Đối phó chiến tranh mạng Một trong những vấn đề ưu tiên tại IPU-132
Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 dự kiến sẽ diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 28-3 đến ngày 1-4. Một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình IPU 132 là Đại hội đồng sẽ thảo luận, xem xét thông qua Nghị quyết về Chiến tranh mạng – Mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới.
Một trong các lực lượng phòng chống tội phạm công nghệ cao đang thực hiện giám sát an ninh mạng.
Đây là vấn đề đang được nhiều sự quan tâm của các quốc gia, các tổ chức quốc tế bởi nó liên quan trực tiếp đến hòa bình, ổn định và phát triển.
Tại hội thảo “Nghị viện các quốc gia trong việc phòng, chống mối đe dọa của chiến tranh mạng đối với hòa bình, an ninh thế giới” tại Hà Nội mới đây, do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban An ninh – Quốc phòng của Quốc hội Việt Nam tổ chức, ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Bên cạnh những thuận lợi, đóng góp tích cực, hiện nay thế giới đang đứng trước không ít thách thức, nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống cá nhân, nhà nước, xã hội, thậm chí có thể đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình, an ninh thế giới từ mạng internet.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng: “Trong thời gian qua, trên phạm vi quốc tế, đã có không ít cuộc xâm nhập, tấn công trái phép được cho là có tổ chức vào cơ sở hạ tầng thông tin của các quốc gia, tổ chức trên môi trường mạng. Xu thế này ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, khó lường. Tại Việt Nam, vài năm gần đây đã có hàng nghìn trang điện tử bị tấn công có chủ đích, trong đó bao gồm cả các trang thông tin của cơ quan nhà nước, website lớn, báo điện tử… gây thiệt hại nhiều tỷ đồng”.
Ý thức chủ quan của người sử dụng máy tính, vấn đề bảo mật hệ thống mạng lỏng lẻo khiến cho công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng tại Việt Nam tồn tại nhiều bất cập. Thực tế này trở nên đáng lo ngại hơn khi tội phạm mạng ngày càng gia tăng, thậm chí bùng nổ nguy cơ chiến tranh mạng.
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch An ninh mạng, Bkav đánh giá, tấn công mạng sử dụng mã độc không chỉ xảy ra tại các nước phát triển như: Mỹ, Pháp, Đức… mà còn gia tăng ngay tại Việt Nam. Mã độc được ghi nhận trong những cuộc tấn công có chủ đích tại các cơ quan Chính phủ, Quốc hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các viện nghiên cứu, trường đại học… Trong đó, các loại mã độc này khai thác lỗ hổng trong phần mềm soạn thảo văn bản, phát tán qua phần mềm crack…
Ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Sự ra đời, phổ cập và phát triển của mạng internet từ những năm 90 của thế kỷ 20 đến nay đã đẩy tiến trình thông tin hóa của xã hội loài người diễn ra với một tốc độ chưa từng có, tạo thành cuộc cách mạng thông tin và vẫn còn đang tiếp diễn. Trong khoảng 15 năm đầu tiên của thế kỷ 21, số lượng người sử dụng internet trên khắp thế giới đã gia tăng từ 350 triệu lên đến gần 3 tỷ. Từ đó đã hình thành một môi trường mới làm thay đổi cuộc sống của con người, đó là không gian mạng.
Không gian mạng đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội, cuộc sống của con người. Tuy nhiên, điều này cũng làm lên sự phụ thuộc ngày càng lớn của con người vào không gian mạng. Không gian mạng đã trở thành môi trường vừa đem lại nhiều lợi ích to lớn vừa là nơi cạnh tranh, đấu tranh thậm chí cả chiến tranh nhằm đạt được lợi ích kinh tế, chính trị.
Ông Nguyễn Thanh Hải phân tích, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, cá nhân đang phải đối mặt với những mối đe dọa mới từ không gian mạng. Việc hạn chế ảnh hưởng từ những mối đe dọa này đang là một thách thức to lớn với bất kỳ quốc gia nào. Lý do của thách thức to lớn này là do bản chất của không gian mạng là không có biên giới và họ không biết được kẻ thù mình đang phải đối mặt là ai.
