùng các vị trên chưa khỏi, cần sử dụng các bài thuốc sau: Hạt thảo quyết minh (hạt muồng) sao vàng; bông cúc vàng (cam cúc) mỗi thứ 1 nắm; quả bạch tật lê 10g. Cho tất cả vào đun uống như nước chè.
Bài 4: Có thể cho bạch tật lê 2g đun sôi, sau đó đổ ra cốc để ngay dưới mắt vào dùng hơi nước xông cho đến khi khỏi (lưu ý cẩn thận kẻo bỏng mắt).
Theo SKĐS
Xử trí đúng cách khi trẻ bị sốt cao Ở trẻ em, thân nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37-37,5oC, khi lên đến 38oC là có sốt. Khi trẻ bị sốt có nghĩa là cơ thể bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng...) chủ yếu là các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy... Với mức sốt vừa 38-38,5oC thì cơ thể...