Đòi nợ thuê giả danh cảnh sát hình sự tống tiền người thuê
Tình cờ đem chuyện bị thiếu nợ kể với một người thanh niên ông Lê Văn Sáu (53 tuổi, tạm trú phường 1, quận 10, TP.HCM) được người này nhận lời đòi nợ giúp.
Giả danh công an hình sự tống tiền người đòi nợ
Không đòi được nợ còn mất thêm tiền vì nhờ đòi nợ thuê
Vụ án mạo danh công an cưỡng đoạt tài sản trên đang được công an quận 10 tiếp tục mở rộng điều tra đồng thời truy bắt các đối tượng còn lẩn trốn. Hai thủ phạm trong vụ án là Hà Ngọc Thanh Trà (tức Lượm, 42 tuổi, ngụ quận 11) và Nguyễn Thanh Liêm (39 tuổi, ngụ quận 10). Nạn nhân trong vụ án là ông Lê Văn Sáu, tài xế kiêm tiểu thương kinh doanh tại khu du lịch Suối Tiên.
Đầu đuôi sự việc bắt nguồn từ khoản nợ nhiều năm trước ông Sáu chưa đòi được. Cụ thể, hồi năm 2010, ông Sáu hùn vốn nhận thầu thanh lý kho bãi với ông Nguyễn Văn Be tại quận 6. Tuy nhiên sau đó ông Be ôm cả vốn lẫn lãi mà không chia cho ông Sáu. Ông Sáu nhiều lần tìm “đối tác” đòi lại tiền vốn hùn góp 228 triệu đồng nhưng đều bị tránh mặt, chây ì. Nhiều năm trôi qua, ông Sáu ấm ức bởi bị mất “cả chì lẫn chài”. Một ngày giữa tháng 6/2013, trong lúc đang đỗ xe ghé quán cà phê uống nước, ông Sáu bắt chuyện làm quen với Trà, kể chuyện mình bị thiếu nợ. Ngay lập tức, Trà nói sẽ đòi giúp ông Sáu 228 triệu đồng với điều kiện chia đôi 50/50.
Video đang HOT
Ông Sáu trình bày, khi nhờ đòi nợ đã căn dặn kĩ “phải đòi tiền theo đúng pháp luật, không được đánh đập người ta”. Trà chấp nhận, đề xuất ngay với ông Sáu cho tạm ứng ít tiền xăng xe đi lại. “Tôi đưa cho Trà 3 lần, tổng cộng 20 triệu đồng chi phí đi lại. Hai bên thoả thuận khi nào lấy được tiền sẽ trừ 20 triệu vào phần chia 50/50″, ông Sáu thuật lại.
Tuy nhiên theo điều tra của công an, số tiền này lại được đưa khi ông Sáu được Trà thông báo đàn em đã đánh đập con nợ gây thương tích ở Bình Dương và bị công an bắt giữ. Trà nói cần tiền lo liệu chođàn em ra khỏi trại giam. Trà đã gây áp lực với ông Sáu bằng cách gọi điện thông báo rằng công an khám xét đã tìm thấy khẩu súng trong cốp xe một đàn em của hắn. Nếu ông Sáu không chi 20 triệu “chạy tội” sẽ bị dính líu đến pháp luật.
Sau khi giao 20 triệu, biết mình dính phải bọn giang hồ, phần khác muốn lặng lẽ chấm dứt mọi chuyện nên ông Sáu đã thẳng thừng tuyến bố với Trà: “Không cần đòi tiền nữa, coi như tôi mất của”.
