Đòi nợ thuê: Phải ăn mặc lịch sự, không mặc như “xã hội đen”
Đây là một trong những quy định được nêu tại dự thảo Nghị định về về kinh doanh dịch vụ đòi nợ do Bộ Tài chính soạn thảo và đang lấy ý kiến rộng rãi. Mặc dù quy mô tín dụng đen ở Việt Nam rơi vào con số khoảng 50 tỷ USD (năm 2013) nhưng theo thống kê báo cáo lên Bộ Tài chính thì số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đang ngày càng thu hẹp, đa số kinh doanh không có lãi.
Có tình trạng khủng bố, bắt cóc tống tiền
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong đó quy định: chỉ những doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện về giấy phép hành nghề và được chứng nhận đảm bảo an ninh, trật tự mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ.
Sắp tới, các doanh nghiệp “đòi nợ thuê” sẽ không được sử dụng nhân viên đòi nợ theo kiểu xã hội đen để uy hiếp con nợ
Dự thảo của nghị định này nghiêm cấm các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hoạt động, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản và các quyền dân sự khác của khách nợ, chủ nợ và tổ chức, cá nhân khác liên quan.
Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải cấp thẻ nhân viên cho người lao động. Trên thẻ phải có ảnh, ghi rõ họ tên, chức vụ của người được giao nhiệm vụ và có dấu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phải cấp trang phục cho nhân viên với mẫu thiết kế nhất định và thông báo với cơ quan công an có thẩm quyền, chính quyền địa phương về việc sử dụng trang phục này. Trong trường hợp kết thúc hợp đồng lao động với người lao động, doanh nghiệp phải thu hồi lại trang phục, thẻ nhân viên đã cấp.
Video đang HOT
Và cũng như những doanh nghiệp hoạt động hợp pháp khác, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; thực hiện chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán, báo cáo theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp.
Một điểm khá thú vị nêu tại dự thảo nghị định này đó là yêu cầu nhân viên của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khi thực hiện các hoạt động đòi nợ “phải mặc trang phục, đeo thẻ nhân viên và có giấy giới thiệu”.
Theo dự thảo tờ trình của Bộ Tài chính lên Chính phủ về nghị định này, do tính chất nhạy cảm của hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ nên trên thực tế, hoạt động của các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt còn xảy ra các vi phạm về an ninh, trật tự.
Cụ thể, vẫn còn tồn tại những sai phạm liên quan đến an ninh trật tự như vụ Công ty Tai Ga (trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) đòi nợ có hành vi “khủng bố”, nhân viên Chi nhánh công ty Công Lý (cùng địa bàn) có hành vi câu kết với các đối tượng xã hội đen để bắt cóc, tống tiền để đòi nợ…
Hiện Việt Nam chưa có một thống kê chính thức về các khoản vay tín dụng đen, tín dụng ngầm nhưng theo ước tính được Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố năm 2013, cho vay tín dụng đen thời điểm đó tương đương khoảng 30% tổng tín dụng thực do hệ thống ngân hàng cung cấp, hay nói cách khác, quy mô tín dụng đen ở Việt Nam rơi vào con số khoảng 50 tỷ USD.
Kinh doanh thu hẹp, đa số không có lãi
Mới đây, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo của 43/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn cũng như những khó khăn, vướng mắc về chính sách đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Theo đó, đến hết năm 2015, cả nước chỉ có 3 tỉnh, thành phố có doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ còn hoạt động (riêng Hà Nội chỉ có ý kiến tham gia với dự thảo Nghị định, chưa có báo cáo số liệu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đang hoạt động trên địa bàn thành phố).
Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận an ninh, trật tự cho 34 cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Trong quá trình hoạt động, 18 cơ sở đã ngừng và tạm ngừng hoạt động do kinh doanh không hiệu quả, khó khăn về nhân sự, thu hồi mặt bằng… Còn lại 16 cơ sở đang hoạt động gồm: 9 công ty cổ phần, 5 công ty trách nhiệm hữu hạn, 2 chi nhánh với tổng số lao động là 239 người.
