Đời như phim của ‘Đóa hồng dân chủ’ Myanmar Aung San Suu Kyi
Nếu nói bà Aung San Suu Kyi sinh ra để làm chính khách cũng không sai, bởi bà là ‘con nhà nòi’
Cuộc đời riêng của bà Aung San Suu Kyi – thủ lĩnh Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đối lập vừa giành số ghế áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử lịch sử đầu tiên của Myamar ngày 8/11 vừa qua – không khác gì một cuốn phim.
Bà Aung San Suu Kyi – thủ lĩnh Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD)
2 tuổi đã mất cha
Nếu nói bà Aung San Suu Kyi sinh ra để làm chính khách cũng không sai, bởi bà là “con nhà nòi”. Cha bà là tướng Aung San – người vẫn được Myamar xem như người anh hùng vĩ đại vì đã có công lớn trong việc giải phóng Myamar khỏi ách thống trị của thực dân Anh và phát xít Nhật, đưa nước này trở thành một quốc gia độc lập.
Tuy nhiên, ngày 19/7/1947, tướng Aung San và một số nhà lãnh đạo đòi độc lập khác bị ám sát. Khi đó, tướng Aung San mới 32 tuổi còn cô con gái út Suu (tên thân mật của bà Aung San Suu Kyi) mới lên 2. Đột ngột mất chồng, bao kỳ vọng và tình thương yêu bà Aung San dồn hết cho 3 đứa con, đặc biệt là cô con gái út duy nhất, bé bỏng thơ dại nhất.
Cô bé Suu chưa thể hiểu hết được sự mất mát ấy nhưng mẹ của cô – bà Khin Kyi – cũng là một nhân vật chính trị tên tuổi, một nhân vật rất được kính trọng trong chính giới Myamar (từng làm đại sứ Myamar tại Ấn Độ) thì quyết chí nuôi dạy Suu để làm sao con gái bà có thể nhận thức được những gì tướng Aung San chồng bà đã làm và đang làm dang dở.
Mẹ làm quan chức ngoại giao nên hầu hết tuổi thơ và cả thời trẻ của Suu là ở nước ngoài (năm 1964, vừa tròn 19 tuổi, Suu được mẹ gửi đi Anh học để nghiên cứu về Chính trị, Triết học và Kinh tế học tại Oxford với kỳ vọng sẽ có một ngày nốt gót sự nghiệp chính trị của cha mình). Có lẽ hiểu được tình thương yêu lớn lao mẹ dành cho mình nên về sau này khi trở thành một thiếu nữ, với Suu, bà Khin Kyi không chỉ là một người mẹ mà còn là một “thần tượng” truyền cảm hứng về sự ngay thẳng, can đảm, kỷ luật nhưng cũng rất nhân ái.
Ngày 27/12/1988, bà Khin Kyi qua đời. Aung San Suu Kyi, sau 16 năm yên phận làm vợ, làm mẹ, làm chủ một gia đình nhỏ hạnh phúc tại Anh, đã thề sẽ trở về Myamar, quyết tâm theo bước chân cha mẹ mình để phục vụ tổ quốc dù có phải hy sinh. “Tôi sẽ không bao giờ được phép quên tôi là con gái của ai”. Đó cũng là thời điểm bà Aung San Suu Kyi buộc phải thể hiện điều mà bà đã nói với bạn bè ngày còn ngồi trên giảng đường.
Bà Aung San Suu Kyi cùng chồng và con trai thời trẻ
Lời cầu hôn trên đỉnh núi tuyết phủ
Lật lại chuyện tình của bà Aung San Suu Kyi, nhiều nhà nghiên cứu đã phải thốt lên rằng tình yêu của nữ chính trị gia Myamar lãng mạn và bi hùng không kém một thiên tình sử nổi tiếng nào.
