Đòi nợ kiểu… xã hội đen
Ngày 22-8, CAH Đan Phượng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Như Hùng, SN 1985, ở cụm 8 xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội để tiếp tục điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản.
Đối tượng Hùng – chủ mưu của vụ án
Đối tượng Đức tại cơ quan công an
Đối tượng Định
Cùng toàn bộ số hung khí mà nhóm côn đồ dùng để đòi nợ
Muốn đòi khoản nợ 100 triệu đồng của ông Đỗ Văn Thế (SN 1965 trú tại thôn 7 Hồng Hà, Đan Phượng), Phạm Như Hùng (SN 1985, ở cụm 8 xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng) đã rủ đám bạn mang theo hung khí đến nhà con nợ để dằn mặt. Hùng một mình đến nhà con nợ giục nợ thế nhưng không nhận được kết quả.
16h ngày 6-8, Hùng mang theo 1 dao tự chế và rủ Phạm Như Định (SN 1989); Phạm Như Quang (SN 1990); Nguyễn Văn Đức (SN 1988) đều trú tại Hồng Hà, đi cùng để đòi nợ. Cả bọn khi đi đã mang theo nhiều dao kiếm với ý đồ dùng hung khí để đe dọa ông Thế phải trả nợ. Cả nhóm vào nhà con nợ để đòi tiền thì giữa hai bên đã xảy ra cự cãi.
Cầm đầu cả nhóm lại thấy vợ ông Thế có ý xin khất nợ, Hùng liền lao vào bóp cổ và tát vào mặt chị này. Đúng lúc này con trai của ông Thế là Đỗ Tuấn Anh (SN 1990) về nhà và cũng tham gia vào cuộc cãi cọ với các đối tượng trong nhóm của Hùng.
Tức tối vì không đòi được nợ, đối tượng Hùng đã dùng dao mang theo sẵn chém một nhát vào vai của Tuấn Anh gây thương tích.
Video đang HOT
Ngay sau khi nhận được tin trình báo, công an xã Trung Châu được sự phối hợp từ người dân xung quanh nhanh chóng đến nhà ông Thế và bắt được đối tượng Đức, lợi dụng lúc hỗn loạn các đối tượng đã tẩu thoát. Chỉ vài tiếng sau khi xảy ra vụ việc, tổ công tác do Trung tá Nguyễn Duy Sáng đã bắt giữ được Hùng khi đối tượng đang lẩn trốn ở một địa điểm gần nhà hắn.
(Thông tin chi tiết về vụ việc trên mời bạn đọc đón xem ở số báo An ninh thủ đô ra ngày 23-8)
Theo ANTD
Hai mẹ con cùng lĩnh án vì "chế" mì chính giả
Biết mẹ mua mì chính đóng bao của Trung Quốc về đóng gói lại bằng bao bì giả nhãn mác của Ajinomoto, Miwon, con gái vẫn nhập hàng về bán ở sạp tạp hóa của mình. Mới thu lời được hơn 100.00đ, 2 mẹ con đã cũng lĩnh án.
Ngày 18/4, 2 mẹ con Nguyễn Thị Hà (SN 1970) và Đỗ Thị Phương Loan (SN 1988), cùng trú tại xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội, bị TAND thành phố đưa ra xét xử về tội "sản xuất buôn bán hàng giả là thực phẩm", theo điều 157 BLHS.
Cáo trạng vụ án thể hiện, sáng sớm ngày 12/1/2011, tổ công tác phòng PC46 - CA Hà Nội phát hiện Đỗ Văn Chính (trú tại đội 2 Thượng Mỗ) và con gái Đỗ Phương Huyền chở trên xe ô tô 26 gói bột ngọt nhãn hiệu Ajinomoto (20 gói loại 454g và 6 gói loại 1kg) không rõ nguồn gốc, nghi là giả. Huyền khai số bột ngọt trên lấy từ nhà mẹ đẻ là Nguyễn Thị Hà.
