Đời người được mất cũng đều bằng 0, vậy cớ gì cứ phải nghĩ mãi điều này?
Đời người cứ mãi mỏi mệt là vì cứ mải ganh đua, tranh giành lẫn nhau, thế nhưng được mất hơn thua rốt cuộc cũng chỉ là con số 0.
ảnh minh họa
Trong thế giới ồn ào này, người ta lừa gạt, oán trách nhau, đố kỵ nhau đều là kết quả của sự tranh giành. Công khai tranh giành, âm thầm tranh giành, tranh giành lợi ích lớn, tranh giành lợi ích nhỏ, hôm qua tranh giành, hôm nay tranh giành. Rốt cuộc, suy cho cùng, “tranh giành” cũng chỉ để thỏa tâm ích kỷ mà thôi.
Khi tấm lòng rộng mở một chút sẽ không còn chỗ cho tranh giành tồn tại. Xem nhẹ “được và mất” một chút, tranh giành sẽ tan biến. Mục tiêu giảm bớt đi một chút, tranh giành sẽ không trỗi dậy. Xem nhẹ tâm danh lợi đi một chút, tranh giành sẽ không còn.
Trong cuộc sống, có thể có vô số lý do để không tranh giành, nhưng chính vì dục vọng đã khiến cho mỗi người trở thành một chú “sư tử” đói nằm trong bụi cỏ, kìm nén không được.
Một khi tranh giành được “quyền và tiền” trong tay thì hạnh phúc sẽ mất đi. Tranh giành được “thanh danh” thì niềm vui cũng sẽ không tồn tại. Những thứ không thuộc về bản thân mà tranh giành được sẽ khiến tâm bất an.
Nói cách khác, những thứ mà con người vắt óc để nghĩ cách tranh giành được, không phải là “hạnh phúc, niềm vui và an tâm”, mà chỉ là “phiền não, thống khổ, thù hận và mệt mỏi” về thể xác và tinh thần.Đối với một điều đang mong đợi, nếu đạt được chắc chắn bạn sẽ thấy hạnh phúc, nhưng nếu thất bại hẳn là bạn sẽ thấy vô cùng đau khổ. Mức độ cảm nhận của niềm vui và thất bại luôn tương đương nhau.
Có người có tiền tài nhưng lại thiếu sức khỏe, gia đình hoặc tình yêu; Có người sự nghiệp, thành tích không quá cao nhưng chất lượng cuộc sống, sức khỏe lại vô cùng tốt. Có những điều thoạt nghĩ ta sẽ thấy thiếu sự công bằng, nhưng thực tế nó lại rất công bằng với tất cả mọi người.
Có người cho rằng người có tiền luôn rất hạnh phúc, nhưng thực tế đây là một quan niệm sai lầm. Một người nghèo sẽ tìm được niềm vui chỉ với vài trăm đồng, nhưng khi có nhiều tiền rồi, anh ta sẽ phải tiêu gấp hàng chục lần mới thấy được niềm vui. Khi sở thích của bạn thay đổi, cảm nhận của bạn với mọi vật cũng sẽ thay đổi theo; Khi bạn càng nhiều tiền, giá trị đồng tiền sẽ càng giảm; Khi bạn đang đói, một miếng ăn nhỏ đã làm bạn hài lòng, nhưng khi bạn no, bạn sẽ không còn thấy vị ngon của đồ ăn nữa.
Người nhiều tiền lo bị trộm, bị cướp; Nhà rộng lo quét dọn; Ăn nhiều sợ béo, ăn ngon quá lại sợ chết. Chúng ta có thể thấy, người có tiền bây giờ toàn ăn những đồ như rau xanh, hoa quả, hạt ngũ cốc, uống nước rau dại, nước tiểu mạch v.v. – đây đều là những đồ ăn xưa kia của người nghèo hoặc động vật.
Video đang HOT
Sự có mặt của mỗi người trong cuộc đời này là để thử nghiệm cuộc sống, có thể họ sẽ khác nhau về tiền tài, địa vị nhưng trải nghiệm về hạnh phúc, niềm vui thì đều như nhau. Thế nhưng, niềm vui của người có tiền sẽ khá phức tạp, niềm vui của người nghèo đơn giản hơn rất nhiều. Đồng thời, người có đến mấy bạn trai, bạn gái không chắc đã hạnh phúc bằng người chỉ chung thủy với một người mà thôi.
