Đội ngũ ông Trump đang “giăng bẫy” ông Biden?
Một nhà phân tích chính sách nhận định, động thái cuối cùng của chính quyền ông Trump được ví như “cái bẫy” với chính quyền ông Biden sắp tới.
Chuyên gia nhận định động thái cuối cùng của chính quyền ông Trump giống như “cái bẫy” với chính quyền sắp tới của ông Biden. Ảnh: NBC News
Hãng NBC News hôm 15/11 đưa tin, trong khi ông Trump tiếp tục phủ nhận kết quả cuộc bầu cử Mỹ năm nay, chính quyền của ông bắt đầu đẩy nhanh việc hoàn tất các quy định mới và các thay đổi chính sách khác trước khi ông Biden nhậm chức. Theo các chuyên gia, các quy định mới khi được hoàn thiện sẽ rất khó có thể bị gỡ bỏ.
3 ngày sau Ngày bầu cử 3/11, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã gửi đề xuất tới Nhà Trắng yêu cầu cho phép các nhà máy chăn nuôi gia cầm tăng tốc độ dây chuyền sản xuất – động thái mà chính quyền của ông Barack Obama trước đây từng phản đối vì lo ngại gây nguy hiểm tới công nhân đóng gói thịt.
Đề xuất này nằm trong số 145 quy tắc mà Văn phòng quản lý ngân sách của Nhà Trắng đang đánh giá như một bước quan trọng trong quy trình xây dựng quy tắc cho các quy định chính.
Các quy định quan trọng khác, được xác định là có tác động lớn đến nền kinh tế, môi trường, sức khỏe và an toàn cộng đồng, có thể được Nhà Trắng xem xét trong những ngày tới và có khả năng được hoàn thiện trước khi ông Trump rời nhiệm sở.
Dù khả năng tất cả dự thảo quy định này được hoàn tất trước khi nhiệm kỳ của ông Trump kết thúc là không cao, nhưng một số lượng nhất định vẫn được kỳ vọng sẽ hoàn thiện trước ngày 20/1 năm sau.
Video đang HOT
“Họ đang chạy đua với thời gian. Họ cần phải hoàn thành đúng thời hạn và phải đảm bảo một sự tập trung nhất định để có thể vượt qua mọi thách thức pháp lý”, Nicolas Loris, nhà kinh tế học chuyên nghiên cứu về vấn đề năng lượng và môi trường, thuộc công ty tư vấn Heritage Foundation (Mỹ), nhận định.
Các quy định đang được phát triển bao gồm nhiều chính sách mà chính quyền ông Biden có thể sẽ phản đối như giới hạn mới về thời hạn thị thực sinh viên nước ngoài; các hạn chế đối với việc sử dụng nghiên cứu khoa học của Cơ quan Bảo vệ Môi trường…
“Họ rõ ràng là đang chạy đua với thời gian. Chính quyền ông Trump quyết định xoa dịu ngành chăn nuôi gia cầm và họ đang cố làm điều đó ở ‘phút cuối’, rất khẩn trương”, theo Deborah Berkowitz, chuyên gia tại Dự án Luật Việc làm quốc gia – nhóm nghiên cứu và vận động bảo vệ người lao động.
Nhà Trắng chưa bình luận về vụ việc. Nhưng Bộ Nông nghiệp Mỹ phủ nhận họ đang gấp rút đưa ra các quy định mới vì các đề xuất đang được xem xét này đã được công khai trong nhiều năm.
“Chúng tôi đã tuyên bố nhiều lần rằng một quy định về việc tăng tốc độ dây chuyền sản xuất tại các nhà máy chăn nuôi gia cầm sắp được áp dụng”, USDA tuyên bố, chỉ ra các nỗ lực trước đó của chính quyền ông Trump nhằm xây dựng quy định này. “Nhiều người gọi việc này là ‘midnight rule-making’ – ám chỉ các quy định không chính thức được các cơ quan liên bang chấp nhận vào cuối nhiệm kỳ của một tổng thống. Điều này là vô lý và không đúng sự thật”.
