Đối phó với bệnh đau mắt đỏ
Triệu chứng ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, mệt, nóng rát mắt, cộm mắt, nhìn mờ,… 5-7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, ra gỉ mắt, 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại.
Cảnh báo bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng
Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc do virus adeno gây nên, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa, cơ thể người dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu, tạo điều kiện cho virus dễ tấn công.
Bệnh đau mắt đỏ đã bùng phát thành dịch và được cảnh báo từ giữa tháng 7. Hiện số bệnh nhân mắc đau mắt đỏ vẫn đang gia tăng rất nhanh do thời tiết nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho virus phát triển.
Theo thống kê từ đầu tuần tháng 8 số bệnh nhân đau mắt đỏ phải vào Bệnh viện mắt Trung ương khám và điều trị khoảng 200 bệnh nhân/ngày.
Bệnh lây lan rất nhanh dễ bùng phát thành dịch do lây truyền qua đường hô hấp, đường tiếp xúc, đồ dùng cá nhân (khăn mặt), nguồn nước… Bệnh dễ lây ngay cả khi triệu chứng bệnh chưa rõ ràng tức là còn ở trong thời gian ủ bệnh. Thậm chí, ngay khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần.
Người bệnh cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý
Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, mệt, nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ…5-7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, ra gỉ, chảy nước mắt, 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.
Đây là bệnh lành tính xong vẫn có tỷ lệ biến chứng là 20%, nhiều nhất là viêm giác mạc hoặc để lại sẹo, giảm thị lực do không điều trị đúng cách và kịp thời.
Video đang HOT
Điều trị bệnh đau mắt đỏ
Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu vì bệnh do virus gây nên. Vì thế, việc khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, vệ sinh, có các viêm nhiễm phối hợp hay không… Người bệnh cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối, tra thuốc mắt theo đúng chỉ định.
Người bệnh cần đeo kính râm, khẩu trang và rửa tay thường xuyên. Việc này tuy không thể loại trừ hết nguy cơ lây bệnh nhưng giúp giảm thiểu khả năng lây bệnh cho những người xung quanh.
Chưa có thuốc đặc trị cho viêm kết mạc dịch, bệnh có xu hướng tự khỏi trong 7 – 10 ngày. Thông thường bệnh được chỉ định dùng các thuốc diệt virus dùng uống, tra, nhỏ mắt được bác sĩ kê đơn trong những trường hợp cụ thể. Dùng kháng sinh nhỏ mắt phổ rộng hay kháng sinh kết hợp với cortizol nhỏ mắt. Nhỏ nước muối nhiều lần trong ngày để rửa sạch mắt.
Lưu ý: Không tự ý tra thuốc bừa bãi. Cẩn thận khi dùng thuốc Clodexa và Nemydexa vì các thuốc này có chứa chất gây giảm miễn dịch mắt. Không nên dùng biện pháp xông lá vào mắt…
Phòng bệnh đau mắt đỏ
Rửa tay thường xuyên với xà phòng
Không dụi tay lên mắt
Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chậu rửa mặt…
Nên đeo kính râm khi ra đường. Sau một ngày lao động có tiếp xúc bụi mắt nên rửa mặt sạch rồi rửa mắt bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%.
Tránh tiếp xúc với bệnh nhân đau mắt đỏ. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, rửa tay bằng xà phòng xát khuẩn.
Khi thấy các triệu chứng như mắt cộm, ngứa, có dử mắt, chảy nước mắt thì nên đến chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để phòng biến chứng bệnh.
Thanh Hằng
Theo PLXH
Để mắt sáng đẹp trong mùa hè
Vào thời tiết nắng nóng, đặc biệt nắng nóng gay gắt như những ngày vừa qua, mắt rất dễ bị ảnh hưởng bởi đây là bộ phận đặc biệt nhạy cảm.
Không chỉ mỏi mệt, mắt còn có thể mắc bệnh nếu như không được chăm sóc, bảo vệ tốt, cụ thể ở đây là bệnh đau mắt đỏ.
Mùa hè cũng là lúc mọi người thường xuyên đi bơi. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan khi nước bể không sạch và không vệ sinh mắt cẩn thận. Những người có tiền sử như sẹo kết mạc, sạn vôi mắt hột mộng thịt cũng phải chú ý vì rất dễ bị đau mắt đỏ.
Tập thói quen bắt đầu ngày mới bằng việc rửa mắt với nước lạnh.
Sau đây là những lưu ý khi chăm sóc mắt:
- Tập thói quen bắt đầu ngày mới bằng việc rửa mắt với nước lạnh. Điều này rất tốt cho mắt và giúp tạo tinh thần sảng khoái cho công việc.
- Tránh dùng quá nhiều thuốc nhỏ mắt. Tốt hơn hết hãy thay thuốc nhỏ mắt bằng một giọt nước ép dưa leo, bởi nó sẽ giúp làm sạch và mát mắt.
- Không đọc sách, báo trong ánh sáng yếu. Bạn nên để đèn chiếu từ phía sau hoặc từ trên xuống trang sách thay vì để bóng đèn chiếu thẳng vào mắt.
- Không nên để mắt làm việc quá căng thẳng (trên 2 giờ liên tục). Bạn cần để mắt được nghỉ ngơi trong vòng 10 phút trước khi tiếp tục làm việc.
- Không dụi mắt hoặc vùng da xung quanh mắt. Điều này rất dễ làm xước giác mạc và gây tổn thương cho mắt.
- Cần tránh tuyệt đối việc để kem dưỡng da hoặc các loại hóa chất rơi vào mắt. Trong trường hợp không may bị hóa chất bắn vào mắt, bạn cần nhanh chóng rửa ngay bằng nước sạch.
- Chế độ ăn uống của bạn phải đảm bảo có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mắt, nhất là vitamin A.
Không dụi mắt hoặc vùng da xung quanh mắt.
Các loại thực phẩm tốt cho mắt bao gồm có: cần tây, dầu cá, lòng đỏ trứng gà, gan động vật...
- Nếu bị đau mắt hột, hay chảy nước mắt, nguyên nhân có thể là do bị thiếu vitamin B2. Khi ấy, bạn cần bổ sung các loại thành phần như: gan, ngũ cốc...
- Rửa sạch các loại phấn, mỹ phẩm trang điểm mắt trước khi đi ngủ, bởi nó có thể sẽ gây viêm nhiễm cho mắt nếu để quá lâu.
- Uống nhiều nước: khoảng 6 - 8 ly nước/ngày để giữ độ ẩm cần thiết cho mắt.
- Ngủ đủ thời gian, ít nhất là 7 giờ/ngày, bởi đó là cách tốt nhất giữ cho đôi mắt của bạn luôn trẻ trung, khỏe mạnh và sẵn sàng cho một ngày mới.
Theo VTV
Viêm kết mạc gây nhiều tổn thương cho mắt Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm kết mạc gây nhiều tổn thương trực tiếp cho mắt. Nếu không điều trị kịp thời và dùng thuốc đúng chỉ định, có thể sẽ gây mù lòa. Viêm kết mạc là gì? Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây tổn thương trực tiếp tới màng phủ sau hai mi và phủ trước lòng...