Đối phó Trung Quốc, Mỹ củng cố tiền đồn Thái Bình Dương
Không chỉ phối hợp với Ấn Độ để tăng cường quan hệ ở khu vực nam Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng tại đây, Mỹ còn củng cố hiện diện quân sự ở khu vực này.
Tối qua (22.5), Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay cùng ngày, nước này và đảo quốc Papua New Guinea (PNG) đã ký kết một hiệp ước quốc phòng. Trước đó, Thủ tướng PNG James Marape tiết lộ thỏa thuận lần này sẽ tạo ra sự gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ trong thập niên tới, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington sẽ tăng cường an ninh trong khu vực.
Chạy đua ảnh hưởng
Hiệp ước trên được ký kết khi Ngoại trưởng Blinken cùng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến PNG để tham dự hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo 14 nước ở khu vực nam Thái Bình Dương.
Hội nghị lần này được xem là nỗ lực của Mỹ với một số đồng minh và đối tác nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng đến nam Thái Bình Dương. Vào tháng 5.2022, Ngoại trưởng Trung Quốc khi đó là ông Vương Nghị (nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự T.Ư Đảng Cộng sản Trung Quốc) đã có chuyến công du đến 8 nước nam Thái Bình Dương. Thời gian qua, Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư, thắt chặt quan hệ với các đảo quốc ở khu vực này.
Cũng vào tối qua, trả lời Thanh Niên, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) phân tích: “Dù Tổng thống Mỹ Joe Biden phải hủy chuyến đi đến nam Thái Bình Dương, nhưng Thủ tướng Modi và Ngoại trưởng Blinken đã thăm PNG ngay sau Hội nghị thượng đỉnh G7″. TS Nagao cho rằng đó là vì cạnh tranh Mỹ – Trung leo thang ở khu vực này.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng PNG Win Bakri Daki ký kết hiệp ước
Bộ Ngoại giao Mỹ
Video đang HOT
Thứ nhất, theo ông Nagao, các đảo nam Thái Bình Dương tuy nhỏ nhưng có tầm quan trọng chiến lược. Đầu thế kỷ 20, khi Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng ở nam Thái Bình Dương, khiến cho quan hệ nước này với Mỹ và Úc xấu đi. Sự bành trướng của Nhật là một trong những nguyên nhân dẫn đến Thế chiến 2. Ngày nay, nếu Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở nam Thái Bình Dương, Mỹ và Úc sẽ nhận thấy mối đe dọa nghiêm trọng. Ví dụ, nếu thiết lập thành công một căn cứ hải quân ở nam Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ dễ dàng triển khai tàu chiến đến Hawaii và khu vực bờ Tây của Mỹ, cũng như Úc.
“Thực tế, Trung Quốc đang đầu tư nhiều vào khu vực này và cố gắng ký kết thỏa thuận an ninh với họ. Đó là lý do khiến phía Mỹ – Úc – Nhật phản ứng. Hiện Trung Quốc đã mở 8 đại sứ quán và lãnh sự quán (Micronesia, Kiribati, Samoa, PNG, Solomon, Vanuatu, Fiji, Tonga). Mỹ mở 9 đại sứ quán và lãnh sự quán (Micronesia, Marshal, Kiribati, Samoa, Palau, PNG, Solomon, Fiji, Tonga). Do đó, dù Trung Quốc có lợi thế trong một số khía cạnh, nhưng Mỹ đang phản đòn”, TS Nagao chỉ ra.