Ngành công nghiệp gia cầm, vốn đã thúc đẩy việc tăng tốc độ dây chuyền sản xuất kể từ khi chính quyền của ông Trump bắt đầu làm việc, mô tả sự phát triển mới nhất của quy định là đỉnh cao của một quá trình kéo dài hàng thập kỷ.
“Đây không phải là vấn đề chính trị”, Tom Super, một phát ngôn viên của Hiệp hội Gia cầm Quốc gia cho biết.
Theo NBC News, trong khi hầu hết các mệnh lệnh hành pháp có thể nhanh chóng bị đảo ngược chỉ bằng một nét bút, như ông Biden đã thề sẽ làm, các quy định một khi đã hoàn thiện sẽ khó bị loại bỏ hơn. Khi một quy định được chính thức công bố trong Sổ đăng ký liên bang, muốn đảo ngược nó cần phải có quyết định của tòa án hoặc một quy trình rất tốn công sức.
Quốc hội Mỹ có khả năng đảo ngược các quy định nhanh hơn bằng cách áp dụng Đạo luật xem xét quốc hội (CRA) – như các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từng làm để đảo ngược một loạt quy định dưới thời ông Obama khi chính quyền ông Trump bắt đầu nắm quyền. Nhưng khả năng này sẽ khó xảy ra hơn nếu đảng Cộng hòa vẫn giữ quyền kiểm soát Thượng viện sau ngày 5/1 năm sau.
“Điều này tạo ra một rào cản lớn cho chính quyền kế tiếp. Ngay cả khi nó chưa có hiệu lực, việc đảo ngược một quy định sau khi nó được công bố sẽ khó khăn hơn rất nhiều”, Shev Dalal-Dheini, giám đốc vấn đề quan hệ chính phủ, thuộc Hiệp hội Luật sư nhập cư Mỹ, nhận định.
“Chúng giống như những cái bẫy giăng sẵn vậy”, James Goodwin, nhà phân tích chính sách của Trung tâm Cải cách Tiến bộ – một nhóm ủng hộ tự do, nhận định. “Bạn phải tìm ra tất cả và xóa bỏ khả năng gây hại của chúng, nếu không chương trình nghị sự của bạn sẽ không thể phát triển”.
Jack Beermann, giáo sư và chuyên gia luật hành chính tại Đại học Boston (Mỹ), cho rằng việc xây dựng quy định là điều hiển nhiên để đẩy nhanh quá trình kết thúc một chính quyền, nhất là dưới thời tổng thống một nhiệm kỳ.
“Mọi người có xu hướng nghĩ điều đó là không hay, nhưng trong hầu hết bộ máy chính quyền, đại đa số các quy định này là thông lệ. Mọi người đều muốn hoàn thiện công việc trước khi họ hết nhiệm kỳ”, Beermann nói.
Nhưng một số quy định gây ra nhiều tranh cãi, ví dụ các quy định phức tạp về môi trường hoặc an toàn lao động được đưa ra vào cuối nhiệm kỳ của tổng thống Barack Obama. Khi ông Obama ban hành một loạt các quy định như vậy vào cuối nhiệm kỳ năm 2016, đảng Cộng hòa lập tức tuyên bố sẽ bãi bỏ nhiều quy định trong số này thông qua CRA và đã thành công khi ông Trump nhậm chức.
Các quy định đang được Nhà Trắng xem xét còn bao gồm một số đề xuất với sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng, bao gồm một yêu cầu mới cho tất cả nhà ở được liên bang trợ cấp là phải có máy dò khí carbon monoxide (CO). Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị Mỹ tuyên bố hồi tháng 4/2019 rằng sẽ soạn thảo quy định có yêu cầu mới này sau cuộc điều tra của NBC News về các ca tử vong do khí CO trong nhà ở công cộng.