Khi bạn vui vẻ, nỗi buồn sẽ phải đứng sang bên mà ngắm nhìn; Nhưng khi bạn đau khổ, niềm vui sẽ đến thật bất ngờ. Đến một ngày, bạn sẽ nhận ra rằng, những giây phút vui, giây phút buồn sẽ luôn cân bằng nhau.
Niềm vui và nỗi buồn có thể đến sớm với người này, đến muộn với người khác; có người mất nó trước, có người mất nó sau nhưng tổng thể nó là một lượng không đổi. Bạn đã từng vui thế nào thì buồn bạn cũng sẽ nhận một lượng bằng như thế. Đến khi chết, mọi việc đều như nhau.
Cái chết sẽ làm cân bằng cuộc sống. Khi chết, sẽ không còn phân biệt kẻ giàu người nghèo, không thể nói người giàu sẽ chết thoải mái hơn, còn người nghèo chết khổ hơn. Có người khi sống đạt được 10 phần thì khi chết đi anh ta cũng sẽ mất đi 10 phần, mười phần đó là phần đau khổ. Đây là điều công bằng tuyệt đối.
Có người đạt được 3 phần, có người đạt được 7 phần; Có người có trước, người có sau, có người không có được gì.
Người có trước có khi bị mất đi trước, người có sau sẽ mất đi sau, người không có sẽ không bị mất. Tổng số sẽ luôn không đổi, vì thế sống trên đời không nên tính toán quá, không cần phải cố ý bận tâm, hãy cứ vui cố gắng trải nghiệm hết cuộc đời này để không phải hối tiếc.
Theo Phunutoday
Đâu là những nỗi khổ lớn của đời người?
Đời người, niềm vui và nỗi buồn luôn luôn song hành tồn tại, ai cũng phải trải qua, không có ai là ngoại lệ. Vậy đâu là những nỗi khổ lớn của đời người?
Cho nên, mỗi khi nhìn lại, phát hiện ra mình đã già đi thì trong tâm sẽ phảng phất nỗi buồn.
Nỗi khổ thứ nhất của đời người: Sinh
Nhà Phật cho rằng thế giới thực tại là khổ. Chúng ta sinh sống trên thế gian, bản thân là khổ. Sống sống chết chết không biết lúc nào kết thúc? Thống khổ nguyên ở bản thân chúng ta. Cho nên, con người khi hạ sinh, lần đầu tiên cất tiếng chính là tiếng khóc.
Ai cũng hiểu sinh, lão, bệnh, tử sẽ đến trọn một kiếp người. Làm thế nào để có thể thản đãng đón nhận, sống mà bình yên thuận theo quy luật nhân-quả? (Ảnh: Liễu Minh/ Đại Kỷ Nguyên)
Nỗi khổ thứ hai của đời người: Lão
Tuổi thanh xuân của mỗi người đều nhanh chóng trôi qua và biến mất, ẩn sâu vào những vết nhăn hằn trên cơ thể. Đồng thời tồn tại với sự sống là cái chết. Bản thể của mỗi người cũng đều trải qua quá trình sinh ra và chết đi.
So với ngày hôm qua, ngày hôm sau ai cũng đều phải già đi cho dù chúng ta không nhìn rõ được sự lão hóa này bằng mắt thường. Người bình thường không cách nào có thể khống chế và làm thay đổi được quá trình này.
Nỗi khổ thứ ba của đời người: Bệnh
Bên nhà Phật có câu rằng, trời không đo được gió và mây, người sớm tối có họa phúc, không thể dự liệu. Bệnh tật là nỗi khổ của đời người, ai ai cũng sẽ phải trải qua. Cho dù là ngày hôm nay khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhưng ngày mai cũng khó có thể biết trước được.
Nỗi khổ thứ tư của đời người: Tử
Phật gia cho rằng, chết là không đáng sợ như con người vẫn tưởng tượng. Bởi vì họ cho rằng, cái chết là khởi đầu của một sinh mạng mới. Luân hồi là để một sinh mệnh mới được ra đời. Nhưng sự lưu luyến, không muốn rời xa lúc con người chết đi chính là nỗi khổ.