Thứ hai, theo ông, những năm gần đây, Trung Quốc đại lục thuyết phục Kiribati và quần đảo Solomon cắt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan và thiết lập quan hệ với Bắc Kinh. Nếu Trung Quốc thuyết phục các quốc đảo Thái Bình Dương cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, Đài Loan sẽ phải đối mặt với sự cô lập ngoại giao nghiêm trọng. Nếu Đài Bắc bị cô lập về ngoại giao thì khi Bắc Kinh tiến hành tấn công quân sự ở eo biển Đài Loan, sẽ ít nước chỉ trích hành động của Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng đến các đảo nam Thái Bình Dương, Mỹ cũng không khó để xoay chuyển thái độ với các đảo này một lần nữa. Bởi vì quy mô của các đảo này nhỏ, nên Mỹ, Úc và Nhật Bản có thể đưa ra các khoảng đầu tư đủ sức cạnh tranh với Trung Quốc.
Thứ ba, đối với nhận thức của Ấn Độ, Trung Quốc rõ ràng là một mối đe dọa. Vì vậy, ở nam Thái Bình Dương, lập trường của Ấn Độ rõ ràng là nghiêng về “Bộ tứ”.
Tại khu vực này, có nhiều người gốc Ấn Độ sinh sống. Nếu kết nối lại với họ, Ấn Độ cũng có thể thể hiện ảnh hưởng của họ. Do đó, việc New Delhi hợp tác với các thành viên khác trong “Bộ tứ” để củng cố mạng lưới và thể hiện hình ảnh của Ấn Độ ở nam Thái Bình Dương là xu hướng mới trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Ấn Độ cũng có một số lợi ích ở nam Thái Bình Dương vì đây là khu vực phù hợp để thiết lập các cơ sở không gian – một lĩnh vực mà New Delhi đang tập trung.
Đó là lý do Thủ tướng Ấn Độ Modi có mặt ở nam Thái Bình Dương lần này.
Lược đồ một phần khu vực nam Thái Bình Dương
TL
Chiến lược của Mỹ
Cùng ngày, trả lời Thanh Niên, GS Yoichiro Sato (chuyên gia về quan hệ quốc tế, Đại học Ritsumeikan châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản; Học giả cao cấp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore) phân tích: “PNG là quốc gia lớn nhất trong số các quốc đảo ở Thái Bình Dương xét về diện tích, dân số, tài nguyên thiên nhiên cũng như GDP. Nó nằm ngay phía bắc của Úc nên đóng vai trò an ninh quan trọng với Canberra vốn là đồng minh của Washington”.
Trong khi đó, theo ông Sato, thỏa thuận gần đây của Trung Quốc với Quần đảo Solomon về quyền tiếp cận cho các tàu hải quân của họ khiến “Bộ tứ” nhận thấy cần hành động để PNG không rơi vào phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc”.
GS Sato cho rằng Mỹ quay trở lại nam Thái Bình Dương lúc này cũng cộng hưởng cùng lợi ích với Ấn Độ trong khu vực, bởi Washington và New Delhi chia sẻ tầm nhìn chung ở khu vực này.
Trung Quốc “cấm cửa” hãng chíp lớn nhất của Mỹ
Hôm qua, Bộ Thương mại Mỹ phản đối việc Cục Quản lý mạng Trung Quốc (CAC) thực hiện chế tài đối với Micron, hãng sản xuất chíp nhớ lớn nhất tại Mỹ, với lý do đe dọa an ninh quốc gia Trung Quốc. “Kết quả thẩm định phát hiện những sản phẩm của Micron tạo ra nguy cơ nghiêm trọng đối với an ninh hệ thống, gây ra rủi ro về bảo mật đáng kể cho chuỗi cung ứng cơ sở hạ tầng thông tin then chốt và ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Trung Quốc”, Reuters dẫn thông báo của CAC. Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố: “Chúng tôi kiên quyết phản đối quyết định của Trung Quốc mà không dựa trên cơ sở nào trên thực tế”.
Thỏa thuận an ninh của Trung Quốc với Solomon 'báo động' khu vực Thái Bình Dương
Không giống như căn cứ ở Djibouti, nơi Trung Quốc có các lợi ích thương mại trong khu vực cần bảo vệ, sự hiện diện ở quần đảo Solomon của Bắc Kinh có thể nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ.