Trong bối cảnh như vậy, nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng, việc tổ chức xây dựng và thực thi một chiến lược quốc gia về bảo đảm an toàn thông tin nhằm phòng thủ, chống lại các nguy cơ mất an toàn thông tin một cách chủ động. Việc này được hầu hết các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm, có nhiều điểm chung. Tuy nhiên, mỗi nước khác nhau lại cần có một chiến lược an toàn thông tin phù hợp với thực tế và đặc thù của nước mình.
Video đang HOT
“Song song với việc phòng thủ, chống lại các nguy cơ mất an toàn thông tin một cách chủ động, hầu hết các nước trên thế giới đều thông qua đó để hướng tới một mục đích xa hơn: Đó là bảo vệ chủ quyền quốc gia nói chung, bảo vệ chủ quyền quốc gia trong xã hội thông tin nói riêng”. Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông nói.
Ông Lê Xuân Minh, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50), Bộ Công an đánh giá: Năm 2014, tình hình an ninh mạng trên thế giới diễn biến rất phức tạp, mạng internet được sử dụng như một vũ khí lợi hại trong các cuộc xung đột quân sự giữa các quốc gia trên thế giới.
Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, năm 2014 có đến 7.300 trường hợp các cổng, trang thông tin điện tử tại Việt Nam bị tấn công. Điển hình nhất là đợt tấn công vào hệ thống của VCCorp hồi tháng 10-2014 với hơn 800 máy chủ, gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng đó, báo cáo của Kaspersky Lab đưa ra gần đây cho thấy, Việt Nam đứng đầu top 10 quốc gia có khả năng nhiễm độc trên thế giới, xếp thứ 6 trong top 20 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất, đứng thứ 4/20 nước có nguy cơ bị lây nhiễm online cao nhất thế giới…
Ông cho biết, tại Việt Nam, trong năm qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao đang diễn ra phức tạp với quy mô, tính chất và mức độ nghiêm trọng. Trong đó, nổi lên là tình trạng tội phạm sử dụng công nghệ cao để tấn công hệ thống mạng máy tính của các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân.
Đặc biệt, ông Lê Xuân Minh cho biết, hiện nay tại Việt Nam đã xuất hiện một số loại virut siêu đa hình, khi lây nhiễm, tự động biến đổi, tránh sự phát hiện của các phần mềm diệt virus. Qua công tác nắm tình hình an ninh, an toàn mạng internet, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) đã phát hiện một số phần mềm gián điệp quét, tìm và khai thác các lỗ hổng bảo mật.
“Các phần mềm này đều được điều khiển từ xa, có chức năng lấy mọi thông tin lưu trong máy tính, phá hủy dữ liệu, ghi âm thanh, lấy thông tin mật khẩu, thông tin cá nhân, chụp ảnh màn hình, tự động bật webcam… và gửi tất cả dữ liệu thu được cho đối tượng qua thư điện tử. Các phần mềm này đều hoạt động ngầm trên máy tính, rất khó để có thể phát hiện, kiểm soát cũng như xử lý, khắc phục hậu quả”.
Tại hội thảo này, các chuyên gia trong nước và quốc tế, đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan chuyên môn của các bộ, ngành chức năng, đại biểu Quốc hội bày tỏ sự cần thiết và cấp bách các tổ chức, cơ quan trong nước cần đề cao ý thức về an ninh mạng.
Ngoài ra, sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau là xu thế bắt buộc do mức ảnh hưởng của tội phạm mạng luôn mang tính ảnh hưởng toàn cầu, không riêng từng quốc gia.