Nỗi khổ thứ năm của đời người: Yêu thương phải chia lìa
Con người yêu thương nhau là truy cầu sự dung hợp. Yêu Thượng Đế là theo đuổi sự thống nhất hòa hợp về tinh thần. Nhưng tình yêu thương vốn cũng bao hàm sự thống khổ. Chính là bởi vì con người một khi yêu thương thì sẽ khó chấp nhận sự chia cách, chia ly. Cho nên, từ xa xưa người ta đã phải thốt lên rằng: "Hỏi thế gian tình là chi, mà khiến cho người ta phải thề nguyền sống chết?"
Nỗi khổ thứ sáu của đời người: Oán hận lâu dài
Con người ai cũng sống trong yêu thương, ân oán, nhưng lại không mấy ai hiểu được rằng, oán hận người bao nhiêu thì bản thân sẽ tổn thương bấy nhiêu. Càng yêu thương thì người ta càng oán hận, cho nên chính ham mê và tư dục là nguyên nhân của oán hận.
Nỗi khổ thứ bảy của đời người: Cầu mà không được
Một khi truy cầu không được, người ta dám làm nhiều việc xấu để đạt được và họ càng bị tổn thương, họ càng rơi vào thống khổ.
Bên Phật gia cho rằng, dục vọng của con người giống như một sợi dây cao su kéo căng. Một khi tìm không được điều mình đang truy cầu thì sẽ bật ngược trở lại bắn vào làm tổn thương mình, từ đó mà thống khổ. Càng truy cầu nhiều thì người ta càng thống khổ bởi vì những thứ con người truy cầu là vô cùng nhiều nhưng những thứ mà con người đạt được là phải dựa vào phúc báo của bản thân mới có được.
Cuộc sống vốn định ra cân bằng, con người luân hồi vì đức-nghiệp, nên đoạt được rồi cũng sẽ mất theo quy luật nhân-quả. Thuận theo an bài, chỉ làm điều tốt, không làm điều xấu, ấy mới là sống thuận theo quy luật vũ trụ.
Nỗi khổ thứ tám của đời người: Bị mê lạc bởi những điều thấy được
Con người một khi nghe thấy, nhìn thấy, gặp phải, cảm nhận được đủ loại hình tượng, sự vật, con người trong cuộc sống liền khiến bản thân bị mê lạc mà lâm vào thống khổ. Người bình thường chúng ta thông thường dễ bị những biểu hiện bề ngoài mê hoặc cho nên bị hãm sâu vào trong đó mà không thoát ra được.
"Sinh, lão, bệnh, tử" là quy luật tự nhiên, mỗi người chúng ta đều phải trải qua cho nên chỉ có thể dùng tâm thái thản nhiên mà tiếp nhận. Lạc quan, không sợ sệt, sẽ khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều! Yêu thương ly biệt cũng là một việc sẽ xảy ra trong cuộc đời. Thân nhân chia lìa, bạn bè ly biệt đều là những chuyện khiến con người thống khổ nhưng là điều hiển nhiên trong cuộc sống, chi bằng hãy biến khoảng thời gian ở bên nhau trở nên xinh đẹp để sau này không phải tiếc nuối?
Cuộc sống của mỗi người đều khó có thể hoàn mỹ nhưng cũng không phải hoàn toàn là bi thảm. Có thể điều chỉnh tốt tâm thái của mình, vui vẻ sống, biết rõ điều gì nên tiếp nhận điều gì nên buông, mục đích cuộc đời mình theo đuổi, cuộc sống của bạn sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều!
Theo Phununews
Duyên phận chưa tới, đừng cố tìm! Ai rồi cũng sẽ tìm thấy nửa kia của mình dù sớm hay muộn. Đi tìm tình yêu giống như biết điểm đến mà không biết đường đi vậy. Sẽ lạc trong một thế giới rộng lớn không có google maps, không internet... Mọi người đều nói: Đời người, giống như ly cà phê, thêm một chút sữa sẽ ngọt ngào vô cùng....