Theo hãng tin AP mới đây, một thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon đã khiến cho khu vực Thái Bình Dương phải cảnh giác, với lo ngại rằng nó có thể tạo cơ hội cho sự hiện diện quân sự quy mô lớn.
Tàu tuần tra HMAS Armidale của Australia cập cảng tại Honiara, Đảo Guadalcanal, Quần đảo Solomon. Ảnh: AP
Nguồn tin trên cho rằng, điều này thể hiện tham vọng của Trung Quốc. Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Solomon sẽ không chỉ giúp Bắc Kinh "án ngữ trước ngưỡng cửa" của Australia và New Zealand mà còn ở gần đảo Guam, với các căn cứ quân sự khổng lồ của Mỹ.
Cho đến nay, Trung Quốc được cho là đã thiết lập một căn cứ quân sự nước ngoài tại Djibouti, vùng Sừng châu Phi nghèo khó nhưng quan trọng về mặt chiến lược. Nhiều chuyên gia cho rằng quân đội Trung Quốc đang có tham vọng thiết lập một mạng lưới căn cứ quân sự ở nước ngoài.
Chính quyền Quần đảo Solomon cho biết dự thảo thỏa thuận với Trung Quốc đã được hoàn thiện vào tuần trước và sẽ sớm được ký kết.
Dự thảo bị rò rỉ trên mạng cho thấy tàu chiến Trung Quốc có thể neo đậu ở Solomon để "bổ sung hậu cần" và Trung Quốc có thể cử nhân viên đến Solomons để "hỗ trợ duy trì trật tự xã hội".
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hồi tháng 2 cho biết Washington sẽ mở lại đại sứ quán của mình ở thủ đô Honiara, đã đóng cửa từ năm 1993, để gia tăng ảnh hưởng của nước này tại Solomon trước khi Trung Quốc "xâm nhập".
Cả Trung Quốc và Solomon đều phủ nhận rằng hiệp ước mới sẽ dẫn đến việc thiết lập một căn cứ quân sự của Bắc Kinh. Chính phủ Quần đảo Solomon cho biết hiệp ước là cần thiết nhằm đối phó với các cuộc nổi dậy bạo lực.
Nhưng Australia, New Zealand và Mỹ đều bày tỏ sự lo lắng về thỏa thuận này, trong đó Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern mô tả là "đáng lo ngại".
Euan Graham, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc, cho biết Trung Quốc có tham vọng thiết lập cảng như vậy trong khoảng 5 năm nhằm mục đích mở rộng sự hiện diện hải quân ở Nam Thái Bình Dương như một phần trong chiến lược trở thành cường quốc hàng đầu khu vực.
Chuyên gia trên lưu ý: "Nếu Trung Quốc muốn vươn ra Thái Bình Dương, đến một lúc nào đó, họ sẽ cần khả năng hậu cần để hỗ trợ sự hiện diện đó".
Căn cứ của Trung Quốc ở Djibouti được khai trương vào năm 2017. Trung Quốc không gọi đây là căn cứ mà là cơ sở hỗ trợ cho các hoạt động hải quân chống cướp biển ở Vịnh Aden và cho các hoạt động gìn giữ hòa bình ở châu Phi. Căn cứ, với 2.000 nhân viên, cho phép Trung Quốc bố trí nhân lực, phương tiện và tiến hành tiếp nhiên liệu trong một khu vực quan trọng chiến lược, đồng thời có thể theo dõi các lực lượng Mỹ đóng quân gần đó.
Mỹ ký thỏa thuận quốc phòng với Papua New Guinea Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 22.5 ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Mỹ với Papua New Guinea, giúp mở rộng năng lực quốc phòng của quốc gia Thái Bình Dương trong khi Washington gia tăng hiện diện. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Papua New Guinea Win Bakri Daki ngày 22.5 ký thỏa thuận hợp tác...