Đối phó với “mùa thủy đậu” của trẻ như thế nào
Thời điểm tháng 4 – 5 hàng năm là cao điểm của dịch bệnh thủy đậu. Vì thế, việc phòng ngừa cho trẻ trong thời gian này là điều các bậc cha mẹ quan tâm hơn bao giờ hết.
“Mùa” thủy đậu bùng phát
Mấy ngày gần đây, phát hiện trên người con trai nổi mẩn, nghĩ con bị nổi mụn nước do thời tiết, chị Hải Đăng (Thanh Trì, Hà Nội) đi cắt thuốc bắc cho con uống mát gan, giải độc. Con chị uống thuốc được hai ngày nhưng những vết mụn nước không những không hết mà còn lây lan nhanh khắp các vùng trên người như: lưng, tay, mặt… Mang con đến bệnh viện khám, chị tá hỏa khi biết con mình bị thủy đậu. Chị Đăng chia sẻ: “Ban đầu, tôi cứ nghĩ do thời tiết nên cháu bị nóng trong, gây phát ban ra ngoài. Đến lúc thấy các nốt mụn nước nổi chi chít, tôi mới biết cháu bị thủy đậu…”.
Trái ngược với chị Hải Đăng, chị Xuân Miên (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) phát hiện con gái mắc bệnh thủy đậu khi mới chớm bệnh. Chị Miên chia sẻ: “Thấy cháu có triệu chứng sốt, đau bụng, ho, nổi nốt nước có màu đục ở sau gáy, trên mặt, gia đình tôi vội vàng cho bé đi bệnh viện ngay. Do bệnh diễn biến phức tạp lại thêm sức đề kháng của cháu yếu nên bệnh ngày càng nặng hơn. Đến nay đã được hơn hai tuần điều trị mà bệnh vẫn chưa dứt”.
Không nên chủ quan với bệnh thủy đậu
Dấu hiệu ban đầu của bệnh là sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người… Sau 1-2 ngày, người bệnh bắt đầu có các biểu hiện điển hình của thủy đậu là phát ban, phỏng nước trên da. Ban vỡ để lại vét loét trợt trên da, khiến trẻ ngứa, gãi, dễ gây nhiễm trùng. Bệnh thủy đậu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ, đặc biệt với các bé gái. Thậm chí, một số trường hợp nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Phòng ngừa thủy đậu cho bé
Hiện nay, chích ngừa vacxin cho trẻ là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa thủy đậu và biến chứng của nó là zona về sau.
Bên cạnh việc chích ngừa, phụ huynh cần phải chú trọng đến việc nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch cho trẻ bằng cách thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với các loại rau xanh và trái cây, kết hợp với chế độ sinh hoạt và luyện tập thể thao khoc học, lành mạnh.
Video đang HOT
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch cho bé bằng cách cho bé sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch. Ưu điểm của những loại thực phẩm chức năng này là bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu mà thức ăn hàng ngày chưa cung cấp đủ. Qua đó giúp hình thành và củng cố hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chống chọi lại với các loại dịch bệnh lây lan trong thời điểm nắng nóng, giao mùa.
Theo Eva
Mẹo đơn giản giúp bạn hết hôi miệng
Hôi miệng không chỉ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp mà còn là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của bạn.
Hôi miệng có thể là do viêm nhiễm ở khoang miệng, mũi, xoang, vệ sinh răng miệng, hút thuốc lá... Ngoài ra, hở van tâm vị cũng gây hôi miệng do mùi khó chịu từ dạ dày trào lên. Biết được nguyên nhân gây ra hơi thở hôi bạn có thể khắc phục bằng các cách đơn giản dưới đây:
Đánh răng sau mỗi bữa ăn
Nhiều người nghĩ điều này không cần thiết và cũng không muốn người khác nhìn mình đánh răng tại nơi làm việc. Tuy nhiên, thực tế đây là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo rằng các hạt thức ăn không bị mắc kẹt trong các kẽ răng xung quanh răng.
Dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn
Dùng chỉ nha khoa cũng không kém phần quan trọng như đánh răng sau bữa ăn. Theo lời khuyên các chuyên gia, dùng chỉ nha khoa có thể loại bỏ các hạt thức ăn từ giữa các kẽ răng. Điều này sẽ ngăn ngừa vi khuẩn phát triển tại các chân răng.