Cùng ngày, tổ công tác kiểm tra gian hàng của Đỗ Thị Phương Loan (chị ruột của Huyền) tại chợ Phùng, huyện Đan Phượng phát hiện 20 gói bột ngọt tương tự (1 gói loại 1kg, 1 gói 454g, 10 gói 100g).
Hai mẹ con cùng lĩnh án vì hơn 100.000đ thu lời.
Khám xét chỗ ở bà Nguyễn Thị Hà (mẹ đẻ Loan và Huyền) thu giữ hơn 500 gói bột ngọt thành phẩm nhãn hiệu Ajinomoto và Miwon, hàng nghìn vỏ bao bì, 2 bao bột ngọt đã sang chiết dở, máy hàn miệng túi.
2 mẹ con Nguyễn Thị Hà, 41 tuổi và Đỗ Thị Phương Loan, 23 tuổi bị khởi tố, tạm giam đề điều tra về tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm.
Tại CQĐT và tại phiên tòa, 2 mẹ con bị cáo đã khai nhận, từ tháng 4/2010, Nguyễn Thị Hà bắt đầu mua bột ngọt Ajinomoto và Miwon của một người nam giới không quen biết. Mỗi lần bị cáo mua của người này khoảng 20 gói bột ngọt Ajinomoto và Miwon các loại. Khi mua, bị cáo không biết số bột ngọt là giả.
Sau đó, khoảng tháng 10/2010, theo hướng dẫn của người bán hàng về việc sản xuất bột ngọt giả nhãn hiệu Ajinomoto và Miwon, bà Hà bắt đầu đi mua các bao bột ngọt mang nhãn mác Trung Quốc loại 25kg với giá 900 nghìn đồng/bao và vỏ túi nilon nhãn hiệu Ajinomoto và Miwon các loại.
Sau khi mua được bột ngọt mang nhãn mác Trung Quốc và vỏ túi nilon mang nhãn hiệu Ajinomoto và Miwon, bị cáo đã tự sang bao, đóng gói vào các vỏ bao loại 1kg, 454g, 100g rồi dùng máy ép dán nilon thành phẩm, sau đó đem đi tiêu thụ. Việc mua bột ngọt nhãn mác Trung Quốc cùng vỏ bao rồi sang bao đóng gói giả bột ngọt Ajinomoto và Miwon thực hiện tại chỗ ở của Hà, ở Đội 2, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Đến khi bị bắt, bị cáo khai đã làm 460 gói bột ngọt giả nhãn hiệu Ajinomoto và 400 gói bột ngọt Miwon (loại 100g). Số hàng giả nêu trên được mang bán lẻ tại chợ Cầu, xã Thọ An, huyện Đan Phượng cho người dân đi chợ hằng ngày và bán bột ngọt giả nhãn hiệu Ajinomoto cho con gái Đỗ Thị Phương Loan đem bán lẻ tại chợ Phùng.
Trị giá số bột ngọt giả do Hà sản xuất được xác định là 12 triệu đồng, số hàng do Loan tiêu thụ được giá 1,4 triệu đồng.
Loan biện minh, bắt đầu lấy bột ngọt của mẹ từ tháng 5/2010 nhưng không biết là hàng giả. Tháng 10/2010 đến nhà mẹ đẻ chơi, mục sở thị quy trình sản xuất, Loan đã hiểu mẹ làm hàng giả nhưng vẫn mua đi bán lại kiếm lời.
Đỗ Văn Chính và Đỗ Thị Phương Huyền khai không biết việc "chế" bột ngọt của vợ và mẹ. Quá trình điều tra cũng không đủ căn cứ kết luận ý thức chủ quan về việc 2 bố con mang giao hàng giả đi tiêu thụ cho vợ và mẹ nên chỉ xử lý hành chính.
Sau khi xem xét, kết luận Nguyễn Thị Hà sản xuất, mua bán 860 gói bột ngọt Ajinomoto, Miwon giả thu 83.300đ, Đỗ Thị Phương Loan tiêu thị 140 gói bột ngọt giả do Hà cung cấp, thu lời 40.000đ, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Hà 30 tháng tù, Loan 24 tháng tù cho hưởng án treo.
Theo Dân Trí