Đối phó chứng cồn ruột bằng thuốc
Để khắc phục chứng cồn ruột do bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng tái phát, có thể dùng các loại thuốc kháng acid dạ dày, thuốc ức chế bơm proton và thuốc ức chế thụ thể H2 với chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
Tôi năm nay 42 tuổi, tiền sử bị viêm dạ dày, loét hành tá tràng. Dịp Têt vừa qua tôi có ăn nhiều hơn bình thường, nên thời gian gần đây tôi hay bị cồn ruột khi không ăn nhiều nữa. Xin hỏi bác sĩ cồn ruột có phải là triệu chứng của bệnh dạ dày tái phát hay là dư âm của việc ăn nhiều trong dịp Tết? Tôi có thể dùng thuốc gì cho hết cồn cào ruột gan?
Vũ Lê Hân (Đồng Nai)
Cảm giác cồn cào xót ruột hay cồn ruột là một trong những triệu chứng bệnh lý đặc trưng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Dịp Tết vừa rồi bạn ăn uống thất thường và ăn nhiều hơn bình thường, sau đó bị cồn ruột là lẽ đương nhiên. Đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng tái phát kết hợp với ảnh hưởng của việc ăn uống nhiều hơn ngày thường.
Video đang HOT
Để khắc phục chứng cồn ruột do bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng tái phát, có thể dùng các loại thuốc kháng acid dạ dày, thuốc ức chế bơm proton và thuốc ức chế thụ thể H2 với chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc kháng acid dạ dày làm giảm tiết acid dịch vị, giúp giảm chứng ợ nóng, cồn ruột, khó tiêu… Một số hoạt chất có trong thuốc kháng acid dạ dày phổ biến gồm aluminium hydroxide, magnesium carbonate, magnesium trisilicate…
Thuốc ức chế bơm proton cũng giúp làm giảm acid dạ dày do ngăn chặn các vị trí sản xuất acid trong thành tế bào dạ dày. Các nhóm thuốc đang được sử dụng nhiều tại nước ta gồm esomeprazole, omeprazole, rabeprazole…
Thuốc ức chế thụ thể H2 khống chế tình trạng gây dư thừa acid trong dạ dày mặc dù tác dụng không nhanh như nhóm thuốc kháng acid nhưng ảnh hưởng lâu hơn. Nhóm thuốc phổ biến được sử dụng gồm nizatidine, famotidine, cimetidine, ranitidine…
Trong trường hợp cồn ruột không do viêm loét dạ dày – tá tràng, bạn không cần sử dụng thuốc điều trị mà điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt: Ăn uống đúng giờ, không để bụng quá đói hoặc ăn quá no, nhai kỹ thức ăn; không ăn cay, chua, chất mỡ, đồ ngọt; ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa, không uống bia rượu và hút thuốc lá…; và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Nếu tình trạng cồn ruột kéo dài bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để biết chính xác căn nguyên gây cồn ruột và dùng thuốc phù hợp.
Khi nào cần nội soi dạ dày?
Gần đây, tôi thấy khó chịu ở dạ dày, hay ợ nóng, đầy bụng. Bác sĩ tư vấn giùm, tôi có nên nội soi dạ dày để thăm dò, tình huống nào thì nên nội soi dạ dày? Cảm ơn bác sĩ!
Trần Vũ (Hải Dương)
Ảnh minh họa
Nội soi dạ dày được chỉ định thực hiện với các mục đích: Phát hiện và điều trị các bệnh dạ dày, tiêu hóa: loét dạ dày, trào ngược dạ dày, đau thượng vị dạ dày, xuất huyết dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản...
Lấy các dị vật trong đường tiêu hóa; Chẩn đoán, phát hiện vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) trong dạ dày. Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Tầm soát và điều trị các bệnh ung thư và tiền ung thư dạ dày, đại trực tràng...
Người bệnh cần tiến hành nội soi dạ dày khi thấy các triệu chứng bất ổn về đường tiêu hóa như: Đau ở vùng xương ức, vị trí thượng vị dạ dày; Thường xuyên ợ chua, ợ hơi; Có cảm giác bị trào ngược. Chán ăn. Chậm tiêu, đầy hơi. Buồn nôn hoặc nôn, nôn ra máu;
Đi ngoài ra máu; Đau và nóng rát thượng vị dạ dày; Ho liên tục, viêm họng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần; Nuốt đau hoặc khó nuốt, cảm giác vướng ở cổ họng; Sụt cân nhanh chóng, không rõ nguyên nhân; Gia đình có người đã nhiễm vi khuẩn HP...
Anh nên đi khám để có chỉ định làm các xét nghiệm thăm dò cần thiết, chẩn đoán kịp thời và có hướng xử trí phù hợp.
Một triệu chứng có vẻ bình thường nhưng báo động bệnh nguy hiểm ở phụ nữ Thỉnh thoảng cảm thấy khó tiêu, buồn nôn là chuyện bình thường. Tuy nhiên, những triệu chứng phổ biến tưởng như vô hại này cũng thường là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng, đặc biệt nếu xảy ra thường xuyên. Các triệu chứng đau tim biểu hiện qua bệnh dạ dày như buồn nôn, nôn hoặc khó tiêu - đặc biệt gây...