Đối phó với cholesterol xấu
Cholesterol là một chất sáp tương tự như chất béo, rất cần thiết để giúp cơ thể tạo ra kích thích tố, vitamin D và a xít mật. Tuy nhiên, nếu lượng cholesterol quá cao sẽ gây ra các vấn đề về tim mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Tập thể dục đều đặn giúp kiểm soát mức cholesterol – Ảnh: Shutterstock
Mặc dù lượng cholesterol dư thừa đã được chứng minh gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng rất ít người biết cách kiểm soát nó. Theo Dailyhealthpost, cholesterol được chia thành 2 loại: HDL “tốt” và LDL “xấu”. Khi LDL quá nhiều, chúng sẽ trở thành “kẻ giết người thầm lặng”, dính chặt vào thành động mạch làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông, từ đó làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch.
Cải thiện mức cholesterol cao, cần áp dụng một số biện pháp sau:
Video đang HOT
Dinh dưỡng. Xây dựng lại chế độ ăn uống sao cho tập trung vào các thực phẩm có tác dụng làm giảm LDL là cách hữu hiệu để đối phó với tình trạng này. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of the American Medical Association cho biết chế độ ăn gồm các sản phẩm từ thực vật như đậu nành, rau xanh, yến mạch và các loại hạt giúp giảm đáng kể lượng cholesterol xấu. Song song đó, cũng cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều chất béo làm tăng nồng độ cholesterol LDL.
Tập thể dục. Việc lựa chọn hình thức thể dục (chạy bộ, cầu lông, bơi lội, tennis, đạp xe, cử tạ…) không quan trọng bằng việc tập thể dục thường xuyên và đều đặn mỗi ngày nếu muốn kiểm soát mức cholesterol. Dành 30 phút mỗi ngày để chơi môn thể thao yêu thích là cách tốt nhất giúp tăng lượng cholesterol tốt, hạ cholesterol xấu, bởi khi vận động cơ thể sẽ tiêu hao năng lượng và các chất béo tích tụ cũng có dịp tan đi.
Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia. Nếu bạn đang hút thuốc thì nên ngưng ngay. Bỏ thuốc sẽ giúp cải thiện mức cholesterol tốt cũng như giúp ổn định huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy uống quá nhiều rượu có thể gây hại đến sức khỏe, làm tăng huyết áp, thậm chí trụy tim hay đột quỵ.
Kiểm soát trọng lượng. Nếu bạn quá béo hoặc mỡ vùng bụng quá nhiều thì đã đến lúc nên giảm cân. Quá nặng ký có thể khiến huyết áp tăng, cholesterol xấu cũng có dịp tấn công.
Hiểu bản thân. Thường xuyên tới bác sĩ kiểm tra lượng cholesterol, lượng đường trong máu, các dấu hiệu của bệnh tiểu đường, huyết áp để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình, từ đó có hướng phòng ngừa và điều trị thích hợp. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động… sao cho phù hợp nhất. Biết rõ tình trạng sức khỏe của mình sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn.
Theo TNO
6 bước giảm cholesterol xấu không cần dùng thuốc
LDL được gọi là cholesterol xâu bởi nếu tỷ lệ LDL cao sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. LDL có thể tích tụ trong động mạch và hình thành các mảng bám dễ dẫn đến xơ vữa động mạch và gây đột quỵ. Để giảm cholesterol xấu, bạn có thể áp dụng 6 bước đơn giản dưới đây mà không cần dùng thuốc.
Trước khi bắt đầu thực hiện quá trình hạ thấp mức cholesterol, điều quan trọng là bạn cần biết mức độ cholesterol của mình cao bao nhiêu và xác định trước những việc cần làm. Cách tốt nhất là bạn nên đi khám tổng quát. Sau khi xem xét các yếu tố bao gồm yếu tố di truyền về bệnh tim mạch, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra lượng mỡ trong máu. Kết quả kiểm tra mỡ máu sẽ cho biết mức cholesterol xấu (LDL), cholesterol tốt (HDL) và chất béo trung tính (triglyceride). Hãy lưu giữ kết quả này để so sánh với kết quả xét nghiệm lần sau.
Đánh giá thói quen ăn uống hiện tại của bạn. Một trong những cách tốt nhất là tìm đến chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ yêu cầu bạn giữ nguyên chế độ ăn bình thường trong 1 tuần, bao gồm cả việc ăn vặt. Sau đó, chuyên gia sẽ đề ra cho bạn một kế hoạch nhằm giảm mức cholesterol xấu.
Hãy xác định những thức ăn nào trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn có mức LDL cholesterol cao. Hầu hết đó là các sản phẩm từ động vật như thịt mỡ, sản phẩm từ sữa có độ béo cao, đồ ăn vặt. Hãy bắt đầu bằng việc thay thế các thực phẩm có mức LDL thấp hơn. Ví dụ như trong bữa ăn sáng, hãy thay thịt và trứng bằng bột yến mạch và trái cây tươi. Chất xơ trong bột yến mạch sẽ bám vào LDL cholesterol và được bài tiết ra khỏi cơ thể trước khi có cơ hội đi vào động mạch. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư kết tràng.
Ăn các loại cá cá hồi, cá thu rất giàu omega 3 2-3 lần/tuần để giảm mức LDL cholesterol trong máu. Nếu không thích hải sản, bạn có thể tìm mua viên bổ sung omega 3 với liều lượng khuyên dùng là từ 1000-2000mg/ngày.
Ăn nhiều các loại trái cây và rau quả có chứa sterol và stanol thực vật, rất hiệu quả trong việc ngăn không cho cơ thể hấp thụ LDL cholesterol.
Tránh các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat) như các loại đồ ăn vặt, chiên xào và thức ăn nhanh.
Theo VNE
5 loại thức ăn tốt nhất cho tim Cây việt quất (blueberry) Loại cây này không những ngon mà còn giàu chất chống oxy hóa. Các chuyên gia tin rằng: chất chống oxy hóa trong cây việt quất có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu (LDL cholesterol) lắng đọng ở thành mạch máu. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não. Những nghiên cứu...