Đó là chuyện tình giữa một cô gái châu Á năng động, sinh ra trong một gia đình dòng dõi và một chàng trai phương Tây say mê văn hóa phương Đông. Họ gặp nhau lần đầu năm 1964 khi Aung San Suu Kyi đang là sinh viên năm đầu tại Oxford. Với Michael Aris, đó là một mối tình sét đánh. Người đàn ông phương Tây đã bị mê hoặc cô sinh viên bé nhỏ, trầm lặng, tóc đen, luôn vận trang phục truyền thống của Myanmar với bông hoa cài trên tóc.
Chuyện tình của họ cứ diễn ra êm đềm suốt 4 năm và kết thúc bởi màn cầu hôn không thể lãng mạn hơn trên một đỉnh núi tuyết phủ của vương quốc Bhutan năm 1972. Giữa mây trời, Aung San Suu Kyi nghẹn ngào nói lời đồng ý, nhưng cũng bởi niềm đau đáu: “Tôi sẽ không bao giờ được phép quên tôi là con gái của ai”, Aung San Suu Kyi vẫn buộc phải “giao ước” với chồng: “Em chỉ xin anh một điều. Nếu có một ngày nào đó dân tộc của em cần đến em, thì em xin anh hãy giúp em làm tròn nhiệm vụ của em. Em chưa đoán được lúc nào sẽ đến, nhưng chuyện đó rất có thể xảy ra” (lời thoại trong phim The Lady – bộ phim về cuộc đời Aung San Suu Kyi). Yêu Aung San Suu Kyi, Michael Aris chấp nhận.
16 năm bên nhau, hạnh phúc của họ êm đềm khi Aung San Suu Kyi tạm thời quên đi nỗi niềm đau đáu ấy để làm tốt thiên chức người vợ, người mẹ. Họ có 2 con trai: Alexander sinh năm 1973 và Kim sinh năm 1977. Dù lớn lên ở Anh nhưng ông bà vẫn dạy dỗ hai con theo phong tục Myamar và hướng dẫn con sống theo tinh thần Phật giáo.
Là người phụ nữ phương Đông, bà Aung San Suu Kyi chăm chút cho chồng con từng bữa ăn ngon, tự tay làm từng công việc nhà nhỏ nhặt. Với ý chí tiến thủ, nên dù bận rộn chuyện chồng con, đã có trong tay tấm bằng danh giá của ĐH Oxford, bà Aung San Suu Kyi vẫn không quên bồi bổ thêm kiến thức cho mình khi tập trung nghiên cứu để lấy bằng thạc sĩ văn học Myanmar tại trường Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi (SOAS), thuộc Đại học London. Thêm vào đó là vô vàn các công việc xã hội.
Video đang HOT
Chuyến bay không hẹn ngày về và món quà không bao giờ đến tay người nhận
Cuộc sống bên chồng con của bà Aung San Suu Kyi cứ diễn ra êm ả suốt 16 năm như thế cho đến một đêm của năm 1988 khi Aung San Suu Kyi bất ngờ nhận tin sét đánh: mẹ bà bị đột quỵ. Là đứa con hiếu thảo, ngay lập tức Aung San Suu Kyi bay từ Oxford về thủ đô Rangoon, Myanmar. Nhưng bà có ngờ đâu, chuyến đi tưởng chỉ để chăm sóc mẹ vài tuần lại trở thành chuyến đi ly biệt, không hẹn ngày về.
Một Rangoon chìm trong hỗn loạn và việc quần chúng đang cần một nhà lãnh đạo cuộc nổi dậy chống lại chế độ độc tài, cùng niềm đau đáu bao năm: “Tôi sẽ không bao giờ được phép quên tôi là con gái của ai”, đã giữ chân Aung San Suu Kyi ở lại Rangoon. Aung San Suu Kyi vẫn nghĩ rằng bà sẽ sớm trở lại Oxford một khi cuộc bầu cử được diễn ra. Michael Aris cũng đến Myanmar để sát cánh bên vợ.
