Đối phó với di chứng hậu Covid-19: Chuyên gia tiết lộ 5 thứ bổ não nhất
Một chế độ ăn uống tốt có thể nuôi dưỡng, trẻ hóa các tế bào não và ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức, theo nhật báo Hindustan Times (Ấn Độ).
Theo chuyên trang y khoa Medical News Today, Covid-19 có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức thần kinh và có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
Chứng sa sút trí tuệ là hội chứng làm tổn thương các tế bào não và ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não, dẫn đến khó ghi nhớ, suy nghĩ và tập trung.
Mặc dù nhiều trường hợp sa sút trí tuệ có thể khó hồi phục, nhưng việc chăm sóc sức khỏe não bộ có thể ngăn chặn sa sút trí tuệ.
Chế độ ăn uống tốt có thể nuôi dưỡng và trẻ hóa các tế bào não và ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức, giúp cải thiện tình trạng này.
Sau đây, tiến sĩ Asma Alam, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng từ trung tâm chăm sóc sức khỏe Gandharva Wellness (Ấn Độ) chỉ ra 5 loại thực phẩm nên thêm vào chế độ ăn uống để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ, theo Hindustan Times.
Covid-19 có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức thần kinh và có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Ảnh SHUTTERSTOCK
1. Rau lá xanh
Video đang HOT
Các loại rau xanh như rau bó xôi, xà lách, cải thìa… là một số loại rau có lượng vitamin B thiết yếu như folate và B9 giúp giảm trầm cảm, đồng thời tăng cường nhận thức.
2. Quả mọng
Các loại quả mọng như việt quất, quả mâm xôi, phúc bồn tử, cherry… chứa nhiều loại flavonoid anthocyanin – một chất oxy hóa cực mạnh giúp giảm viêm và duy trì sức khỏe não bộ tốt.
3. Các loại hạt (quả hạnh)
Các loại hạt như óc chó, hạt điều, hạnh nhân, hạt dẻ cười… chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, E, magiê cũng như chất béo lành mạnh, tất cả đều giúp thúc đẩy nhận thức tốt và ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ.
4. Gia vị
Quế, thì là và lá xô thơm chứa polyphenol, hợp chất có nhiều lợi ích sức khỏe tốt cho trí nhớ và sức khỏe não bộ. Các loại gia vị này cũng giúp giảm viêm.
Những thực phẩm tốt cho não. Ảnh SHUTTERSTOCK
5. Hạt
Hạt lanh, hạt hướng dương, cũng như hạt bí có chứa chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu như kẽm, a xít béo omega-3, kẽm, choline và vitamin E giúp giảm suy giảm nhận thức.
Một số điều khác có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ là:
Giảm uống rượu,
Tập thể dục thường xuyên,
Cố gắng ngủ đủ giấc,
Giữ cho tâm trí hoạt động thông qua các hoạt động như trò chơi giải đố, học một ngôn ngữ mới, duy trì hoạt động xã hội..., theo Hindustan Times.
Tình trạng suy giảm nhận thức có thể kéo dài sau khi mắc COVID-19
Hai nghiên cứu mới công bố trong tuần này đã cung cấp thêm những bằng chứng cho thấy bệnh COVID-19 có thể dẫn tình trạng suy giảm nhận thức, kể cả ở những ca bệnh nhẹ.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Brussels, Bỉ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Một nghiên cứu, đăng trên tạp chí Nature, nghiên cứu 785 người tham gia chương trình UK Biobank tại Anh trong độ tuổi từ 51-81. Nhóm này được chụp ảnh cắt lớp não bộ và tiến hành kiểm tra nhận thức. Trong số này, 401 người nhiễm COVID-19 sau khi cung cấp các dữ liệu trên cho chương trình Biobank và 384 người không nhiễm. Cả 2 nhóm đều được chụp ảnh cắt lớp não bộ và kiểm tra nhận thức sau mắc COVID-19.
Kết quả chỉ ra, so với nhóm không mắc COVID-19 thì hình ảnh chụp cắt lớp não bộ ở những người mắc COVID-19 có nhiều thay đổi hơn so với trước đó trong khi điểm kiểm tra nhận thức của những người này cũng giảm đáng kể.
Sự chênh lệch vẫn lớn sau khi 15 người mắc COVID-19 thể nặng được tách ra khỏi nghiên cứu, phản ánh thực trạng kể cả mắc COVID-19 nhẹ cũng bị ảnh hưởng đến não bộ. Những thay đổi ở não bộ có thể kể đến như độ dày của chất xám giảm, dấu vết tổn thương dây thần kinh tại các vùng có chức năng kết nối với nhân khứu giác trước...
Điểm kiểm tra nhận thức tiếp tục suy giảm theo thời gian ở nhóm mắc bệnh COVID-19. Mức độ suy giảm cũng tương ứng với những thay đổi vật lý trong não bộ người mắc COVID-19. Thời gian trung bình từ lúc được chẩn đoán mắc COVID-19 đến khi tiến hành chụp cắt lớp não bộ là 141 ngày, cho thấynhững tác động tiêu cực với não bộ có thể kéo dài ít nhất 4-5 tháng sau mắc bệnh.
Các tác giả cho rằng cần tiến hành thêm nghiên cứu để xác định liệu những chức năng não bộ bị ảnh hưởng có được khôi phục phần nào hay không và những tác động trên có kéo dài hay không.
Nghiên cứu thứ 2, công bố trên tạp chí khoa học thần kinh JAMA, được thực hiện với 1.438 người từng mắc COVID-19 và 438 người chưa mắc, trên 60 tuổi, ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Các bài kiểm tra nhận thức được thực hiện trong các mốc 6 và 12 tháng sau mắc bệnh. Những người được nghiên cứu đều không mắc các bệnh suy giảm nhận thức, gia đình không có người sa sút trí tuệ hoặc các bệnh mãn tính nặng trước khi mắc COVID-19.
Kết quả chỉ ra tỷ lệ suy giảm nhận thức ở nhóm mắc bệnh cao hơn đặc biệt là những người bệnh nặng. Nhóm này có nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn 4,87 lần so với nhóm không mắc bệnh trong khi nguy cơ suy giảm nhận thức nghiêm trọng ở nhóm này cao hơn 19 lần. Những người mắc COVID-19 thể nhẹ có nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ cao hơn 1,71 lần.
Các tác giả cảnh báo những kết quả trên cho thấy đại dịch COVID-19 có thể góp phần làm gia tăng gánh nặng chăm sóc y tế trên thế giới liên quan các bệnh sa sút trí tuệ.
Điều gì xảy ra nếu đột quỵ không được cấp cứu kịp thời? Đột quỵ có thể để lại những di chứng khác nhau, từ liệt đến các vấn đề về ngôn ngữ. Cứu chữa kịp thời có thể giúp giảm thiểu hậu quả của đột quỵ. Phục hồi sau đột quỵ là quá trình rất khó khăn. Chỉ khoảng 10 % những người sống sót qua cơn đột quỵ có thể phục hồi hoàn toàn,...