Đối phó những trục trặc sức khỏe ngày đèn đỏ
Trước và trong ngày đèn đỏ ( kỳ kinh nguyệt), không ít chị em có những trục trặc về sức khỏe. Đó không phải là vấn đề lớn nhưng chị em cũng cần biết cách đề phòng và đối phó.
Đau bụng: Đau bụng là một trong những vấn đề phổ biến nhất của kinh nguyệt, làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Lời khuyên là bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa axit béo Omega 3 trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Axit béo Omega 3(có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, đậu nành…) có thể làm giảm tiết hormon sinh dục nữ, hormone này là tác nhân chủ yếu gây ra các cơn co thắt tử cung ở giai đoạn kinh nguyệt dẫn đến đau vùng bụng dưới.
Mất ngủ hoặc ngủ kém: Càng gần ngày đèn đỏ , giấc ngủ của bạn càng chập chờn và không ngon giấc. Có khoảng 60% phụ nữ gặp phải tình trạng này.
Bạn nên thư giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ, nên ăn nhiều thịt bò, chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà tây, bí đỏ có chứa tryptophan rất dồi dào giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Video đang HOT
Mụn trứng cá: Sắp đến kỳ kinh, nhiều chị em bị nổi mụn trứng cá trên mặt, làm mất tự tin và không ít phiền toái. Lời khuyên dành cho họ là nên ăn thực phẩm giàu chất kẽm (bí đỏ, tôm, thịt bò, thịt gà, hải sản, nấm…).
Kẽm có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các enzyme, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, kẽm còn có thể kiểm soát tiết dầu của khuôn mặt, làm giảm nhiễm khuẩn, loại bỏ mụn trứng cá.
Căng và tức ngực: Căng, nặng và tưng tức ngực là một hiện tượng nhiều chị em phụ nữ gặp phải khi gần ngày kinh nguyệt. Thông thường, trong những ngày này, cơ thể giữ một lượng nước khá nhiều gây ứ đọng ở vú và núm vú. Hiện tượng này kéo dài suốt những ngày đèn đỏ và có thể hết sau khi sạch kinh. Đây là dấu hiệu bình thường, lặp đi lặp lại hàng tháng, nhưng đó cũng biểu hiện cơ thể của chúng ta đang thiếu hụt một số yếu tố.
Lời khuyên là chị em nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin E (dầu thực vật, cải bó xôi, các loại ngũ cốc…) có thể làm giảm những cơn đau tức ngực kỳ kinh nguyệt. Thực tế cho thấy những bạn gái hấp thu đủ vitamin E, bất ổn ở vùng ngực sẽ giảm 11%.
Dễ cáu giận: Trước kỳ kinh, một số chị em dễ cáu bẳn, bực bội hay nóng giận hơn bình thường, trầm cảm và thậm chí nổi nóng không rõ nguyên cớ. Những trường hợp trên đều bị chứng căng thẳng trước kỳ kinh hay còn gọi là rối loạn tiền kinh nguyệt. Đây là một hiện tượng phổ biến ở hầu hết phụ nữ, tuy mức độ biểu hiện khác nhau.
Việc bổ sung vitamin B6 (chuối, súp lơ, cà rốt…) có thể có thể cải thiện tình trạng này do tác động tốt tới chất dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, nếu bổ sung vitamin B6 và magiê cùng lúc có thể giúp chị em giảm bớt sự lo lắng ở giai đoạn tiền kinh nguyệt.
Theo VNE
Loại bỏ sự nhức mỏi, tê tay chân trong ngày "đèn đỏ"
Vào những ngày "đèn đỏ", do mất đi một lượng máu mà nhiều chị em cũng cảm thấy mệt hơn những ngày bình thường.
Thưa bác sĩ, cháu năm nay 23 tuổi, chưa có gia đình. Dạo gần đây cháu rất hay nhức mỏi cơ thể, nhất là trong những ngày có "đèn đỏ". Vào những ngày này, có lần cháu còn bị tê tay chân, chuột rút về đêm hoặc trong những lúc ngồi lâu một chỗ và đau bụng. Cháu có tới Trung tâm y tế phường để khám thì bác sĩ nói là sức khỏe bình thường (cháu chỉ khám bên ngoài, đo huyết áp, nghe tim, không làm xét nghiệm nào cả) và cho cháu ít thuốc bổ. Nhưng 2 tháng từ sau khi đi khám cháu vẫn thấy sức khỏe của mình không khá hơn. Không biết cháu có bị làm sao không. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu xin cảm ơn! (P. Hiền)
Trả lời:
Bạn P. Hiền thân mến!
Theo như mô tả của bạn thì chúng tôi khuyên bạn nên tới các cơ sở y tế tin cậy để được khám sức khỏe tổng quát, thậm chí làm các xét nghiệm nếu bác sĩ thấy cần thiết và yêu cầu.
Vào những ngày "đèn đỏ", do mất đi một lượng máu mà nhiều chị em cũng cảm thấy mệt hơn những ngày bình thường. Ảnh minh họa
Nhức mỏi cơ thể kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ như do cơ thể bạn bị thiếu năng lượng vì ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, làm việc quá sức lực... hoặc do bạn đang mắc bệnh nào đó trong cơ thể (chẳng hạn như các bệnh về tuyến giáp là một trong những bệnh có thể làm cho bạn vô cùng mệt mỏi).
Vào những ngày "đèn đỏ", do mất đi một lượng máu mà nhiều chị em cũng cảm thấy mệt hơn những ngày bình thường. Đau bụng trong những ngày này cũng là điều bình thường, đó là do lớp niêm mạc bên trong tử cung bong và trôi ra ngoài, có thể bị tắc lại nên gây đau. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng rất nhiều thì cần đi khám xem có bị u bướu hay viêm nhiễm gì không. Đặc biệt, nếu có khối u ở nội mạc tử cung thì thường gây đau bụng nghiêm trọng trong ngày hành kinh. Dị dạng đường sinh dục, cổ tử cung bị chít hẹp, quá nhỏ cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng mỗi lần hành kinh. Bạn nên đi khám chuyên khoa để được điều trị sớm nếu có bệnh.
Bị tê chân, tay hay chuột rút khi ngồi nằm lâu cũng có thể là do tư thế ngồi nằm không đúng làm mạch máu bị chèn ép, cản trở máu lưu thông, khiến các vùng cơ bắp chân tay thiếu máu nuôi. Nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu canxi trong cơ thể. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần ngồi, nằm đúng tư thế, không ép sát đầu gối, nới lỏng để máu lưu thông tốt và nếu bị tê, có thể xoa bóp chân tay. Nếu ngay cả khi ngồi, nằm đúng tư thế mà tình trạng tê, chuột rút tay, chân vẫn xảy ra thì bạn càng nên đi khám để biết mình cần bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết nào nữa.
Ngoài ra, bạn nên nên thường xuyên tập thể dục, vận động và tham gia một môn thể thao nào đó để tăng cường sức khỏe. Bạn cũng nên bố trí lịch sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lý, không nên ngồi làm việc quá lâu trước màn hình vi tính hoặc làm gì đó để tránh chân tay bị tê mỏi, chuột rút.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo VNE
"Quan hệ" trong ngày "đèn đỏ" có tránh thai được không? "Quan hệ" trong những ngày có kinh nguyệt không có tác dụng tránh thai, khả năng có thể vẫn có thể xảy ra với những phụ nữ có chu kì kinh quá ngắn (dưới 20 ngày). Bác sĩ ơi, em kết hôn cách đây 5 tháng. Hôm cưới đúng vào thời điểm những ngày cuối của chu kì "đèn đỏ", thế là vợ...