Được nước lấn tới, mạo danh công an tống tiền người thuê đòi nợ
Bẵng đi một thời gian, đến đầu tháng 5/2014 vừa qua, ông Sáu nhận được điện thoại từ số máy lạ của một người nam giới thiệu tên Tuân, cán bộ công an hình sự thuộc phòng PC 14 Công an tỉnh Bình Dương (dù PC14 nay không còn nữa, đã thay đổi tên gọi thành PC45 – PV). Người tự xưng công an này cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng chuyên đòi nợ thuê trong băng nhóm của Trà, hiện đang tiếp tục điều tra và yêu cầu ông Sáu hợp tác làm rõ. Qua điện thoại, anh “công an” khéo léo ngầm bảo ông Sáu có dính líu đến pháp luật do thuê giang hồ đòi nợ. Đặc biệt công an đã tìm thấy súng trong cốp xe đàn em của Trà, tội trạng có thể nghiêm trọng. Kết thúc buổi trò chuyện, “anh công an” ra điều kiện ông Sáu phải đưa cho mình 100 triệu sẽ điều chỉnh hồ sơ vụ án theo hướng đổ hết tội cho Trà, ông Sáu không liên quan gì.
Bản thân lại thực sự nhờ Trà đòi nợ thật nên ông Sáu hoảng loạn lo sợ, đề nghị với “anh công an” giao tiền thành 2 lần, sẽ đưa trước 40 triệu đồng, khi nào mọi việc xong xuôi sẽ đưa tiếp 60 triệu đồng còn lại. “Anh côngan” đồng ý và thỏa thuận địa điểm giao nhận tiền trên đường 3/2 (quận 10). Vào ngày 16/5, ông Sáu mang theo 40 triệu đồng chạy xe máy đứng đợi trên đường 3/2 và giao số tiền 40 triệu đồng cho người đàn ông xưng là cán bộ công an tỉnh Bình Dương. Nhận tiền xong, “anh công an” lên xe bỏ đi cùng một phụ nữ. Giao tiền xong, ông Sáu thấy nghi vấn đã làm đơn tố giác gửi lên công an TP.HCM.
Theo tường trình của ông Sáu, kẻ nhận tiền của mình đi cùng với một phụ nữ trên xe máy hiệu AirBlade BKS 59U1-48303. Mấy ngày sau đó, ông Sáu liên tục nhận được điện thoại, tin nhắn từ 10 số điện thoại lạ đều chung nội dung đe dọa, bắt buộc ông phải đưa nốt số tiền 60 triệu “chạy án” còn lại. Nhiều lần ông Sáu không nghe máy, đi làm về liền thấy tờ giấy lạ nhét vào nhà. Nội dung đề nghị ông Sáu “liên hệ gấp với anh Khải, công an PC16 để giải quyết vụ việc có liên quan trực tiếp đến mình. Muốn gặp hay không tuỳ anh, vì đây là quyền lợi của anh, vì đây là công việc gấp lắm, không còn thời gian nữa”.
Liên tục những ngày sau đó, ông Sáu không ngừng nhận được cuộc gọi, tin nhắn đe đập phá n h à cửa đến tính mạng. Đặc biệt, lúc 22h ngày 18/5, khi ông Sáu và vợ đi dự đám cưới về thì nhìn thấy 1 nam 1 nữ, trong đó có người đã lấy của ông 40 triệu đồng trên đường 3/2 trước đó đứng đối diện nhà. Đảo mắt nhìn sang quán cà phê sát vách, ông Sáu thấy có thêm 4 thanh niên nữa ngồi ngó nghiêng. Đoán biết có thể xảy ra chuyện không hay, ông không dừng xe vào nhà mà chạy thẳng ra ngõ, tấp vào chỗ vắng gọi điện trình báo lên công an quận 10. Ngay lập tức, lực lượng trinh sát, dân phòng xuống hiện trường nắm tình hình. Thấy động, nhóm đối tượng bỏ chạy, trinh sát đã bắt giữ được 2 đối tượng Trà và Liêm sau khoảng 2km rượt đuổi.
Tại cơ quan công an, Trà khai có nhận lời đòi nợ thuê cho ông Sáu nhưng sau đó không tìm được con nợ, lại đang túng quẫn đã quay lại vòi tiền “đối tác”. Thấy ông Sáu lo lắng, Trà đem chuyện kể với Liêm, cả hai lên kế hoạch giả danh công an uy hiếp, cưỡng đoạt tài sản ông Sáu. Liêm chính là người tự xưng “công an hình sự tỉnh Bình Dương”.