Các quan chức trong bộ máy quản lý của ông Trump nhấn mạnh họ đang tuân thủ quy trình xây dựng quy định thông thường. Theo luật định, các quy định được đề xuất phải được công khai để lấy ý kiến công chúng và để cơ quan quản lý trả lời các ý kiến đó trước khi làm các bước tiếp theo. “Thật sai trái và nực cười khi bất kỳ quy định nào được công bố mà không công khai để công chúng giám sát”, USDA tuyên bố.
Có những bước mà các nhánh hành pháp có thể thực hiện để tăng tốc quá trình, ví dụ, rút ngắn khoảng thời gian tiếp nhận ý kiến người dân từ 60 ngày xuống còn 30 ngày. Tuy nhiên, việc không tuân thủ quy trình xây dựng quy định thích hợp có thể khiến các quy định đó gặp phải các thách thức pháp lý nghiêm trọng và chính quyền ông Trump hiểu rất rõ điều này.
Bang Wisconsin sẵn sàng kiểm phiếu lại, hé lộ chi phí 'khủng' ông Trump phải trả
Người đứng đầu Ủy ban bầu cử Wisconsin (WEC), Mỹ cho biết bang này đang gấp rút kiểm tra kết quả kiểm phiếu tổng tuyển cử và chuẩn bị cho khả năng tái kiểm phiếu theo yêu cầu của đương kim Tổng thống Donald Trump.
Hãng tin Fox trích dẫn lời Chủ tịch WEC Meagan Wolfe thông báo, tính đến ngày 13/11, 55 trong tổng số 72 hạt của Wisconsin đã hoàn tất quá trình tái kiểm duyệt kết quả kiểm phiếu tổng tuyển cử. Hạn chót để tất cả các hạt hoàn thành quá trình này là ngày 17/11.
Các nhân viên WEC đang kiểm tra phiếu bầu gửi qua thư. Ảnh: AP
Theo luật, Tổng thống Trump có thể yêu cầu kiểm phiếu lại sau thời điểm trên vì kết quả phiếu bầu cho mình chênh lệch 1% so với đối thủ. Bà Wolfe nói, các quan chức bầu cử trên toàn bang đang chờ quyết định cuối cùng về việc kiểm phiếu lại.
Tuy nhiên, lãnh đạo WEC nhấn mạnh, năm nay, do chênh lệch phiếu bầu giữa hai ứng viên lớn hơn 0,25% nên ông Trump sẽ phải trả phí kiểm đếm lại phiếu cử tri nếu yêu cầu quá trình này. (Wisconsin quy định nếu tỉ lệ chênh lệch phiếu dưới 0,25% thì bang sẽ đứng ra trả phí tái kiểm đếm).
Theo AP, ông Trump để mất Wisconsin về tay ứng viên Dân chủ Joe Biden. Trong đó, với 99% số phiếu đã được kiểm, lãnh đạo Nhà Trắng giành được 48,9% phiếu ủng hộ, kém đối thủ Biden 0,7% hay chính xác là 20.540 phiếu. AP và các báo đài lớn khác của Mỹ đã công bố tên người chiến thắng ở bang chiến địa có 10 phiếu đại cử tri này là ông Biden.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump kiên quyết không nhận thua và tuyên bố sẽ kiện đòi kiểm phiếu lại tại Wisconsin, viện dẫn lí do đã xảy ra gian lận bầu cử.
WEC cho hay, chi phí cho việc kiểm phiếu lại tại bang này trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 lên tới hơn 2 triệu USD. Chi phí cho quá trình năm nay chắc chắn sẽ biến động nhiều do bối cảnh dịch bệnh hoành hành.
Ông Trump hé lộ kế hoạch nhận thua, tái tranh cử Tổng thống Donald Trump cho biết, nếu đối thủ Joe Biden chính thức được xác nhận là người chiến thắng, ông có thể công bố kế hoạch tranh cử vào Nhà Trắng năm 2024 ngay sau đó. Ông Trump hé lộ kế hoạch nhận thua, tái tranh cử. Ảnh: NY Tímes Tổng thống Donald Trump được cho là đã nói với một số...