Tuy nhiên, những diễn biến bất ngờ tại Myanmar đã khiến mọi dự định của vợ chồng Aung San Suu Kyi – Michael Aris tan vỡ. Michael Aris bị trục xuất khỏi Myanmar và chỉ có thể dõi theo vợ mình qua tin tức. Tại Myanmar, đường đi nước bước của Aung San Suu Kyi bị quân đội theo sát. Năm 1989, bà bị quản thúc tại nhà rồi bị cô lập. Từ đó, có đến hàng thập kỷ, giữa Aung San Suu Kyi và Michael Aris cùng hai con trai là nghìn trùng xa cách.
Hàng chục năm trời, Aung San Suu Kyi đã không thể tưởng tượng hai cậu con trai của bà lớn lên thành những chàng trai trẻ như thế nào. Hai cậu con trai cũng không thể tưởng tượng nổi mẹ mình có già đi nhiều không. Còn với Michael Aris, hai lần gặp mặt ngắn ngủi trong khoảng thời gian 10 năm trời không thể làm vơi đi nỗi nhớ vợ ngút ngàn. Michael Aris chỉ có thể làm vơi nỗi nhớ ấy bằng treo khắp trong nhà những bức ảnh và giải thưởng của vợ. Rồi, để người bạn đời mau trở về, nhà sử học đã âm thầm thực hiện chiến dịch thiết lập Aung San Suu Kyi như là một biểu tượng quốc tế để quân đội Myanmar không dám hãm hại.
Nhưng, khi mọi sự còn chưa thành, Michael Aris phát hiện ông bị ung thư giai đoạn cuối. Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, Michael hơn 30 lần nộp đơn xin visa vào Myanmar để được gặp mặt vợ lần cuối nhưng đều bị từ chối. Cả Giáo hoàng John Paul II và Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ra tay can thiệp nhưng thất bại.
Quân đội Myanmar ra điều kiện: Aung San Suu Kyi có thể trở về Oxford để nói lời vĩnh biệt chồng nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc bà sẽ bị lưu đày vĩnh viễn khỏi đất mẹ. Aung San Suu Kyi buộc phải đứng trước sự lựa chọn sinh tử: gia đình và tổ quốc. Nhưng Michael Aris lại nghĩ vợ ông không cần thiết phải lựa chọn. Trong cuộc điện thoại với Aung San Suu Kyi, Michael Aris khăng khăng bà không cần cân nhắc việc trở về, rằng cái đích lớn nhất là làm tròn những gì cha mẹ bà đã từng gửi gắm.
Đến mức này, Aung San Suu Kyi hiểu rằng điều duy nhất bà có thể làm là: mặc chiếc váy có màu sắc chồng bà yêu thích nhất, cài một bông hồng lên tóc và đi đến Đại sứ quán Anh để quay đoạn phim từ biệt chồng mình, nói với ông rằng chính tình yêu của ông đã là điểm tựa cho bà. Đoạn phim được lén đưa ra khỏi Myanmar. Nhưng, điều đau đớn với Aung San Suu Kyi là khi đoạn phim đến được Oxford, Michael Aris đã mất cách đó hai ngày. Ông đã không được nhìn thấy mặt cũng không nghe được những lời cuối cùng của người vợ mà ông thương nhớ./.
Hà Anh
Theo_VOV
Bà Aung San Suu Kyi: Con gái anh hùng thành "mẹ" Myanmar
Bà là biểu tượng sống của cuộc vật lộn dai dẳng tìm kiếm dân chủ, đồng thời là nữ chính trị gia được người dân Myanmar gọi trìu mến là mẹ Suu.
Viết về Aung San Suu Kyi, báo The Time của Anh khẳng định: đó là một người con gái của vị anh hùng dân tộc trở thành "mẹ" của quốc gia.