Trước nguy cơ chiến trang mạng, với vị trí, vai trò là tổ chức hợp tác liên nghị viện toàn cầu, Đại hội đồng liên minh Nghị viện thế giới IPU lần thứ 130 và 131 đã quyết định Đại hội đồng IPU lần thứ 132 được tổ chức tại Việt Nam sẽ thảo luận, thông qua Nghị quyết về chủ đề “Chiến tranh mạng – Mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới”. Đây là lần đầu tiên vấn đề chiến tranh mạng được đưa ra xem xét, thảo luận ở một tổ chức toàn cầu.
* Tại Hoa Kỳ, an toàn trong không gian mạng được coi là một trong những yếu tố cốt lõi để phát triển kinh tế, xã hội; tăng cường sức mạnh bảo vệ quốc gia. Tuy nhiên, họ cũng nhận thức được các mối đe dọa từ không gian mạng là những thách thức nghiêm trọng nhất đối với an ninh quốc gia và phát triển kinh tế của đất nước. Hoa Kỳ đã xây dựng “Chiến lược quốc tế không gian mạng”, trong đó trình bày về một tầm nhìn tương lai và sự phát triển của không gian mạng. Bên cạnh đó Mỹ cũng đã xây dựng chiến lược cho một số lĩnh vực cụ thể như: “Chiến lược quốc phòng cho hoạt động trong không gian mạng” và “Chiến lược an toàn mạng cho các Doanh nghiệp nội địa”, nhằm tạo ra một không gian mạng mang lại đổi mới và bảo vệ các quyền tự do của công dân.
* Tại Hàn Quốc, “Quy hoạch tổng thể an toàn mạng quốc gia” được xây dựng vào tháng 8-2011. Quy hoạch này chỉ rõ vai trò các cơ quan chính phủ có liên quan trong việc xây dựng một hệ thống để xử lý các mối đe dọa từ không gian mạng ở cấp độ quốc gia. Quy hoạch này được xây dựng dựa trên cơ sở nhận thức được các cuộc tấn công từ không gian mạng đã trở thành một mối đe dọa cho quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người dân và an ninh quốc gia.
Theo Nhân Dân
Triều Tiên sẽ thắng nếu có chiến tranh mạng?
Đơn vị 121 của Triều Tiên mạnh tới đâu? Nếu thực sự có chiến tranh mạng, tại sao có thể nói Triều Tiên nắm giữ nhiều lợi thế hơn Mỹ?
Chủ tịch Kim Jong-un sử dụng máy tính - Ảnh: AFP
Ngày 22.12, tờ USA Today dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết Mỹ "không tham gia cuộc chiến tranh mạng với Triều Tiên". Đó có thể là lời trấn an sau những mâu thuẫn giữa Nhà Trắng và Bình Nhưỡng quanh các diễn biến trên mạng gần đây.
Trước đó, Mỹ cáo buộc Triều Tiên tấn công mạng Sony vì bộ phim có nội dung ám sát lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Obama tuyên bố sẽ "đáp trả" Bình Nhưỡng. Không lâu sau tuyên bố "đáp trả" của ông chủ Nhà Trắng, mạng của Triều Tiên bị sập hoàn toàn trong hơn 9 giờ đồng hồ.
Sức mạnh không gian mạng của Triều Tiên
Với một đất nước chỉ cấp hơn 1.000 địa chỉ giao thức internet (IP) và đa phần... mù công nghệ, thì sức mạnh về mạng internet của Triều Tiên tới đâu? Câu trả lời là: Rất đáng sợ.
Vài ngày nay báo chí thế giới đã nhắc nhiều đến một lực lượng có tên Đơn vị 121, được mô tả là đội "chiến binh mạng" hùng hậu từ 1.000-3.000 người, được đào tạo bài bản từ nhỏ, chuyên nhiệm vụ đánh cắp thông tin trên khắp thế giới. Lực lượng này "lớn thứ 3 thế giới", chỉ sau Nga và Mỹ, theo Reuters.
Simon Choi, một nhà nghiên cứu bảo mật cao cấp tại công ty chống virus Hauri Inc. ở Seoul, cho biết tin tặc Triều Tiên đã mài dũa kỹ năng của họ từ các cuộc tấn công khác nhau ở Hàn Quốc.