Làm sạch lưỡi
Lưỡi mang khoảng 50% tổng số các vi khuẩn trong miệng của bạn, trong đó có vi khuẩn gây mùi hôi. Hãy dùng bàn chải lông mềm để chải sạch lưỡi hàng ngày hoặc có thể sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch hiệu quả hơn.
Nhai kẹo cao su không đường
Nhai kẹo cao su không đường có thể làm tăng lưu lượng nước bọt và làm giảm nguy cơ bị hôi miệng. Nếu kẹo cao su không phải là sở thích của bạn thì bạn cũng có thể thử viên ngậm họng không đường để tạo hiệu ứng tương tự.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước làm giảm sự xuất hiện của khô miệng bằng cách kích thích sản xuất nước bọt. Nước bọt có chứa các enzyme quan trọng bảo vệ răng miệng, tiêu diệt những vi khuẩn gây mùi, do đó nếu miệng khô có thể góp phần vào tình trạng hôi miệng. Vì vậy uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2l/ngày) sẽ kích thích các tuyến nước bọt và giữ ẩm cho miệng.
Uống nhiều nước giúp giảm hôi miệng (Ảnh: Internet)
Trong trường hợp uống nhiều nước bạn vẫn khô miệng thì có thể do tác dụng phụ của thuốc. Nếu bạn thường khô miệng vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ hoặc viêm xoang do phải thở bằng miệng.
Thường xuyên thay bàn chải
Từ 3 đến 4 tháng bạn nên thay bàn trải một lần. Một bàn chải đánh răng cũ là một bàn chải đánh răng chứa rất nhiều vi khuẩn. Đây là một cách để giảm mùi hôi trong miệng.
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc là là điều không thể tránh khỏi mùi hôi trong miệng. Vì vậy, bỏ thuốc lá là một cách tốt nhất giảm mùi hôi miệng. Thực hiện những lời khuyên trên có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển hơi thở hôi.
Uống trà
Các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy polyphenol, thành phần hóa học được tìm thấy trong trà đen và trà xanh, có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn khiến cho hơi thở có mùi cũng như sự sinh trưởng của vi khuẩn.
Nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt và đã thử tất cả các biện pháp trên mà hơi thở vẫn có mùi có thể đó là triệu chứng của một loạt các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, viêm xoang nặng, rối loạn tiêu hóa, hoặc các vấn đề về gan và thận. Bạn hãy đến bác sĩ khi bạn gặp những rắc rối này.
"Thần dược" đánh bay hôi miệng
Sữa chua: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng, một khẩu phần sữa chua mỗi ngày làm giảm mức độ hydrogen sulfide gây mùi hôi trong miệng. Sữa chua cũng làm giảm sự trở lại của vi khuẩn trong mảng bám miệng và bệnh về lợi. Sữa chua đã được nghiên cứu là rất có ích cho người bị hôi miệng.
Bạc hà: Sử dụng bạc hà không đường không thể thay thế được việc đánh răng sau bữa ăn, nhưng trong một vài trường hợp nó có thể là giải pháp tạm thời cho hơi thở bị hôi và là một cách khác để tăng cường khả năng sản xuất nước bọt trong miệng để làm sạch mảng bám và vi khuẩn.
Các loại quả giòn: Táo, cà rốt, cần tây, về cơ bản bất kỳ trái cây giàu chất xơ hoặc thực vật cũng là đồng minh của bạn trong cuộc chiến đấu chống hôi miệng.
Các loại quả mọng: Ăn quả mọng, trái cây họ cam quýt, dưa hấu và vitamin C trong các loại thực phẩm khác tạo ra một môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Một chế độ ăn uống giàu vitamin C cũng rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh về lợi và viêm lợi - cả hai nguyên nhân chính của chứng hôi miệng.
Theo Eva
Dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng Theo các chuyên gia, ung thư buồng trứng là bệnh nguy hiểm đối với phụ nữ. Tương tự như ung thư vú, ung thư buồng trứng cũng có thể được xem là một "kẻ giết người thầm lặng". Để đảm bảo chữa khỏi bệnh này, chị em cần phải nhận diện được các triệu chứng bệnh trong giai đoạn sớm. Theo báo cáo...