Trước ngưỡng cửa làm nên lịch sử
Những diễn biến trong cuộc bầu cử được gọi là cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên trong một phần tư thế kỷ qua của Myanmar lần này cho thấy bà Aung San Suu Kyi và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của nữ chính trị gia 70 tuổi này đang đứng trước ngưỡng cửa làm nên lịch sử. Và đây không phải lần đầu tiên.
Chiều 10-11, bà Aung San Suu Kyi tuyên bố đảng của bà giành khoảng 75% trong tổng số 664 ghế Quốc hội. Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy đảng NLD giành chiến thắng áp đảo trước đảng cầm quyền. Tuy nhiên kết quả cuối cùng chỉ được công bố trong vài ngày tới.
Nhiều người tin rằng cuộc tổng tuyển cử này sẽ kết thúc nhiều thập kỷ quân đội cầm quyền, đồng thời củng cố hy vọng về một kỷ nguyên mới cho đất nước đang trong giai đoạn cải cách mở cửa ban đầu này.
Con gái của vị anh hùng dân tộc
Sự ủng hộ của người dân Myanmar dành cho bà Suu Kyi một phần nhờ người cha vĩ đại của bà - tướng Aung San, vị anh hùng được mệnh danh là cha đẻ của nền độc lập Miến Điện (nay là Myanmar). Ông đã đấu tranh đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh và phát xít Nhật.
Tướng Aung San đã bị ám sát vào năm 1947 khi bà Suu Kyi mới ở tuổi lên 2. Cuộc đời của nữ chính trị gia từng được vinh danh giải Nobel hòa bình này phần lớn đều trải qua ở nước ngoài, được giáo dục ở những trường học ở Ấn Độ và sau đó là Đại học Oxford ở Anh.
Bà Suu Kyi trên ngọn núi phủ tuyết trắng ở Bhutan năm 1971. Ảnh trong album gia đình do báo Guardian đăng tải
Bà Suu Kyi trên lưng một con la trên ngọn núi ở Bhutan năm 1971. Ảnh trong Album gia đình do báo Guardian đăng tải.
Từ năm 1973 tới 1988, bà Aung San Suu Kyi dành toàn bộ thời gian và tâm sức cho gia đình nhỏ ở Oxford. Ảnh trong Album gia đình do báo Guardian đăng tải.
Bước chân vào con đường chính trị
Điều đáng chú ý là bà chưa bao giờ tìm đường dấn thân vào chính trị. Tưởng như đã yên vị trong vai trò người phụ nữ của gia đình trong tổ ấm nhỏ của mình ở Anh. Sự nghiệp chính trị dường như tự tìm tới bà khi bà quay trở về Myanmar vào năm 1998 sau khi mẹ của bà bị đột quỵ. Lúc bấy giờ Myanmar đang bị chia rẽ trong một cuộc chiến giữa một bên là chính quyền quân sự, bên còn lại là các sinh viên, trí thức.
Người phụ nữ có thân hình nhỏ bé này đã chứng kiến sự đổ máu của hàng ngàn người biểu tình trong biến cố ngày 8-8-1988. Bà tuyên bố, cha mẹ bà đã dành cuộc đời cho người dân Myanmar và bà cũng sẽ đi theo con đường đó.
Vào cuối tháng 8-1988, giữa nửa triệu người ủng hộ tại quảng trường chùa Shwedagon Pagoda, bà Suu Kyi phải có một chính quyền dân chủ và thành lập đảng NLD với chủ trương đấu tranh ôn hoà, bất bạo động. Năm 1990, đảng NLD non trẻ của nữ chính trị gia này giành chiến thắng với 59% số phiếu bầu và 80% số lượng ghế trong Quốc hội Myanmar. Tuy nhiên, kết quả này không đưa bà lên làm lãnh đạo đất nước mà lại bị chính quyền quân sự Myanmar tạm giam tại nhà trong gần như 20 năm sau đó.