Triều Tiên sẽ thắng nếu có chiến tranh mạng? - Ảnh: AFP
Điều này được chính người Hàn Quốc kiểm chứng. Họ cáo buộc Triều Tiên đứng sau hàng loạt cuộc tấn công mạng vào Seoul suốt gần 10 năm qua, đặc biệt là 6 vụ quy mô lớn từ năm 2007.
Theo đó Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên xâm nhập hệ thống máy tính của doanh nghiệp và chính phủ nước này. Trong đó, đáng chú ý một ngân hàng ở Hàn Quốc đã tê liệt bộ phận xử lý trực tuyến suốt 2 tuần liền. Năm 2013, có tới 48.000 máy tính và máy chủ bị tấn công ở Hàn Quốc, đóng băng mọi thông tin trong 2-5 ngày.
Trước mọi cáo buộc, Triều Tiên chưa bao giờ thừa nhận họ đào tạo lực lượng "chiến binh mạng", cũng như không chịu trách nhiệm trong bất kỳ cuộc tấn công mạng nào.
Không có gì nhiều để mất
Sau vụ tin tặc tấn công Sony và sự cố mất kết nối bí ẩn của Triều Tiên, các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ hay Nhật Bản đều lập tức đánh động tập trung cho các cơ quan an ninh mạng. Họ lo ngại nếu Triều Tiên và Mỹ bước vào cuộc chiến tranh mạng, nó sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn chung.
Tạp chí The Week ngày 23.12 có bài viết nói rằng "Mỹ sẽ là khờ khạo nếu chiến tranh mạng với Triều Tiên". Dù có thể Internet ở Mỹ phát triển hơn, nhưng thiệt hại vẫn sẽ lớn hơn.
Thứ nhất, Vox Media từng dẫn thông tin cho rằng Mỹ có cả tỉ địa chỉ IP, so với chỉ hơn 1.000 của Triều Tiên. Điều đó nói lên rằng Mỹ có quá nhiều thứ để lo, vì nước này phải bảo vệ một lượng người dùng và thông tin quá lớn.
Sẽ không khôn ngoan nếu Mỹ chiến tranh mạng với Triều Tiên - Ảnh: Reuters
Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với Hàn Quốc. Tờ New York Post cho rằng Hàn Quốc đã phụ thuộc quá nhiều vào Internet cho toàn bộ các hoạt động của họ. Một khi "chiến sự" nổ ra, Triều Tiên chỉ tổn tại một số ít vì họ đơn giản có quá ít người dùng internet, còn Hàn Quốc sẽ rối loạn cả xã hội.
Thứ hai, trong một diễn biến đáng chú ý, trang presstv.ir cho biết Mỹ đã gây áp lực lên Nga và Trung Quốc về vấn đề tấn công mạng của Triều Tiên theo cáo buộc. Theo đó, các "chiến binh mạng" của Bình Nhưỡng được đào tạo, tu nghiệp tại Nga vàTrung Quốc hằng năm.
Phát biểu trên Fox News hôm 24.12, Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ Ed Royce cho rằng: "Triều Tiên, nhằm mục đích bồi bổ kiến thức chuyên môn, đã gửi các tin tặc trẻ tuổi sang Moscow. Trong quá khứ, số lượng này đổ tới Bắc Kinh".
Trong khi Nga và Mỹ có những bất đồng rõ ràng về chính trị, kinh tế, vừa qua có tin kẻ tấn công mạng Sony đã sử dụng IP ở Trung Quốc. Xem ra, Mỹ sẽ không đơn phương đấu với Triều Tiên...
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Mỹ tiến hành chiến tranh mạng với Nhà nước Hồi giáo Washington hôm qua kêu gọi mở rộng cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo trên Internet, ngăn chặn nỗ lực tuyển mộ trực tuyến, thúc đẩy hận thù sắc tộc của nhóm khủng bố này. Xe quân sự bọc thép của quân đội Iraq trong đợt điều động tăng cường để đối phó với Nhà nước Hồi giáo tại Jurf al-Sakhar, phía nam...