Thành Phố Đà Nẵng có 4 doanh nghiệp với tổng số vốn điều lệ là 6,5 tỷ đồng. Tỉnh An Giang có 1 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ còn hoạt động.
Trong những năm qua, một số tỉnh, thành phố khác như Hải Phòng, Nghệ An, Hải Dương, Tiền Giang, Sóc Trăng, Khánh Hòa… đã có doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhưng nay không còn hoạt động. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ ngày càng thu hẹp. Về kết quả kinh doanh, đa số các doanh nghiệp kinh doanh không có lãi.
Theo nhận định của Bộ Tài chính, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã dần đi vào nề nếp, các doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật, công khai minh bạch các hoạt động nhận nợ, thu hồi nợ và đã hạn chế bớt các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ không đủ tiêu chuẩn và hoạt động theo kiểu “xã hội đen”. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp đạt thấp vì đây là ngành nghề đặc thù, còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, trình độ quản lý, nghiệp vụ thu hồi nợ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thấp.
Bích Diệp
Theo Dantri
Phân khúc thi thể người, rải trước trụ sở chính quyền Mexico
Ba thi thể người bị phân khúc được bọc trong các túi đựng rác rải ngay phía trước trụ sở chính quyền bang Guerrero, Mexico trong khi các thùng lạnh chứa đầu người được phát hiện ở gần đó khiến nhiều người ớn lạnh.
Cảnh sát Mexico đứng trước tòa nhà chính quyền bang Guerrero ở thành phố Chilpancingo
Cảnh sát địa phương cho biết, những thi thể người bị phân khúc được phát hiện vào sáng Chủ nhật (14.8) theo giờ địa phương ở Chilpancingo, thủ phủ bang Guerrero. Sau đó cùng ngày, 3 thùng lạnh chứa đầu người được tìm thấy ở trước một tòa nhà khác gần đó. Mỗi thùng lạnh chứa vài đầu người bên trong. Cảnh sát vẫn chưa xác định được danh tính của các nạn nhân. Giới chức trách cho rằng, sự việc trên có liên quan đến một cuộc chiến băng đảng đẫm máu.
Theo đó, một băng đảng tội phạm khét tiếng được gọi là Los Jefes, hay The Boss (Ông chủ) bị nghi là đã vứt thi thể và đầu các nạn nhân bị chúng giết hại ở trước trụ sở chính quyền bang Guerrero.
Theo một nguồn tin cảnh sát, một thùng lạnh có đính kèm ghi chú với lời đe dọa được gửi tới các băng đảng tội phạm chuyên tống tiền, cướp xe địa phương.
Bang Guerrero vốn chìm trong bạo lực do các băng đảng ma túy gây nên. Một trong những vụ việc đáng chú ý gần đây là vụ 43 sinh viên biết mất bí ẩn ở Guerrero năm 2014 bất ngờ có lời giải. Theo đó, 43 sinh viên này hóa ra đã bị cảnh sát bắt cóc, rồi bị giao cho một băng đảng xã hội đen địa phương và cuối cùng bị sát hại.
Triệu phú kiêm thị trưởng của Iguala, José Luis Abarca Velázquez và vợ ông này Maria de los Angeles Pineda Villa đã bị bắt giữ vì có dính líu đến vụ việc. Các nhà điều tra độc lập vợ chồng ông José Luis Abarca Velázquez đã trực tiếp ra lệnh bắt cóc và giết hại các sinh viên, những người vừa tham gia vào cuộc biểu tình chống lại chính quyền địa phương.
Theo Danviet
Đã xác định nghi can chém lìa tay thanh niên ở Sài Gòn Nguồn tin của PV xác nhận, công an đã xác định được nghi can gây ra vụ chém đứt lìa bàn tay nam thanh niên trên phố Sài Gòn. Liên quan đến vụ "Chém người đứt lìa tay như phim xã hội đen ở Sài Gòn" xảy ra đêm 6/3 trước cây xăng Biên Khoa, đường Phạm Văn Chiêu, P.14, Q.Gò Vấp như...