Tuy nhiên, cuộc sống bị giam lỏng không ngăn được ý chí của nữ chính trị gia này. Theo CNN, bà được ví như Nelson Mandela (người đã phải trải qua 27 năm tù ngục vì đấu tranh chấm dứt nạn diệt chủng apartheid ở Nam Phi trước khi lên làm Tổng thống nước này) của Myanmar.
Năm 1991, bà Suu Kyi được vinh danh giải Nobel Hòa bình vì nỗ lực dân chủ hóa Myanmar. Đến năm 2012, giải thưởng mới tới được tay bà. Đó cũng là năm đảng NLD của bà được phép tham gia một cuộc bầu cử phụ sau khi nữ chính trị gia này được trả tự do 2 năm trước đó.
Tại sao bà Suu Kyi chưa tới được ghế tổng thống?
Dù cho NLD thắng cử, bà Suu Kyi cũng không có chỗ trên chiếc ghế tổng thống bởi hiến pháp quân sự nước này cấm bất cứ ai có dính líu với các thành gia đình nước ngoài đảm nhận vị trí này. Hiến pháp cũng quy định quốc hội sẽ chọn tổng thống kế nhiệm.
Người chồng quá cố của bà Suu Kyi - ông Michael Aris, một sử gia người Anh qua đời năm 1999 khi bà đang bị giam lỏng. Hai đứa con của họ đều mang quốc tịnh Anh.
Bà Suu Kyi và chồng Michael Aris kết hôn năm 1972. Ảnh trong album gia đình do báo Guardian đăng tải.
Bà Suu Kyi trong chiếc váy cưới ở tuổi 26. Ảnh trong album gia đình do báo Guardian đăng tải.
Bà Suu Kyi và 2 cậu con trai năm 1980. Ảnh trong album gia đình do báo Guardian đăng tải.
Được biết ông Michael bị chuẩn đoán mắc ung thư vào năm 1997 nhưng bà Suu Kyi không được gặp chồng trong khoảng thời gian cuối đời của ông, vì chính quyền quân sự của Myanmar không cấp thị thực cho ông. Trong khi đó, bà Suu Kyi cũng thừa biết nếu bà sang Anh thăm chồng, bà sẽ không thể quay trở về Myanmar.
Bà Suu Kyi cùng chồng - Michael Aris và con trai về thăm mẹ ở Myanmar năm 1974. Ảnh trong album gia đình do Guardian đăng tải.
Chồng của bà Aung San Suu Kyi, ông Michael Aris là một học giả và chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Tây Tạng và Himalaya. Ảnh trong album gia đình do báo Guardian đăng tải
Ông Michael trong một bức ảnh ở Bhutan. Ảnh trong album gia đình do báo Guardian đăng tải.
Thông điệp đơn giản
"Nếu chúng tôi thắng và NLD thành lập chính phủ, tôi sẽ đứng trên cả tổng thống. Đó là thông điệp cực kỳ đơn giản" - bà Suu Kyi nói trong cuộc họp báo ở Yangon hồi đầu tháng 11.
Một số người cho rằng sự cứng rắn của bà Suu Kyi trong những năm qua gây cản trở cho sự tiến bộ ở Myanmar. Nhưng những người ủng hộ bà vẫn dành cho bà sự tin tưởng hết mình.
Đỗ Quyên (Theo CNN, Guardian)
Theo_Người lao động
Chiến lược khuất phục tướng lĩnh của 'Quý bà' Myanmar Sự nhẫn nại được tôi rèn từ những năm tháng bị giam cầm giúp bà Suu Kyi giành chiến thắng vang dội trước quyền lực của các tướng lĩnh quân đội Myanmar. Quý bà San Suu Kyi, người lãnh đạo phong trào dân chủ ở Myanmar. Ảnh: BBC Wai Wai Nu không có ác cảm với nhà hoạt động chính trị từng đoạt...