“Tôi khuyên mọi người không nên dính dáng đến những đối tượng này để rồi tiền mất tật mang”, nạn nhân vụ án chia sẻ. Hiện công an quận 10 đang hoàn tất hồ sơ khởi tố vụ án, đồng thời truy bắt những đối tượng bỏ trốn.
Theo Xahoi
Hậu Giang: Lừa đảo, một cán bộ Ủy ban MTTQ bị bắt
Chiều 29/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, vừa khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng đối với bà Trần Thị Kim Tỵ, Ủy viên Thường trực UBMTTQVN TP.Vị Thanh (Hậu Giang) về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Đối tượng Trần Thị Kim Tỵ
Trước đó, tháng 2/2014, Công an Hậu Giang nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Xuân Đào (ngụ phường 1, TP.Vị Thanh, Hậu Giang) tố cáo bà Trần Thị Kim Tỵ (37 tuổi, ngụ phường 3, TP Vị Thanh) Ủy viên Thường trực UBMTTQ TP Vị Thanh, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đơn tố cáo của bà Đào, bà Tỵ mời bà Đào hùn vốn làm ăn dưới hình thức đáo hạn ngân hàng. Cứ 1 triệu đồng, bà Đào nhận được 3.000đ/ngày. Thời gian mỗi lần giao dịch là 5 ngày (từ thứ Hai đến thứ Sáu). Ngoài hình thức đáo hạn ngân hàng, bà Đào còn đưa tiền cho bà Tỵ góp vốn đấu thầu công trình.
Việc làm ăn bắt đầu từ tháng 11/2012 đến 24/1/2014 với tổng số tiền cả vốn và lãi khoảng 34 tỉ đồng. Trong đó, tiền vốn bà Đào đã đưa cho bà Tỵ khoảng 19,6 tỉ đồng, có ghi biên nhận và chuyển khoản ngân hàng là 11,8 tỉ đồng. Số tiền đưa bằng tiền mặt không có biên nhận khoảng 7,8 tỉ đồng. Theo bà Đào, lý do không có biên nhận là do làm ăn với nhau lâu ngày nên tin tưởng mà không làm biên nhận. Còn tiền lãi khoảng 14 tỉ đồng.
Đáng chú ý, bà Tỵ còn cho biết việc đáo hạn ngân hàng và đấu thầu công trình là cùng làm với bà Trương Ánh Nguyệt, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường 4, TP Vị Thanh (Hậu Giang). Cũng theo bà Đào, trong khoảng thời gian đầu "làm ăn", bà Tỵ rất uy tín.
Tuy nhiên, cho đến lần giao dịch cuối cùng vào ngày 24/1/2014, bà Tỵ hứa đến ngày 10/2/2014 sẽ rút tiền ra trả cho bà Đào để bà Đào hoàn trả lại cho những người bà đã vay vốn. Đến hẹn, bà Tỵ không thực hiện đúng lời hứa và giải thích là do đầu năm nên ngân hàng chưa giải ngân kịp và viện nhiều lý do vô lý khác...
Ngày 14/2/2014 bà Đào làm đơn gửi Công an TP Vị Thanh, tố cáo bà Tỵ chiếm đoạt số tiền trên. Đến ngày 16/2/2014, bà Tỵ đến nhà bà Đào xác nhận số tiền vốn đã nhận là 14,550 tỉ đồng.
Hiện vụ việc được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang điều tra mở rộng.
Theo Khampha
TPHCM: "Đánh úp" biệt thự, bắt giữ "trùm" số đề "Đánh úp" căn biệt thự sang trọng, kín cổng cao tường, trang bị hệ thống camera hiện đại của Thắng ở phường Thảo Điền, quận 2, công an bắt giữ ông trùm số đề này cùng 1 đàn em đang nhận phơi qua máy fax từ các quận huyện trên địa bàn thành phố chuyển về với giá trị lên đến hàng chục...